Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng nữ

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có các quy định mới hướng tới bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng nữ.
Đại biểu Quốc hội kỳ vọng vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm rõ 7 vấn đề về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội: "Quảng cáo bán thuốc rởm "rùm beng", nghệ sĩ nổi tiếng chỉ xin lỗi là xong"

Sau gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có việc bảo vệ người tiêu dùng nữ. Mặc dù các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 hiện nay đều trung tính về giới, tuy nhiên các quy định bình đẳng trên pháp luật không phải lúc nào cũng tạo ra được sự bình đẳng trên thực tế.

Trên cơ sở vị trí, vai trò của nữ giới trong tiêu dùng và thực trạng vị trí yếu thế của người tiêu dùng nữ trong tiêu dùng, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có các quy định mới hướng tới bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng nữ.

Nữ giới dẫn dắt 70%-80% xu hướng tiêu dùng

Theo nghiên cứu chung, giới nữ có vị trí quan trọng trên bản đồ tiêu dùng của thế giới, dẫn dắt 70%-80% xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Phụ nữ dẫn dắt 70-80% xu hướng tiêu dùng thông qua sự kết hợp giữa sức mua thực tế và tầm ảnh hưởng đến tiêu dùng của mình.

Giới nữ ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các hàng hóa, dịch vụ; trong đó, chi tiêu nhiều nhất của người tiêu dùng nữ thường rơi vào các nhóm hàng hóa, dịch vụ như thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, máy tính cá nhân, thiết bị công nghệ (điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số, tai nghe…); dịch vụ giáo dục, y tế, tài chính, du lịch.

Tại Việt Nam, nữ giới chiếm hơn một nửa dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020, Việt Nam có 48.988.670 nữ giới, chiếm 50,52% dân số cả nước. Trong đó, số nữ giới từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng hơn 47% trong tổng dân số. Đây là độ tuổi vàng cho tiêu dùng hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chủ hộ có giới tính nữ có mức chi tiêu cho đời sống bình quân theo tháng luôn cao hơn (trung bình khoảng 18%) so với chủ hộ có giới tính nam trong suốt giai đoạn 2010-2020. Bên cạnh đó, giới nữ còn có ảnh hưởng đến chi tiêu ở những gia đình có chủ hộ là nam.

Xét riêng về các phương thức mua sắm, với tỷ lệ 70,3% người dân sử dụng mạng Internet năm 2021 và hơn 88% tỷ lệ người dùng tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020, thương mại điện tử đã trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong phương thức giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam, mà giới nữ cũng không phải là ngoại lệ.

Vinamilk là thương hiệu sữa được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều nhất 10 năm liền theo Kantar Worldpanel
Nữ giới có vị trí quan trọng trên bản đồ tiêu dùng khi dẫn dắt 70%-80% xu hướng tiêu dùng toàn cầu

Theo kết quả khảo sát của Vinaresearch, Công ty Nghiên cứu thị trường Micromill South East Asia, nữ giới mua sắm qua mạng xã hội thường xuyên hơn nam giới. Facebook và Zalo là hai mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay mà người tiêu dùng nữ thường thực hiện mua sắm trực tuyến trên đó với mức độ nhận biết thương hiệu lần lượt là 100% và 94,3%. Trong số những người tiêu dùng nữ được khảo sát, có 98,3% người trả lời đã từng mua sắm qua Facebook và 29,5% người đã từng mua sắm qua Zalo.

Vị trí yếu thế của người tiêu dùng nữ trong tiêu dùng

Trong mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng thông thường ở vào vị trí yếu thế, bao gồm các khía cạnh kinh tế, kiến thức, thông tin và các khuynh hướng nhận thức (“cognitive biases”) từ phía người tiêu dùng. Đối với đối tượng người tiêu dùng nữ, vị trí yếu thế này lại được khắc họa sâu sắc hơn nữa.

Theo đó, nữ giới có thể thường xuyên phải đối mặt với các chiến lược khai thác khuynh hướng hành vi và xu hướng tâm lý từ các bên bán hàng và họ được coi là "mục tiêu" cho các chiến lược tiếp thị đặc biệt.

Ví dụ, doanh nghiệp sử dụng hoặc lợi dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người có ảnh hưởng, có uy tín nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ; hay doanh nghiệp thu hút người mua bằng các phản hồi, đánh giá tốt của người tiêu dùng khác về sản phẩm, dịch vụ nhưng lại che dấu các phản hồi, đánh giá không tốt; nhân viên bán hàng gọi điện để giới thiệu sản phẩm và chào mời mua hàng tận cửa hoặc mua hàng qua điện thoại…

Bên cạnh đó, nữ giới còn đối mặt với vấn đề “pink tax” (thuế màu hồng). Đây là hiện tượng các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ lợi dụng những sự khác biệt về thể chất, tâm lý để cung ứng những mặt hàng dành riêng cho từng giới tính: Nữ giới, nam giới, v.v.; trong đó những mặt hàng dành riêng cho nữ giới thường được bao gói đẹp hơn (ví dụ như sử dụng màu hồng), được quảng cáo là có những thành phần khác có lợi cho nữ giới và được bán với giá cao hơn.

Nghiên cứu đã cho thấy hành vi này phổ biến nhất với các mặt hàng như mỹ phẩm (chăm sóc da, tóc, dầu tắm, dầu gội), thuốc giảm đau, bàn cạo, và cả những dịch vụ spa, trị liệu, vận chuyển, chăm sóc sức khỏe, v.v. Không có dẫn chứng cụ thể cho thấy các mặt hàng này thực sự có lợi ích vượt trội cho nữ giới so với các sản phẩm dành cho nam hay các sản phẩm trung tính về giới khác. Tuy nhiên, người tiêu dùng nữ vẫn phải trả giá cao hơn.

Từ các chiến lược khai thác xu hướng tâm lý tiêu dùng của khách hàng, không ít người tiêu dùng, trong đó có nữ giới đã xác lập các giao dịch không tối ưu. Cũng theo kết quả khảo sát của Vinaresearch, gần 50% người tiêu dùng được khảo sát, bao gồm cả người tiêu dùng nữ, đã từng bị lừa gạt khi mua sắm qua mạng xã hội, trong đó điển hình như nhận được hàng hóa với chất lượng không như cam kết và không được đổi, trả (80,9%), nhận được hàng hóa với chất lượng không như cam kết, được đổi trả nhưng phải trả phí cho người bán (33,7%), bị bẫy tư vấn, cung cấp thông tin không rõ ràng, gây hiểu nhầm (27,8%), đã thanh toán tiền nhưng không nhận được hàng (24,8) và gửi thông tin thông báo trúng thưởng giả mạo (20,8%).

Tại Việt Nam, theo công bố của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, người tiêu dùng cũng gặp nhiều trở ngại khi mua sắm trực tuyến, như: Chất lượng kém so với quảng cáo (42%), vận chuyển và giao nhận kém (25%), dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (22%), …

Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng cho thấy các định kiến về giới khiến cho nữ giới khó tiếp cận các kênh tín dụng chính thống hơn do các ngân hàng quan ngại về khả năng trả nợ thấp, thu nhập thấp hơn và không có tên trên tài sản đảm bảo. Việc này dẫn đến người tiêu dùng nữ dễ bị lợi dụng, bóc lột bởi các kênh tín dụng đen. Đã có hiện tượng kênh tín dụng đen sử dụng hình ảnh khỏa thân hay gọi điện cho gia đình bè bạn đề khủng bố người đi vay là nữ (người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính).

Như vậy, vấn đề giới có ảnh hưởng tới các quyết định tiêu dùng của nữ giới cũng như ảnh hưởng tới cách định hình hành vi và chiến lược kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong đó, nữ giới với vai trò là nhóm chiếm ưu thế bằng hành vi trực tiếp mua sắm cũng như các ảnh hưởng của mình lên quá trình tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ lại dễ bị xâm phạm quyền lợi hơn do sự tác động từ các chiến lược khai thác khuynh hướng hành vi, cảm xúc và các đặc điểm riêng về giới từ phía các doanh nghiệp.

Trong khi đó, các nghiên cứu cũng cho thấy ở nhiều nơi trên thế giới, lượng người tiêu dùng nữ đi khiếu nại ít hơn hẳn nam giới do các đặc điểm về giới (ngại đối đầu, đua tranh, thường chỉ nói chuyện với người thân về các trải nghiệm tồi tệ với sản phẩm, dịch vụ). Do vậy, cần phải có cơ chế bảo vệ chuyên biệt hơn đối với đối tượng người tiêu dùng nữ giới.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng nữ
Phụ nữ đang mang thai mang trong mình các đặc điểm và hoàn cảnh riêng khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi

Đặc biệt, những đối tượng nữ giới là phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi còn mang trong mình các đặc điểm và hoàn cảnh riêng khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi về sức khỏe, tài sản hơn đối tượng nữ giới thông thường trong quá trình mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, như các vấn đề nhạy cảm về tâm lý; nhạy cảm về sức khỏe thai nhi, sức khỏe trẻ sơ sinh, bà mẹ sau sinh và nguồn sữa mẹ; các hạn chế trong việc đi lại, di chuyển… Đây là các yếu tố khiến đối tượng này trở nên dễ bị tổn thương hơn, chịu nhiều bất lợi hơn trong việc thực hiện các quyền của người tiêu dùng và có thể bị tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch.

Bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng nữ

Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, người tiêu dùng nữ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ so với các chủ thể người tiêu dùng nam khi tham gia giao dịch mua, bán với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Nói cách khác, các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay đều trung tính về giới.

Tuy nhiên, các quy định bình đẳng trên pháp luật không nhất thiết tạo ra sự bình đẳng trên thực tế. Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mặc dù không có các quy định mang tính chất phân biệt, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chưa xem xét, quy định các quyền lợi ưu tiên hoặc có thể được xem là đặc thù, dành riêng cho người tiêu dùng nữ. Theo đó, cần có sự nhạy cảm giới để tạo được sự bình đẳng thực chất cho các đối tượng này.

Hiện nay, trước nhu cầu cấp thiết về thể chế hóa quan điểm chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hiến pháp 2013; để phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế; trên cơ sở nhận diện những hạn chế, bất cập sau 12 năm ban hành, Chính phủ đã trình Quốc hội Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trong đó, trước vị trí, vai trò của nữ giới trong tiêu dùng và thực trạng vị trí yếu thế của người tiêu dùng nữ trong tiêu dùng, cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Công Thương) đã tính tới và thực hiện việc lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nữ.

Dự thảo Luật đã có các quy định nhằm bảo vệ đối tượng nữ giới dễ bị tổn thương khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ, tạo thêm cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nữ giới để tham gia vào quá trình tiêu dùng một cách an toàn, khắc phục các đặc thù về giới tính để bình đẳng với nam giới trong quá trình giao dịch như: Đưa ra quy định việc đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải bảo đảm sự phù hợp với các nhóm người tiêu dùng theo giới tính, điều chỉnh cụ thể việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, việc mua sắm trực tuyến hay các giao dịch đặc thù.

Theo đó, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã đưa đối tượng phụ nữ đang mang thai và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vào nhóm người dễ bị tổn thương; tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện trách nhiệm bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải bảo đảm sự phù hợp với các nhóm người tiêu dùng theo độ tuổi, giới tính…; tăng cường minh bạch thông tin đối với các sản phẩm được sản xuất dành riêng cho từng giới.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định về việc cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng hoặc lợi dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người có ảnh hưởng, có uy tín nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, mà không thông báo trước cho người tiêu dùng đây là các nội dung được tài trợ.

Đáng chú ý, dự thảo Luật đã quy định về cấm nền tảng số sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng…

Có thể nói, các nhóm quy định này trao thêm cơ hội, điều kiện về mặt thông tin cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng nữ là nhóm thường xuyên mua sắm qua nền tảng số và mua sắm theo xu hướng của người nổi tiếng, nhằm tăng cường năng lực tham gia tiêu dùng hiệu quả cho giới nữ.

