Năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng đến mục tiêu 54 tỷ USD
Xuất nhập khẩu 30/12/2022 16:21 Theo dõi Congthuong.vn trên
Năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 53,22 tỷ USD Năm 2023, kỳ vọng sự 'bùng nổ' xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc |
Chia sẻ tại buổi họp báo thông tin về Kết quả công tác năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 30/12, ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - cho biết, trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao, đơn hàng giảm do lạm phát tại các nước, năm 2022, lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn thể hiện vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, ghi dấu những bứt phá về xuất khẩu nông sản. Điều này thể hiện những nỗ lực vươn lên thích ứng an toàn linh hoạt sáng tạo của toàn ngành để vượt qua những khó khăn và thách thức…
![]() |
Họp báo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Thị trường tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản phẩm, trong đó chú trọng thị trường trong nước và kịp thời tháo gỡ nhiều rào cản thương mại, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục mới.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt 53,2 tỷ USD với thặng dư thương mại là 8,5 tỷ; có 11 sản phẩm hơn 1 tỷ USD, trong đó có 2 sản phẩm mới đó là phân bón và thức ăn và nguyên liệu thức ăn. Ngành có 7 sản phẩm/nhóm sản phẩm kim ngạch trên trên 3 tỷ USD là: gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; cà phê; gạo; cao su; rau quả; hạt điều.
Ông Nguyễn Văn Việt đánh giá, năm 2023 dự báo nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: áp lực lạm phát và chi phí sản xuất tăng mạnh; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng mới; đặc biệt là tác động từ xung đột Nga – Ukraine...
Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành năm 2023 đạt 3%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là 54 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 78%; ít nhất 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu. Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước.
Đồng thời, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, năm 2022 các chỉ tiêu chính của ngành đều đạt và vượt Chính phủ giao. Đặc biệt, giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) đạt 3,36%, là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Trên cơ sở thành công của năm 2022, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phát huy lợi thế về nông sản và mở cửa thêm các thị trường trong năm 2023. Toàn ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn...
Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường để gia tăng xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cho hàng nông sản Việt Nam. ‘Những con số tăng trưởng và cơ cấu thị trường cho thấy chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp một cách rất rõ ràng. Nền nông nghiệp đang chuyển từ ‘nâu sang xanh’. Trong đó, kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruông; kiểm soát chất lượng phân bón’, ông Phùng Đức Tiến chia sẻ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792 triệu USD

Thị trường xuất khẩu dệt may đang ấm dần

Sơn La: Giải "bài toán” phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới

Quảng Ninh: Không còn tình trạng xuất khẩu tôm hùm ùn ứ ở Móng Cái

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho thị trường Anh
Tin cùng chuyên mục

Đề xuất phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi mang về 2,88 tỷ USD

Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt-Trung (Lào Cai) lần thứ 23: Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới trong tháng 8?

Gỡ khó cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Điểm tên 10 thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam

Xây dựng chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản

Nguồn cung chưa cải thiện, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục được lợi về giá

8 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 880.664 tấn bông các loại

Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ, nhiều doanh nghiệp đàm phán hợp đồng lớn

Đến nửa đầu tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước đạt 464,08 tỷ USD
