Longform
09/07/2023 08:00
Longform | Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

09/07/2023 08:00

Phát triển du lịch cần có sản phẩm đặc trưng và sản phẩm OCOP muốn vươn xa phải gắn kết với du lịch. Đây là định hướng tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện.
Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Thực tế cho thấy, muốn phát triển du lịch cần có sản phẩm đặc trưng và sản phẩm OCOP muốn vươn xa phải gắn kết với du lịch. Đây cũng là định hướng của tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện.

Sản phẩm OCOP hưởng lợi từ du lịch

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có lợi thế. Việc nâng cao chất lượng, mẫu mã cũng như phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Sau 10 năm triển khai chương trình OCOP, Quảng Ninh đã có 565 sản phẩm OCOP, trong đó có 193 sản phẩm hạng 3 sao, 68 sản phẩm hạng 4 sao, 3 sản phẩm hạng 5 sao cấp tỉnh và 3 sản phẩm hạng 5 sao cấp quốc gia. Cùng với đó, trên 95% sản phẩm OCOP của tỉnh được dán tem điện tử, hoặc có mã số, mã vạch.

Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh không chỉ ngày càng đa dạng về bao bì, mẫu mã, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, mà còn từng bước gia tăng giá trị, góp phần giúp người nông dân, hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao doanh thu.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh chú trọng tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trên địa bàn tỉnh; tập trung phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống, phát huy giá trị văn hoá của địa phương. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm gắn với việc phục hồi và phát triển các không gian du lịch, sản phẩm du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP, xây dựng các “điểm đến” về sản phẩm OCOP gắn với các hoạt động du lịch, văn hoá. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá quá trình chấm điểm, phân hạng sản phẩm.

Tiêu biểu trong thời gian gần đây là tour trải nghiệm vùng trồng ổi tại xã Sơn Dương (TP. Hạ Long). Du khách khi đến đây sẽ được tham quan những vườn ổi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, cũng là sản phẩm OCOP Quảng Ninh hạng 4 sao, được hái ổi thưởng thức ngay tại vườn và mua mang về. Nhiều du khách đã bày tỏ sự hài lòng với trải nghiệm này.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các điểm bán hàng, hệ thống phân phối sản phẩm OCOP; từng bước thiết lập giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương…

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cho biết, việc gắn kết sản phẩm OCOP với du lịch là hướng đi cần thiết và quan trọng, ngày càng được khuyến khích nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hoá, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương.

Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; chú trọng đánh giá, phân hạng sản phẩm trước và sau khi được công nhận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với người tiêu dùng.

Để sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Có thể nói, sản phẩm OCOP và du lịch của Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển. Đây là lợi thế, cơ hội để địa phương và các chủ thể sản xuất kinh doanh khai thác; góp phần chuyển biến mạnh mẽ hơn trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, cần có thêm nhiều quy định chặt chẽ, chế tài về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch, các điểm đến nếu để xảy ra tình trạng sản phẩm OCOP giả mạo, kém chất lượng; sử dụng rộng rãi công nghệ số, mã vạch giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP phải được chuẩn hoá và phát triển theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hoá của từng địa phương và yêu cầu thị trường; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP, xây dựng các “điểm đến” về sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch, văn hoá.

Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Như tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, các vườn dâu tằm ở xã Tràng An đã trở thành điểm đến thu hút khá đông du khách đến chụp ảnh, hái dâu, tham quan xưởng sản xuất rượu Dâu tằm - sản phẩm OCOP 4 sao nổi tiếng của thị xã Đông Triều. Anh Nguyễn Lê Huy Hoàng, Giám đốc HTX Sản xuất và kinh doanh Huy Hoàng, chia sẻ: Là một trong những doanh nghiệp phát triển sản phẩm rượu tham gia chương trình OCOP, thời gian qua chúng tôi luôn chú trọng đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng cho các sản phẩm của mình. Việc du khách đến tận nơi, tham quan mô hình sản xuất đã giúp chúng tôi quảng bá trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng, tiết kiệm được nhiều chi phí.

Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Xác định lợi ích khi "kết duyên" du lịch và xúc tiến sản phẩm OCOP, Quảng Ninh đã và đang ưu tiên tổ chức những sự kiện xúc tiến thương mại gắn với không gian, sự kiện du lịch và hướng tới du khách. Điển hình là các hội chợ OCOP lớn, được tổ chức vào dịp 30/4 và nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt người dân, du khách tham quan, mua sắm. Doanh thu của các hội chợ năm sau đều cao hơn năm trước. Riêng Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2023 đã thu hút được trên 55.000 lượt khách, doanh thu đạt 17,4 tỷ đồng.

Sản phẩm OCOP còn được chú trọng giới thiệu tại các lễ hội du lịch thường niên của các địa phương trong tỉnh như Lễ hội Trà hoa vàng (huyện Ba Chẽ), Hội đình Tràng Y (xã Đại Bình), Hội văn hóa các dân tộc huyện Đầm Hà, Lễ hội đền Cửa Ông, Hội Hoa sở Bình Liêu... Ngoài ra, sản phẩm OCOP cũng được quảng bá sâu rộng tại các sự kiện lớn như: Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 tại Quảng Ninh; Đại hội đồng Diễn đàn Du lịch Liên khu vực Đông Á (EATOF) lần thứ 17 tổ chức tại Quảng Ninh; các tuần xúc tiến sản phẩm du lịch trong và ngoài nước…

Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Cùng với thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP gắn với các sự kiện du lịch, Quảng Ninh còn quan tâm, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại tất cả các địa phương, nhất là ở những địa bàn trung tâm du lịch của tỉnh.

Hiện toàn tỉnh có khoảng 30 trung tâm và điểm bán hàng OCOP. Cùng với đó, tại các dự án khu dừng nghỉ du lịch đều kết hợp giới thiệu sản phẩm OCOP Quảng Ninh. Qua đó, không chỉ góp phần làm phong phú cho tour, tuyến du lịch, tăng sức hút với du khách, mà còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục có nhiều cơ chế hỗ trợ để đưa sản phẩm OCOP vào các trung tâm, điểm bán và giới thiệu sản phẩm tại mỗi địa phương, đặc biệt ở các khu vực sân bay, khu du lịch. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch và các địa phương đẩy mạnh kết nối chương trình, tuyến du lịch, nhằm đưa du khách đến tham quan, mua sắm tại các trung tâm, cửa hàng OCOP trên địa bàn; trải nghiệm ngay tại các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP.

Quảng Ninh cũng đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh về nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, xác định sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đặc trưng của các địa phương gắn với phát triển du lịch, kết nối tuyến điểm du lịch, xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp tại TX. Quảng Yên, huyện Đầm Hà, TP. Hạ Long, TX. Đông Triều, huyện Vân Đồn...

Có thể thấy, việc lồng ghép giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đặc trưng gắn với không gian trưng bày, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch và tư vấn dịch vụ, tour tuyến du lịch đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Không chỉ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, tăng sức hút với du khách, mà còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP Quảng Ninh.

Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Tiến Dũng - Vũ Hạnh

Bắc Giang: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Longform | Sản phẩm OCOP Sơn La: Vươn ra thế giới Mắm, khô, rau sạch đạt chuẩn OCOP TP. Hồ Chí Minh “rủ nhau” lên kệ siêu thị

Tiến Dũng - Vũ Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.