Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Tháng 2/2024, nhập khẩu ngô của Việt Nam giảm về lượng và kim ngạch Argentina là 1 trong 5 thị trường chính cung cấp ngô cho Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt trên 6,93 triệu tấn, trị giá trên 1,72 tỷ USD, giá trung bình 247,4 USD/tấn, tăng 29,5% về lượng, tăng 0,07% kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 8/2024 đạt 1,19 triệu tấn, tương đương 284,44 triệu USD, giá trung bình 239,2 USD/tấn, tăng 33,3% về lượng, tăng 32,6% kim ngạch nhưng giá giảm 0,5% so với tháng 7/2024; so với tháng 8/2023 thì tăng 10,7% về lượng, nhưng giảm 8,3% về kim ngạch và giảm 17,1% về giá.

Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại
Việt Nam đã chi hàng tỷ để nhập khẩu ngô các loại, mua từ thị trường nào nhiều nhất. Ảnh minh họa

Achentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 58,3% trong tổng lượng và chiếm 57% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt trên 4,04 triệu tấn, tương đương gần 978,45 triệu USD, giá 241,9 USD/tấn, tăng 106,5% về lượng, tăng 57,9% kim ngạch nhưng giảm 23,5% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,79 triệu tấn, tương đương 453,89 triệu USD, giá 253,9 USD/tấn, chiếm 25,8% trong tổng lượng và chiếm 26,5% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 18,9% về kim ngạch và giá giảm 22% so với 8 tháng đầu năm 2023.

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Nhập khẩu ngô 8 tháng đầu năm 2024. (Tính toán theo số liệu Tổng cục Hải quan). Nguồn Vinanet

Tiếp đến thị trường Lào 8 tháng đầu năm 2024 đạt 74.589 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, giá 249,9 USD/tấn, chiếm trên 1% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 23,5% về lượng, nhưng giảm 11,7% về kim ngạch và giá giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ 8 tháng đầu năm nay giảm rất mạnh, giảm 99,78% về lượng và giảm 98% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2.571 tấn, tương đương 6,88 triệu USD.

Hiện, Việt Nam phụ thuộc đến gần 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương… từ các nguồn nhập khẩu. Trong đó, ngô là một trong những nguyên liệu được Việt Nam tăng cường nhập khẩu.

Đây là nước trồng ngô biến đổi gen với diện tích lớn và chất lượng cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Đặc biệt với chất lượng vượt trội, khi đưa những giống ngô này vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng sẽ cho chất lượng tốt hơn. Ví dụ, năng suất ngô của Việt Nam chỉ 4,8 tấn/ha nhưng của các nước sử dụng nguồn giống chuyển gen, năng suất tới 9 tấn/ha.

Ngoài chất lượng, giá rẻ, doanh nghiệp Việt ưa nhập khẩu ngô còn do tính chất hàng hóa của các nước xuất khẩu cao nên có thể nhập được với số lượng lớn. Trong khi hiện Việt Nam không chỉ cần ngô để sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà ngay ngành thủy sản cũng cần ngô biến đổi gen để sản xuất thức ăn cho tôm, cá.

Việc nhập khẩu một lượng lớn ngô về làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã khiến cho nhiều người tiếc nuối vì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng tỷ USD mua ngô.

Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử