Hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Bài 1: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ 7 vấn đề về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Tiếp thu, giải trình các ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã làm rõ 7 vấn đề.
Chiều 25/10, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội kỳ vọng vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Khắc phục hạn chế và theo kịp diễn biến mới của thị trường

Thảo luận ở phiên họp tổ Quốc hội về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng ngày 2/11, đại biểu Trình Lam Sinh - đoàn An Giang nhấn mạnh hoàn toàn nhất trí về Dự án Luật này, bởi vì qua 12 năm triển khai thực hiện luật Luật năm 2010 thấy rõ xuất hiện rất nhiều hạn chế, bất cập.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên thảo luận tổ Quốc hội sáng ngày 2/11

“Tôi thấy rất nhiều trường hợp báo chí nêu trong cuộc sống hàng ngày các sản phẩm, dịch vụ cung cấp của người sản xuất, người kinh doanh đến người tiêu dùng mà không đạt được chất lượng, không đạt được nhu cầu của người tiêu dùng thì người tiêu dùng không biết đi đâu để nhờ giải quyết vấn đề đó. Như vậy, đây là vấn đề hết sức là thiệt thòi cho người tiêu dùng” - đại biểu Trình Lam Sinh nêu.

Do đó, việc ban hành dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi sẽ khắc phục những vấn đề hạn chế, bất cập của luật hiện hữu, đồng thời để kịp thời nắm bắt và cập nhật theo kịp những diễn biến mới của thị trường.

Đại biểu nêu ví dụ, thị trường giao dịch điện tử hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có sự phát triển về giao dịch thương mại điện tử đứng hàng đầu thế giới. Trong khoảng thời gian 5 năm qua có thể thấy được rất nhiều chuyện "bi hài" người tiêu dùng đặt hàng mua sản phẩm, mua hàng hóa, dịch vụ qua các sàn giao dịch điện tử.

Chẳng hạn như khi mua một bộ đồ cho mình, nhưng về con mình mặc vừa, hay mua sản phẩm cho đàn ông thì chuyển về hàng hóa sử dụng cho phụ nữ. "Rất nhiều những câu chuyện như vậy, trong khi đó, luật cũ lại không quy định, cập nhật những vướng mắc đó để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" - đại biểu nói.

Cũng theo đại biểu Sinh, chúng ta phải có chủ trương xây dựng một dự án luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) để cập nhật và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của đất nước.

Bên cạnh đó, đại biểu Trình Lam Sinh nêu, Điều 16 nêu nghĩa vụ của người tiêu dùng nên bổ sung trách nhiệm của người tiêu dùng, đó là người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin và bồi thường cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nếu những thông tin của là không đúng, sai sự thật.

Vì vậy, cũng cần phải bảo vệ người sản xuất, người cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng chứ không có nghĩa là chúng ta chỉ bảo vệ người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn phản ánh thông tin gì cũng được sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất, người cung cấp dịch vụ.

Điều 20 nêu trách nhiệm đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của người sản xuất cũng phải có tiêu chí chính xác định là nhà quản lý đã cung cấp dịch vụ đã phù hợp của hàng hóa. “Cơ quan soạn thảo cần quan tâm làm rõ hơn nội dung này trong dự thảo luật để trên cơ sở đó thì chúng ta sẽ quy định được các nhà sản xuất phải có một tiêu chí rõ ràng trong việc đảm bảo được hàng hóa của mình”- đại biểu đề nghị

Góp ý về dự thảo Luật, đại biểu Trương Xuân Cừ - đoàn Hà Nội quan tâm đến đối tượng người cao tuổi. Về dịch vụ đối với người tiêu dùng, đại biểu cho rằng đưa ra quyền và trách nhiệm rất nhiều, nhưng quyền rõ nhất là quyền được tư vấn thì hầu như không có người tư vấn rằng sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào không tốt… Nếu không có người tư vấn, người tiêu dùng không hiểu biết gì thì rất khó bảo vệ được.