Đồng thời, đưa ra các quy định cụ thể về các hình thức giao dịch từ xa, giao dịch trực tiếp là các trường hợp nữ giới thường mua hàng theo các thông tin quảng cáo của doanh nghiệp, trong đó đưa ra các cơ chế bảo vệ người tiêu dùng bằng các biện pháp như cho phép đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết, hoàn trả lại sản phẩm, hàng hóa.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thành

Thanh Hóa: Kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thành

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Thạch Thành (Thanh Hóa) tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân do vi phạm tại dự án đường tránh thị trấn Kim Tân.
Đồng Tháp: 3 giám đốc Công ty Phú An, Kim Hà Nam và Mộc Điền Phát bị tạm hoãn xuất cảnh

Đồng Tháp: 3 giám đốc Công ty Phú An, Kim Hà Nam và Mộc Điền Phát bị tạm hoãn xuất cảnh

Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đề nghị tạm hoãn xuất cảnh giám đốc Công ty Phú An, Kim Hà Nam và Mộc Điền Phát do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Công an TP Thủ Dầu Một phúc đáp Báo Công Thương về xử lý đối tượng Bùi Tiến Lợi

Công an TP Thủ Dầu Một phúc đáp Báo Công Thương về xử lý đối tượng Bùi Tiến Lợi

Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vừa có văn bản phúc đáp Báo Công Thương về nội dung liên quan đến đối tượng Bùi Tiến Lợi.
Công an Thanh Hóa triệt phá đường dây ma túy

Công an Thanh Hóa triệt phá đường dây ma túy 'khủng', bắt giữ 15 đối tượng

Công an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh, bắt giữ 15 đối tượng, thu giữ lượng lớn ma túy.
Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Cục Thuế Lào Cai vừa ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy do nợ thuế

Tin cùng chuyên mục

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Cơ quan Thuế Hải Phòng vừa công khai danh sách nợ thuế đến thời điểm 31/10/2024, trong đó Công ty TNHH MTV Dầu khí Hải Linh Hải Phòng đứng đầu danh sách nợ thuế
Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Thanh tra TP. Cần Thơ đã chỉ ra nhiều hạn chế và thiếu sót trong các giai đoạn chuẩn bị, triển khai và hoàn thành một số dự án tại quận Ô Môn.
Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị Cục Thuế Nghệ An cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do nợ thuế hơn 11,6 tỷ đồng.
Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Cục Thuế Cao Bằng thông tin về việc công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đến thời điểm 31/10/2024.
Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Lisemco 5 vừa bị cơ quan thuế thành phố Hải Phòng ra quyết định cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế hơn 15 tỷ đồng.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ tới Viện kiểm sát cùng cấp xem xét dấu hiệu hình sự về hành vi buôn lậu của Công ty TNHH Viên Phát Vinh.
Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký quyết định thi hành kỷ luật hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Hai biển quảng cáo xây dựng sai phép, chiếm khoảng không cây xăng tại phường 8, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, gây mất an toàn PCCC, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Nợ thuế hơn 9,8 tỷ đồng, Công ty CP sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cơ quan thuế tỉnh Hà Tĩnh cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng điều tra, xác minh và bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh.
Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Công an Bình Dương bắt Bùi Tiến Lợi về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

Cục Thuế tỉnh Sơn La vừa công khai thông tin danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đến thời điểm 31/10/2024.
CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Sau khi gỡ thông tin sai sự thật về chất tạo ngọt 951 – Aspartame và thương hiệu Laura coffee, Tiktoker Ceo Vương Long đã đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp.
Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Công an TP. Đà Nẵng khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty GFDI cùng 4 đối tượng khác về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng vừa bị cơ quan thuế Bạc Liêu cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

Lực lượng chức năng TP. Vũng Tàu và phường 8 cùng máy móc được huy động để cưỡng chế 2 resort Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco.
TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện nhiều vi phạm của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Gas Châu Minh Phong trong kinh doanh khí LPG.
Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã khởi tố 9 cán bộ là giám đốc, trưởng ban quản lý dự án các địa phương do vi phạm quy định về đấu thầu.
Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT vừa bị cơ quan Thuế tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Sau hơn 4 tháng đồng loạt ra quân, đến ngày 15/11/2024, lực lượng Công an Thanh Hóa đã bắt và vận động đầu thú, thanh loại 27 đối tượng truy nã.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động