Luật Điện lực và dấu ấn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chỉ đạo đổi mới tháo gỡ điểm nghẽn thể chế

Cùng với 17 dự án được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Luật Điện lực (sửa đổi) được kỳ vọng thu hút thêm các nguồn lực phát triển.
Nhìn lại gần 1 năm sửa đổi Luật Điện lực - hành trình thần tốc nhưng kỹ lưỡng để đột phá năng lượng cho kỷ nguyên vươn mình Những ý kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội về sửa đổi Luật Điện lực Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực đã được rút ngắn từ 130 điều xuống còn 81 điều so với dự thảo Luật được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8; chỉ bổ sung 11 điều so với Luật Điện lực hiện hành.

Luật Điện lực lần này tuy mang tính sửa đổi song có thể nói đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Luật Điện lực năm 2024 với nhiều sửa đổi căn bản, quan trọng đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài, như cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, thay thế đối với các dự án điện chậm tiến độ.

Luật Điện lực và dấu ấn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chỉ đạo đổi mới tháo gỡ điểm nghẽn thể chế
Lĩnh vực điện lực đang đòi hỏi những cơ chế mới thu hút được các nguồn lực để phát triển. Ảnh M.H

Không khó để nhận ra trong hệ thống pháp luật hiện nay, các điểm nghẽn pháp lý hiện ra dưới dạng các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định chưa rõ ràng, rườm rà, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân; gây ra thiệt hại, cản trở phát triển…

Trong nhiều phát biểu mới đây về công tác xây dựng pháp luật, tinh thần rất căn bản được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh là chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải thật sự sống động, thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh hơi thở thực tiễn, bám sát thực tiễn, giải quyết vấn đề thực tiễn. Cùng đó, phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; tạo cơ sở pháp lý hình thành các động lực tăng trưởng mới, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới, ngành công nghiệp mới.

Đặc biệt, trong việc xây dựng thể chế, pháp luật, Tổng Bí thư nhấn mạnh 3 bảo đảm: Bảo đảm dân chủ, minh bạch, kịp thời, khả thi, hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao “năng suất và chất lượng” xây dựng pháp luật; bảo đảm đánh giá tác động chính sách thực chất; bảo đảm thực hiện cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các đối tượng chịu tác động là người dân, doanh nghiệp, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế các quy định pháp luật…

Việc thông qua dự án Luật Điện lực này tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội và sớm đi vào thực thi (Luật có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2025) đã minh chứng cho quyết tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của đất nước trong việc tháo gỡ cũng như không để các điểm nghẽn trở thành rào cản trong việc thu hút, phát huy các nguồn lực trong nước và nước ngoài, đưa thể chế thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển của đất nước.

Điều đó lại càng đặc biệt có ý nghĩa với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, lĩnh vực đòi hỏi những cơ chế chính sách không chỉ đáp ứng những nhu cầu “nóng” trước mắt mà còn cả tạo dư địa cho phát triển lâu dài.

Có thể nói, hiếm có một dự án luật nào nhận được sự quan tâm trực tiếp, đặc biệt của lãnh đạo cấp cao đất nước như Luật Điện lực. Minh chứng cho điều này là ngay tại thảo luận trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8 liên quan đến dự án Luật Điện lực, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ những định hướng quan trọng nhất, căn bản nhất trong việc hoàn thiện những quy định của Luật.

Tổng Bí thư đề nghị làm rõ khó khăn, bất cập hiện nay, từ đó có định hướng và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu đủ điện cho sản xuất, cho tiêu dùng, cho nhu cầu điện của quốc gia. Trong đó, lưu ý có các quy định về phát triển điện, điều hòa điện, quy hoạch điện, đặc biệt có đủ nguồn điện để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư. Đặc biệt, sau khi Trung ương có ý kiến về chủ trương đầu tư điện hạt nhân, trong Luật Điện lực (sửa đổi) cần đề cập đến nội dung này, trong đó tính toán đến công suất, vị trí, công nghệ như thế nào.

Thời gian không chờ đợi ai, chúng ta cần chủ động triển khai nhanh chóng, đồng bộ, song song với việc triển khai sẽ tiếp tục hoàn chỉnh, hoàn thiện”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Dấu ấn hành động quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm trong việc hoạch định chính sách cũng như trực tiếp tại một dự án luật quan trọng như dự án Luật Điện lực đã cho thấy quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, không chấp nhận việc để nguồn lực nằm im tại chỗ, không phát huy được tác dụng để rồi trở thành sự lãng phí lớn cho quốc gia. Tại các phiên họp toàn thể thảo luận về Luật Điện lực, biểu quyết thông qua Luật Điện lực và trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật, Tổng Bí thư Tô Lâm đều trực tiếp dự họp và có chỉ đạo sâu sắc, định hướng kịp thời trước đó.

Sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời của người đứng đầu Đảng ta đã cho thấy rõ sự hoà quyện "ý Đảng lòng dân" trong đổi mới, phát triển, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Chính điều đó đã góp phần tạo nên thành công to lớn của việc sửa đổi Luật Điện lực, một kỳ tích về thời gian sửa đổi một đạo luật lớn, có nhiều nội dung quan trọng và phức tạp tưởng như khó có thể thông qua trong một nhiệm kỳ song đã được tiến hành khẩn trương nhưng kỹ lưỡng, trách nhiệm và khoa học, đáp ứng được đòi hỏi nóng bỏng từ thực tiễn. Đó cũng là một dẫn chứng sinh động của tinh thần "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" thì sẽ tạo dựng thành công như thông điệp mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhắc tới.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Đó là nhận định của ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.
Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Từ 14h chiều 1/12, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics" chính thức khai mạc.
Đổi mới công tác lập pháp theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng

Đổi mới công tác lập pháp theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp được đổi mới sâu sắc theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng.
Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực…
Bộ Chính trị chủ trương tinh gọn hệ thống tổ chức Đảng

Bộ Chính trị chủ trương tinh gọn hệ thống tổ chức Đảng

Bộ Chính trị chủ trương nghiên cứu, đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng và 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự Đảng, tăng 2 đảng uỷ trực thuộc Trung ương.

Tin cùng chuyên mục

Tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Bộ Chính trị xác định việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Nghiên cứu đề xuất giảm 4 Ủy ban của Quốc hội, 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội​

Nghiên cứu đề xuất giảm 4 Ủy ban của Quốc hội, 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội​

Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phương án sắp xếp lại, sáp nhập các bộ ngành trung ương để tinh gọn bộ máy

Phương án sắp xếp lại, sáp nhập các bộ ngành trung ương để tinh gọn bộ máy

Phương án, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có thể giúp Chính phủ giảm 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc.
Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, rà soát và phương án sắp xếp lại các cơ quan báo chí

Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, rà soát và phương án sắp xếp lại các cơ quan báo chí

Thực hiện tinh gọn bộ máy, Bộ Chính trị đã có chủ trương, đề xuất nghiên cứu, rà soát, sắp xếp lại các cơ quan báo chí của các Bộ, ngành.
Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các bộ

Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các bộ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang đề xuất nghiên cứu kết thúc mô hình hoạt động của các Tổng cục trực thuộc Bộ như Tổng cục Thuế, Hải quan, Quản lý thị trường…
Tinh gọn bộ máy: Bộ Chính trị chủ trương tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử

Tinh gọn bộ máy: Bộ Chính trị chủ trương tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử

Bộ Chính trị đã có chủ trương về việc tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử... trong thời gian thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, thông tin chính thức sáp nhập các bộ, ngành

Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, thông tin chính thức sáp nhập các bộ, ngành

Sáng nay 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Những ý kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội về sửa đổi Luật Điện lực

Những ý kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội về sửa đổi Luật Điện lực

Từ các ý kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu Quốc hội cho thấy, việc sửa đổi Luật Điện lực rất cấp bách nhằm đảm bảo đủ điện cho phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp, tinh gọn bộ máy tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp, tinh gọn bộ máy tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đổi mới, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, hành động quyết liệt.
Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua sau gần một năm là hành trình thần tốc, đầy trách nhiệm hoà quyện ý Đảng, lòng dân.
Phó Tổng Thư ký Quốc hội: Phải xử lý cấp bách việc cấm thuốc lá điện tử

Phó Tổng Thư ký Quốc hội: Phải xử lý cấp bách việc cấm thuốc lá điện tử

Phó Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thuộc thẩm quyền của Quốc hội và đây là vấn đề phải xử lý cấp bách.
Công tác nhân sự được thực hiện thận trọng, chặt chẽ, đúng quy trình

Công tác nhân sự được thực hiện thận trọng, chặt chẽ, đúng quy trình

Theo Phó Tổng Thư ký Quốc hội, công tác nhân sự được thực hiện thận trọng, chặt chẽ, bám sát sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị.
Khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước

Khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, xu hướng mới, tạo đột phá phát triển đất nước.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Dữ liệu

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Dữ liệu

Chiều 30/11, với 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu.
Từ 1/4/2025, thí điểm nhận quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Từ 1/4/2025, thí điểm nhận quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật và 21 nghị quyết

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật và 21 nghị quyết

Với tỷ lệ 96,87% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đồng ý chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Đồng ý chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chiều ngày 30/11, đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua "Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam".
Luật Điện lực (sửa đổi) đã thể hiện sự kỹ lưỡng, công phu với tinh thần trách nhiệm cao

Luật Điện lực (sửa đổi) đã thể hiện sự kỹ lưỡng, công phu với tinh thần trách nhiệm cao

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được chuẩn bị hết sức nghiêm túc, kỹ lưỡng, với tinh thần trách nhiệm cao, sự cố gắng và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan.
Những chính sách mới của Nhà nước về phát triển điện lực tại Luật Điện lực (sửa đổi)

Những chính sách mới của Nhà nước về phát triển điện lực tại Luật Điện lực (sửa đổi)

Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ tán thành cao, đã có những quy định mới về chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghệ số là lực lượng sản xuất cơ bản trong kỷ nguyên mới

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghệ số là lực lượng sản xuất cơ bản trong kỷ nguyên mới

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, công nghệ số là động lực chính của phát triển, chuyển đổi số và là lực lượng sản xuất cơ bản trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động