Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu lượng gỗ tròn và gỗ xẻ tương đương 6,3 triệu m3 gỗ quy tròn với giá trị gần 2 tỷ USD.
Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi: Tiềm ẩn rủi ro

Luồng cung gỗ nhập khẩu từ vùng tích cực chiếm 65%

Trong báo cáo “Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực hết năm 2022” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Tổ chức Forest Trends vừa công bố cho biết, chỉ trong năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu lượng gỗ tròn và gỗ xẻ tương đương 6,3 triệu m3 gỗ quy tròn với giá trị gần 2 tỷ USD. Trong nhóm gỗ nguyên liệu đầu vào, gỗ tròn và gỗ xẻ vẫn là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất để phục vụ cho nhu cầu chế biến của ngành gỗ.

trách nhiệm giải trình  trong nhập khẩu gỗ tại Việt Nam
Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Ảnh minh họa

Năm 2022, có 41 quốc gia/vùng lãnh thổ tích cực cung hơn 3,8 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ quy tròn cho Việt Nam. Trong cùng năm, 55 quốc gia/vùng lãnh thổ không tích cực (rủi ro) cung hơn 2,5 triệu m3 gỗ tròn và xẻ quy tròn cho Việt Nam.

Xét theo nguồn gốc xuất xứ, luồng cung gỗ tròn và gỗ xẻ từ các thị trường tích cực và rủi ro chiếm trung bình lần lượt khoảng 65% và 35% tổng lượng nhập khẩu về Việt Nam.

Lượng nhập khẩu từ các thị trường tích cực đã tăng liên tục với mức tăng trung bình 5,6% trong giai đoạn trước năm 2022, từ mức 3,52 triệu m3 quy tròn năm 2018 lên 4,15 triệu m3 quy tròn năm 2021. Tuy nhiên, con số này bị sụt giảm mất 7,9% về mức 3,82 triệu m3 trong năm 2022.

Ông Tô Xuân Phúc – Chuyên gia phân tích chính sách - Tổ chức Forest Trends - nhận định, lý do sụt giảm lượng nhập khẩu từ các thị trường tích cực chủ yếu là do thị trường đầu ra xuất khẩu bị co giảm từ nửa cuối năm 2022. Cụ thể, các đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam bao gồm Mỹ, EU do mức lạm phát cao ở các nước này sau khi chiến sự Nga - Ukraina xảy ra khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, làm giảm cầu.

Ngoài ra, do tâm lý doanh nghiệp trước đó cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ khởi sắc trở lại sau đại dịch Covid nên một lượng lớn gỗ nguyên liệu đã được các doanh nghiệp nhập khẩu từ năm 2021 để đón đầu xu hướng. Tuy nhiên, điều này không diễn ra, làm lượng gỗ nguyên liệu tồn trong nước ở mức cao. Hiện tại, các đơn hàng xuất khẩu của ngành gỗ đang giảm 50-60% so với trước đó.

"Nhiều doanh nghiệp dự đoán xu hướng trầm lắng này sẽ tiếp tục kéo dài đến hết quý I, thậm chí là quý II/2024. Nếu dự đoán này chính xác, nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu đối với nhóm gỗ từ các thị trường tích cực vốn chủ yếu dùng để phục vụ chế biến xuất khẩu sẽ tiếp tục sụt giảm trong năm 2023", ông Tô Xuân Phúc cho biết thêm.

Đối với nguồn cung từ các thị trường không tích cực/rủi ro, lượng nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ trong năm 2022 giảm, tuy nhiên, tốc độ giảm thấp hơn nhiều so với luồng nhập khẩu từ các thị trường tích cực. Thị trường nội địa là đầu ra cho hầu hết lượng gỗ rủi ro nhập khẩu. Lượng nhập khẩu gỗ rủi ro giảm ít phản ánh tính ổn định của thị trường nội địa.

Lượng cung gỗ nhập khẩu rủi ro lớn, với nguồn cung, các loài nhập khẩu đa dạng và sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vào khâu nhập khẩu cho thấy các thách thức trong việc kiểm soát hiệu quả luồng cung này hiện tại và trong tương lai.

Giải pháp nào để giảm luồng cung gỗ rủi ro nhập khẩu trong tương lai?

Ngành gỗ đang đối mặt với các khó khăn về thị trường đầu ra sản phẩm và các rủi ro trong khâu nguyên liệu đầu vào. Điều này đòi hỏi Chính phủ và cộng đồng hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành cần có những hành động kịp thời trong thời gian tới để giảm thiểu các khó khăn và rủi ro này nhằm duy trì hoạt động và lấy lại đà tăng trưởng trong thời gian tới.

Ông Tô Xuân Phúc nhận định, đối với gỗ nguyên liệu từ các thị trường tích cực, do phụ thuộc nhiều vào đầu ra xuất khẩu - vốn đang trong giai đoạn trầm lắng - luồng cung này sẽ không dễ dàng mở rộng ngay.

Tại thời điểm này, Chính phủ, đặc biệt là Bộ Công Thương nên hỗ trợ các hiệp hội gỗ để triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, thúc đẩy các kênh kết nối nhằm tìm kiếm cơ hội thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ và EU.

Các doanh nghiệp trong ngành cần duy trì tâm lý tích cực, tận dụng khoảng thời gian này để xem xét, tái cơ cấu lại mô hình kinh doanh hiện tại, qua đó nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội phát triển từ các thị trường mới. Đây là những bước chuẩn bị cần thiết để doanh nghiệp có thể đón nhận tín hiệu tốt của thị trường trong năm 2024.

Hiện tại gỗ nhập khẩu đóng góp một phần quan trọng trong tổng nguồn cung gỗ nguyên liệu của Việt Nam, trong đó khoảng gần 40% nguồn cung nhập khẩu là từ các quốc gia/vùng lãnh thổ rủi ro.