Đại biểu Xuân Cừ chia sẻ, hiện nay người cao tuổi là người bị tổn thương nhiều nhất các sản phẩm về chữa bệnh. “95% người cao tuổi có bệnh nền, trung bình có 2,9 bệnh/người, cho nên các sản phẩm về thuốc hiện nay nếu không được tư vấn thì rất khó lựa chọn” - đại biểu bày tỏ sự trăn trở.

Theo đại biểu đoàn Hà Nội, hiện các đơn vị tư nhân sản xuất rất nhiều sản phẩm, nhất là các sản phẩm từ đông y đến tây y, trong luật nêu ra các đối tượng dễ bị tổn thương, nhưng cụ thể với từng đối tượng thế nào lại chưa rõ, nên cần phải làm rõ thêm.

“Tôi lấy ví dụ một túi hàng hiệu trị giá 200 triệu nhưng không được tư vấn cẩn thận người tiêu dùng có thể mua phải hàng không chuẩn (giá chỉ 4 triệu mà phải mua với giá vài trăm triệu). Cho nên, cần phải cho người tiêu dùng được tư vấn đầy đủ những sản phẩm muốn mua, có nhu cầu” - đại biểu nêu.

Thêm nữa, trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, chỉ nêu trách nhiệm của người sản xuất và người phân phối thì chưa đủ, mà cần làm rõ người sản xuất và người phân phối không được lưu thông, sản xuất hàng giả.

Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, việc xử lý các nhà sản xuất và phân phối hiện còn rất nhẹ. Dẫn chứng ngay tại các địa phương, đối tượng người cao tuổi được giới thiệu rất nhiều các sản phẩm tốt cho sức khỏe, thậm chí có cả giấy tờ chứng minh nhưng không loại trừ đó là giấy giả.

Vì thế, đại biểu cho rằng, xử lý với các sản phẩm giả, các sản phẩm không đúng với tiêu chuẩn cần được quan tâm, xử lý nghiêm. Bởi, thuốc giả mà dùng thì rất nguy hiểm. “Cần phải có quy định cụ thể đối với hai đối tượng này thì mới bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng”- đại biểu đề nghị.

Còn theo theo đại biểu Lý Tiết Hạnh- đoàn Bình Định, hàng giả còn có nghĩa là hàng nhái thương hiệu nổi tiếng. Việc mua bán hàng giả hiện rất phổ biến với cả người mua và người bán.

Đại biểu đoàn Bình Định cho hay, với người bán hàng giả khi bị phát hiện hiện đã có luật để xử lý. Tuy nhiên còn với người tiêu dùng cố tình sử dụng hàng giả thì có vi phạm hay không? Theo nữ đại biểu, dự Luật lần này trong luật chưa nêu trường hợp này.

“Thực tế có nhiều thương hiệu nổi tiếng bị bán giả công khai và người tiêu dùng sử dụng một cách vô tư, trong pháp luật chưa có rõ trong vấn đề này. Do đó, để bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua” - đại biểu bày tỏ, đồng thời cho rằng, nếu không nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng thì nhiều khi thật giả lẫn lộn, cuối cùng sẽ có nhiều người phải bỏ tiền thật để mua hàng giả.

Đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong quản lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tiếp thu, giải trình các ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 7 vấn đề.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên thảo luận tổ Quốc hội sáng ngày 2/11

Vấn đề thứ nhất, về tính khả thi của Dự thảo Luật, nhất là các quy định mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để cụ thể hóa một số quy định, bảo đảm tính khả thi và tránh việc quy định chung, khó định lượng.

Đồng thời, nghiên cứu, thu hút các quy định trong các văn bản dưới luật đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn vào dự thảo Luật; đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi của các quy định mới tại Điều 6, Chương III, Chương IV và Chương V của dự thảo Luật.

Vấn đề thứ hai, định vị luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật hiện nay. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề có nội hàm rộng, được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật từ Bộ luật Dân sự đến pháp luật chuyên ngành như: Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Do đó, để tránh xung đột, chồng chéo với quy định của các luật khác trong hệ thống pháp luật, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội theo hướng xác định rõ Dự thảo Luật chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh dưới góc độ bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng.

Vấn đề thứ ba, về bỏ đối tượng tổ chức ra khỏi khái niệm người tiêu dùng. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, khái niệm người tiêu dùng của Dự thảo Luật này được xác định là cá nhân, không bao gồm đối tượng là tổ chức.

Nêu các lý do, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay: Một là, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xác định người tiêu dùng là đối tượng ở vị trí yếu thế trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong khi đó, đối tượng tổ chức (bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức không kinh doanh, hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận) về cơ bản đã có đầy đủ các chức năng, năng lực để tự khắc phục vị trí yếu thế của mình, ví dụ như có cơ cấu tổ chức, có nguồn lực, có tư vấn về pháp lý…

Hai là, hệ thống pháp luật dân sự, thương mại hiện hành đã có đầy đủ các quy định để bảo vệ đối tượng tổ chức trong quá trình thực hiện giao dịch với các tổ chức các nhân kinh doanh. Ba là, kinh nghiệm các nước như Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Nga, Nhật Bản, Malaysia… đều đang quy định khái niệm người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Vấn đề thứ tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế. Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế đã được cơ quan chủ trì soạn thảo, cũng như nhiều cơ quan, tổ chức khác quan tâm trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật.

"Năm 2021, theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là khoảng gần 55 triệu người. Tuy nhiên, báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) cho thấy, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ lừa đảo qua mạng rất cao. Số vụ lừa đảo tại Việt Nam hiện là 87.000 vụ, gây thiệt hại 374 triệu USD trong năm 2021" - Bộ trưởng thông tin.

Từ thực tiễn trên, đồng thời, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tăng cường hơn nữa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố chuyển đổi số, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng.

Cụ thể, bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với người tiêu dùng (Điều 38, 39); phân loại và quy định trách nhiệm tương ứng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng (Điều 40); quy định một số nội dung phải có trong giao kết hợp đồng từ xa (khoản 2 Điều 39; khoản 2 Điều 42); bổ sung quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số (khoản 3 Điều 17).

Vấn đề thứ năm, cơ chế giải quyết tranh chấp. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, về phương thức thương lượng, dự thảo hiện hành chỉ quy định cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội hỗ trợ người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành thương lượng qua việc hỗ trợ chuyển thông tin, không can thiệp vào nội dung thương lượng, không can thiệp vào tự do ý chí của các bên trong quá trình thương lượng.

Việc áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quy định cần thiết, kế thừa quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và có điều chỉnh để phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đồng thời, thủ tục nêu trên cũng phù hợp với thông lệ ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Singapore, các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

Vấn đề thứ sáu, vai trò, trách nhiệm của của tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ chế phối hợp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thường được biết đến là các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do đặc thù của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với thành viên là người tiêu dùng nên không thể thu phí thành viên như các tổ chức xã hội khác dẫn đến không có nguồn quỹ thường xuyên để duy trì, đảm bảo hoạt động của tổ chức này.

Bên cạnh đó, hiện chỉ có khoảng 20 Hội trên 55 Hội được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nên các Hội đều gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ người tiêu dùng.

Từ thực tiễn nêu trên, Dự thảo Luật đã hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện tối đa để khuyến khích, phát huy hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể: Xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bổ sung, làm rõ một số hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội để có căn cứ thực hiện hỗ trợ kinh phí.

"Đối với ý kiến cân nhắc quy định riêng một Điều về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu để hoàn thiện nội dung này" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Vấn đề cuối cùng, vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Dự thảo Luật đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương tới địa phương.

Nguyễn Duyên - Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đã gửi thư tới lãnh đạo và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA tới Saudi Arabia, Qatar
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Trao đổi với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia thời gian tới.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.

Tin cùng chuyên mục

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động