Chủ nhật 11/05/2025 01:32

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn

Chiều 9/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).

5 nhóm chính sách lớn

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Trong khi đó, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát; bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế “xin-cho”…

Dự thảo Luật gồm 7 Chương, 116 Điều (sửa đổi 53 điều, bổ sung 22 điều, bãi bỏ 7 điều so với Luật Đầu tư công năm 2019), với các nội dung chủ yếu để cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn.

Cụ thể, thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; đơn giản hóa trình tự, thủ tục, bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật.

Đối với nhóm chính sách thứ nhất, dự thảo đề xuất cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án, thay vì chỉ với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A như quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật hiện hành.

Với nhóm chính sách thứ hai, dự thảo Luật phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, phân cấp thẩm quyền từ Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sử dụng dự phòng chung vốn ngân sách trung ương, vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương, các khoản vốn ngân sách trung ương chưa phân bổ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Dự thảo cũng đề xuất nâng quy mô vốn đầu tư công: của dự án quan trọng quốc gia từ 30 nghìn tỷ đồng trở lên; của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành.

Một điểm đáng chú ý trong sửa đổi Luật Đầu tư công lần này là việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ từ Hội đồng nhân dân (HĐND) sang cho Ủy ban nhân dân (UBND).

Theo dự kiến sửa đổi, Chủ tịch UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng, nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý.Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm đối với vốn ngân sách địa phương giữa các cơ quan, đơn vị và đối với vốn ngân sách địa phương giữa các nhiệm vụ, dự án trong nội bộ cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch vốn do cấp mình quản lý.

Về thẩm quyền kéo dài thời gian bố trí vốn, Chủ tịch UBND các cấp quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý, báo cáo HĐND cùng cấp tại Kỳ họp gần nhất.

Dự thảo Luật cũng phân cấp thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách địa phương từ HĐND cấp tỉnh cho Chủ tịch UBND các cấp.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công

Qua thẩm tra, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí về sự cần thiết nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét Luật Đầu tư công (sửa đổi) nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh

Về nâng quy mô vốn đầu tư công, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị rà soát, thống kê, đánh giá về số lượng dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng đến 30 nghìn tỷ đồng và trên 30 nghìn tỷ đồng trong thời gian vừa qua.

Đồng thời, đánh giá tác động khi tăng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 tỷ đồng lên 30 nghìn tỷ đồng; thuyết minh đầy đủ căn cứ xác định và đánh giá tác động của chính sách; đánh giá tác động kỹ về năng lực thực hiện của các địa phương; tránh việc phân cấp vượt quá khả năng thực hiện, gây thất thoát, không hiệu quả.

Liên quan đề xuất cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban thống nhất với đề xuất này của Chính phủ.

Tuy nhiên, cần quy định đảm bảo việc giải phóng mặt bằng gắn với đầu tư hoàn thành dự án, không để hoang phí đất đai và tổng thời gian bố trí vốn thực hiện 2 dự án độc lập để hoàn thành các chương trình, dự án không được vượt quá thời hạn quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công hiện hành.

Về phân cấp thẩm quyền cho Chủ tịch UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách và Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc phân cấp như dự thảo Luật là thay đổi lớn, cần nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng, toàn diện, đặt trong tổng thể các chính sách khác liên quan đến vấn đề trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân.

Việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án là vấn đề quan trọng của địa phương, do vậy Luật Đầu tư công hiện hành quy định HĐND quyết định chủ trương đầu tư dự án, Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định đầu tư dự án là một biện pháp để kiểm soát quyền lực.

Nếu quy định Chủ tịch UBND các cấp vừa là người quyết định chủ trương đầu tư dự án (Điều 18), vừa là người quyết định đầu tư dự án (Điều 40), là chưa bảo đảm tính khách quan.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã quyết định bổ sung dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Trường hợp dự án Luật được chuẩn bị có chất lượng tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội cho thấy các nội dung đã rõ, đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia