Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Do từ trước tới nay vẫn phụ thuộc khá lớn vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu (NK) từ 70-90 thị trường trên thế giới nên khi bước vào hội nhập sâu, những yêu cầu khắt khe về nguồn gốc, xuất xứ gỗ nguyên liệu đến từ các thị trường lớn, “khó tính” như Mỹ, EU… đang đặt ra không ít thách thức cho ngành chế biến, xuất khẩu (XK) gỗ Việt Nam.
Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
Giá trị NK gỗ nguyên liệu đang chiếm tới 20-25% tổng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm từ gỗ

Dịch chuyển thị trường, chủng loại

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest): Trong giai đoạn 2013-2015, cùng với việc gia tăng XK gỗ và sản phẩm gỗ, lượng gỗ nguyên liệu NK cũng có xu hướng tăng, khoảng trên 10%/năm. Trong năm 2015, lượng gỗ nguyên liệu NK lên tới 4,79 triệu m3 gỗ quy tròn, tăng 11,3% so với lượng NK của năm 2014 và 14% so với năm 2013. Giá trị kim ngạch NK gỗ nguyên liệu ở mức cao, khoảng 1,5 – 1,7 tỷ USD /năm. Con số này tương đương với 20-25% của tổng kim ngạch XK hàng năm của Việt Nam đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ.

Điều đáng nói là, những năm gần đây đã có sự dịch chuyển đáng kể về chủng loại cũng như thị trường NK gỗ nguyên liệu. Về thị trường, nếu như những năm trước Lào thường giữ vị trí “quán quân” trong NK gỗ nguyên liệu thì dần dần kim ngạch NK từ thị trường này đã sụt giảm. Trong năm 2013, kim ngạch NK gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Lào đạt gần 459 triệu USD, tăng 60,86% so với năm 2012. Bước sang năm 2014, Lào tiếp tục là thị trường cung ứng gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất cho Việt Nam, đạt trên 600 triệu USD, tăng tới trên 31% so với năm 2013. Tuy nhiên, đến năm 2015, NK gỗ và sản phẩm gỗ từ Lào chỉ đạt trên 360 triệu USD, giảm tới trên 40% so với năm 2014.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Campuchia và Lào vốn là thị trường NK gỗ và các sản phẩm từ gỗ truyền thống, nhưng NK từ 2 thị trường này trong quý I năm nay đã giảm mạnh. Cụ thể, giá trị NK từ Lào giảm 58,5% và giá trị NK từ Campuchia giảm 45,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, NK gỗ từ Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự gia tăng tạo ra sự biến động tương đối lớn trong vị trí xếp hạng của các thị trường NK gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Hoa Kỳ từ một nước xếp thứ 4 trong các thị trường NK chính nay là thị trường NK lớn nhất chiếm tới 12,5%, tiếp theo là thị trường Trung Quốc với 12,1%. Bên cạnh đó, một số thị trường khác cũng có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Pháp (tăng 47,9%), Đức (tăng 30%).

Đánh giá chung về tình hình NK gỗ nguyên liệu của Việt Nam những năm gần đây, ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends cho rằng: Thời gian qua đã có sự dịch chuyển khá rõ nét trong cơ cấu thị trường cũng như chủng loại gỗ NK. Việc chuyển dịch theo hướng chuyển từ NK các loại gỗ có giá trị cao gồm các loại gỗ quý, có nguồn gốc tự nhiên sang các loại gỗ phổ biến, có nguồn gốc từ rừng trồng, có giá trị thấp hơn. Nguyên nhân của sự chuyển dịch bắt nguồn từ sự cạn kiệt dần nguồn nguyên liệu gỗ quý, sự giảm nhu cầu tiêu thụ các loài gỗ này đặc biệt là sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, nguồn rừng trồng trong nước cũng đang từng bước đáp ứng được nhu cầu cho các DN, thay thế một phần nguyên liệu NK.

Theo ông Phúc, xu hướng dịch chuyển còn thể hiện rất rõ khi lượng NK các loài gỗ từ các quốc gia có tính hợp pháp của gỗ rất cao như Hoa Kỳ và EU dần tăng lên. “Quá trình hội nhập đòi hỏi gỗ nguyên liệu NK phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuân thủ quy định về tính hợp pháp. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu NK như trên là một tín hiệu tương đối tốt, tạo nhiều cơ hội XK gỗ trong tương lai”, ông Phúc đánh giá.

Lên danh sách gỗ được nhập

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Viforest cho rằng: Mặc dù việc NK gỗ nguyên liệu đang có những đổi thay để ngày một phù hợp, đáp ứng tốt hơn các quy định của quốc tế về nguồn gốc, xuất xứ gỗ, song thực tế vẫn tồn tại không ít thách thức. Các nhà NK của Mỹ, EU, Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam phải sử dụng nguồn gốc gỗ hợp pháp để sản xuất đồ gỗ XK. Từ trước tới nay, Việt Nam chủ yếu NK gỗ từ 70-90 quốc gia trên thế giới, trong số đó chỉ có khoảng 30 quốc gia có nguồn gốc hợp pháp. Thực tế này sẽ dẫn tới tình trạng nguồn cung giảm. Về chủng loại gỗ cũng đã có sự thay đổi đáng kể. Tại các thị trường như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc đều yêu cầu sử dụng các loại gỗ có xuất xứ từ rừng trồng tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, EU,... Đây cũng là thách thức đáng kể đối với ngành chế biến, XK gỗ Việt Nam. Ông Quyền phân tích: Đối với gỗ trong nước, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt trên 20 triệu m3/năm, gỗ có đường kính lớn để sản xuất đồ mộc chỉ chiếm từ 10 -15%, chưa đáp ứng được yêu cầu XK.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề làm thế nào để có thể kiểm soát rủi ro về nguồn gốc gỗ, theo ông Tô Xuân Phúc, bước quan trọng đầu tiên mà Việt Nam nên tiến hành là chuẩn bị danh sách tất cả các loại gỗ nguyên liệu được NK. Danh sách này cần có tên của các loại gỗ, bao gồm tên địa phương, tên tiếng Anh và tên La tinh. Danh sách cũng cần có thông tin về địa bàn khai thác của từng loại gỗ. Việt Nam có thể yêu cầu sự trợ giúp của các cơ quan chức năng từ các quốc gia NK gỗ nguyên liệu nhằm cung cấp thông tin về địa bàn khai thác, tình trạng đất đai,… đối với từng loại gỗ NK. “Bên cạnh đó, thông tin trao đổi với các DN trực tiếp đang tham gia NK sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước có một bức tranh hoàn thiện hơn về gỗ nguyên liệu NK, từ đó giúp cho việc xác định các cơ chế kiểm soát gỗ NK hiệu quả trong tương lai”, ông Phúc nói.

Không chỉ riêng vấn đề nguồn gốc gỗ nguyên liệu NK, nhìn nhận tổng thể các chính sách để phát triển ngành chế biến, XK gỗ, ông Nguyễn Tôn Quyền đưa ra đánh giá: Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trở thành động lực đối với trồng rừng. Do có đầu ra ổn định và việc tiêu thụ nguyên liệu ngày càng lớn nên đến nay rừng trồng của Việt Nam đã được 3,6 triệu ha. Đây là một thành tựu lớn, tuy nhiên giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ Việt Nam chưa cao. Vì vậy, Viforest đề nghị Nhà nước có chính sách tín dụng dài hạn để DN có nguồn vốn vay đầu tư thay đổi công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, cần thúc đẩy phát triển trồng rừng gỗ lớn và mở rộng diện tích rừng trồng ở Việt Nam đến năm 2020 có trên 600.000 ha rừng được cấp các loại chứng chỉ rừng thế giới như chứng chỉ FSC, chứng chỉ PEFC.

“Về phía các DN cũng cần chủ động mở rộng các hình thức liên kết: Người trồng rừng với người trồng rừng, người trồng rừng với người chế biến gỗ, người chế biến gỗ và người chế biến gỗ. Đây là một giải pháp rất hữu hiệu để sử dụng nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài và tăng được kim ngạch XK cũng như tăng thêm giá trị gia tăng cho toàn ngành”, ông Quyền nhấn mạnh.

Theo Báo Hải quan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.

Tin cùng chuyên mục

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động