Chuỗi cung gỗ nguyên liệu từ các thị trường rủi ro, đặc biệt là châu Phi, về Việt Nam rất phức tạp. Tính phức tạp được tạo ra bởi nhiều bên trung gian tham gia chuỗi, đặc biệt là từ các công ty nhập khẩu có quy mô nhỏ lẻ tham gia chuỗi, số lượng nguồn cung lớn, thành phần loài nhập khẩu đa dạng, thông tin về các yêu cầu pháp lý liên quan tới các khâu của chuỗi cung cũng như mức độ tuân thủ của các bên tham gia chuỗi từ các quốc gia cung gỗ này hạn chế.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro đối với luồng cung này, Chính phủ Việt Nam cần tăng cường rà soát các chuỗi cung ứng và thiết lập các hoạt động trao đổi thông tin, giao lưu với các doanh nghiệp nhập khẩu nhằm hiểu rõ chuỗi cung ứng và xác định các rủi ro trong chuỗi. Đây sẽ là cơ sở để thiết lập các cơ chế kiểm tra, giám sát chung giữa Việt Nam và quốc gia cung ứng gỗ.

Chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc khả năng tập trung hóa khâu nhập khẩu, chỉ cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu lớn, có uy tín, tuân thủ pháp luật cao làm các đầu mối nhập khẩu thay vì cho phép doanh nghiệp tham gia nhập khẩu tự do như hiện nay.

Chính phủ Việt Nam cũng có thể đề nghị Chính phủ các quốc gia cung gỗ cho Việt Nam cung cấp thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín tại các quốc gia này từ đó kết nối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi xem xét phương án tạo đầu mối các doanh nghiệp nhập khẩu, Chính phủ cần đảm bảo có cơ chế phù hợp để đề phòng tình trạng độc quyền, kiểm soát giá gỗ trong khâu nhập khẩu.

Để giảm luồng cung gỗ rủi ro nhập khẩu trong tương lai cũng cần có các biện pháp thực tế để chuyển đổi luồng cung gỗ rủi ro tại các làng nghề trong nước. Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan hỗ trợ các làng nghề chuyển đổi sang sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ ít rủi ro hơn, bao gồm gỗ rừng trồng trong nước và nhập khẩu từ các vùng địa lý tích cực. "Các cơ chế và chính sách mới cần được đưa ra, tạo môi trường thể chế khuyến khích các hộ làng nghề liên kết với doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm gỗ chuyển đổi, ưu tiên sản phẩm gỗ chuyển đổi của làng nghề trong mua sắm công, thúc đẩy quảng bá sản phẩm gỗ chuyển đổi...", ông Tô Xuân Phúc khuyến nghị.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu ngành cơ khí trên đà phục hồi

Xuất khẩu ngành cơ khí trên đà phục hồi

Theo Tổng cục Thống kê, ngày từ đầu năm hoạt động sản xuất, xuất khẩu công nghiệp, cơ khí trong nước có nhiều điểm sáng trên đà hồi phục nhanh.
Nhà mua hàng đổ về Việt Nam, nông sản đua nhau tăng giá

Nhà mua hàng đổ về Việt Nam, nông sản đua nhau tăng giá

Nhu cầu thị trường lớn khiến giá nhiều mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, rau quả liên tục tăng mạnh ngay trong những tháng đầu năm.
Lý do kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Lý do kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan giữa Việt Nam - Trung Quốc đã kéo dài thời gian thông quan.
Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng 27 lần

Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng 27 lần

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc đạt giá trị gần 29 triệu USD, cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Việt Nam có thể là lựa chọn trở thành nguồn cung hàng dệt may cho nhà nhập khẩu Mỹ, nhưng để trở thành mắt xích quan trọng cần phải lưu ý nhiều yếu tố.

Tin cùng chuyên mục

Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ từ thị trường ngoại khối EU tăng từ 17,13% năm 2022 lên 20,08% trong năm 2023.
Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ. Năm 2023, giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 3.189,9 USD/tấn, tăng 26% so với năm 2022.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn, thu về 7,9 triệu USD giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Năm nay, hồ tiêu, cây gia vị được dự báo được giá. Nâng chất, hướng đến thị trường cao cấp,… là bước đi lâu dài mà các doanh nghiệp đang triển khai, thực hiện.
Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Hiện nay, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn.
Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Sức ép bán hàng ngày càng tăng khi Brazil sắp bước vào thu hoạch niên vụ mới đè nặng lên giá cà phê. Giá cà phê Arabica suy yếu trong khi giá Robusta nhích nhẹ.
Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu sắn thu về 300 triệu USD; chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu gần 30 triệu USD ... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 11-17/3.
Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam đạt mức 3.153 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024.
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

28 dự án với vốn đầu tư 106,63 triệu USD, Trung Quốc chiếm 49,1% về số dự án và chiếm tới 35,5% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trong năm 2023.
Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Khép lại phiên giao dịch 14/3, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc, trong đó giá Arabica hồi phục 0,66% và Robusta tăng thêm 0,52%
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Hiện, tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm từ 36 - 37%. Đây là con số khá cao so với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này.
Áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu, VASEP kiến nghị gì?

Áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu, VASEP kiến nghị gì?

VASEP cho rằng, việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu đã làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 282.059 tấn xơ sợi dệt các loại, trị giá hơn 666,75 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so cùng kỳ.
Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Trên thế giới hiện có hơn 2 tỉ người theo đạo Hồi, đây là cơ hội để sản phẩm gia cầm Việt có thể mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm trong bối cảnh tồn kho cà phê tại các sàn tăng cao. Thị trường quay về phản ứng với triển vọng nguồn cung tạo áp lực lên giá.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) thông báo khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động