Longform
30/10/2023 16:04
Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

30/10/2023 16:04

Tiến trình tham gia, ký kết các FTA đã chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại trên thế giới.
Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Tiến trình tham gia, ký kết các FTA đã chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế. Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã không ngừng được củng cố toàn diện.

-----

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan. Vì vậy, ngay từ những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã hướng đến xây dựng nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội XI của Đảng đã khẳng định Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” và chủ trương chuyển từ “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” sang “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.

Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế cũng đã xác định trong quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Từ chủ trương này, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 4 đối tác chiến lược toàn diện, 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện); có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Việc thực thi có hiệu quả các FTA thời gian qua đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Trong đó, năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với mức thặng dư gần 12 tỷ USD; 9 tháng năm 2023 xuất siêu của Việt Nam đạt 21,68 tỷ USD, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Riêng với thị trường CPTPP, năm 2022 kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 104,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 53,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2021.

Còn kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) năm 2022 đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% với năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2021.

Cũng trong năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 6,8 tỷ USD, tăng 3,3% với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh đạt 6,1 tỷ USD, tăng 5,2% so với năm 2021.

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương nhận định, đến nay với 19 FTA, đang đem lại kết quả tích cực đối với hoạt động kinh tế, xã hội của Việt Nam. Về xuất nhập khẩu, đầu tư đều có sự khởi sắc rất rõ nét. Đặc biệt, tác động tích cực của các FTA đó là giúp trao đổi kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác ngày càng phát triển.

Theo ông Ngô Chung Khanh, tác động của các FTA đã được thể hiện rõ nét qua những con số ấn tượng trong thời kỳ bùng phát dịch Covid-19 rất khó khăn, cũng như trước các biến động địa chính trị hiện nay. Các FTA cũng là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, thể chế từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh, giúp các doanh nghiệp có điều kiện vươn xa hơn nữa trên thị trường khu vực và thế giới.

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ FTA. Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như thủy sản, gạo, các sản phẩm trồng trọt, rau quả... đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi ngay sau khi các FTA như EVFTA, UKVFTA, CPTPP có hiệu lực. Nhờ đó, đang không ngừng gia tăng sự hiện diện tại các thị trường quốc tế và nhận được sự quan tâm, tin dùng của người tiêu dùng nước sở tại.

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ chia sẻ, tác động tích cực của các FTA, cụ thể là các FTA thế hệ mới như EVFTA, UKVFTA, CPTPP đối với ngành nông nghiệp đó là đã tạo một sự chuyển dịch, cơ cấu lại nhóm sản phẩm thích ứng với thị trường, với từng nhóm thị trường, đảm bảo cho xuất khẩu ổn định.

"Đặc biệt, các FTA đã làm xoay trục xuất khẩu với nhóm mặt hàng như lúa gạo, thuỷ sản, trái cây cũng như làm thay đổi hệ thống tiêu chuẩn sản xuất của Việt Nam, qua đó đảm bảo chất lượng nông sản cao hơn, đáp ứng được các đòi hỏi của nhiều thị trường xuất khẩu khó tính"- ông Thủy chỉ rõ.

Bên cạnh đó, theo ông Hoàng Trọng Thuỷ, khi bước vào thực hiện các cam kết của các FTA với tiêu chuẩn rất cao, người sản xuất, khu vực sản xuất trong ngành nông nghiệp đã thay đổi hành vi, nhận thức để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Mặt khác, việc thực thi các FTA đã hối thúc doanh nghiệp đổi mới quản trị tài chính, đầu tư nguồn lực để gia tăng chất lượng hàng hóa.

Các tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã tập trung đầu tư mạnh mẽ hơn vào công nghiệp chế biến, gia tăng nội địa hoá các mặt hàng sản xuất, tạo thêm gia trị cho sản phẩm trên thị trường. "Ngoài ra, khi thực thi các cam kết của FTA, doanh nghiệp đã có cơ hội hiểu thêm, nắm rõ hơn các chính sách về thương mại quốc tế, từ đó có được ý thức tuân thủ và áp dụng" - ông Thủy phân tích thêm.

Từ góc độ cơ quan quản lý thực thi FTA, ông Ngô Chung Khanh cũng cho rằng, nhờ các FTA mà hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp nhiều hơn, đa dạng hơn, đối tượng sâu rộng hơn, nhiều mặt hàng thế mạnh đều ghi nhận tốc độ tích cực. Đáng tự hào, nhờ cơ hội từ các FTA, đến nay nhiều mặt hàng Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu tại các thị trường FTA như gạo Lộc Trời, hồ tiêu Phúc Sinh; các doanh nghiệp cũng có thêm nguồn lực để tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi tư duy, giá trị của mặt hàng.

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Không chỉ về thương mại, nhờ các FTA, Việt Nam thu hút đầu tư của Việt Nam cũng đang khởi sắc trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Đơn cử với Hiệp định EVFTA, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, qua quan sát cho thấy luồng đầu tư từ EU đang có sự chuyển hướng tích cực sang các ngành dịch vụ, năng lượng sạch, công nghiệp hỗ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao… mà Việt Nam đang rất cần.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng chỉ rõ, tăng trưởng đầu tư dù có chậm lại nhưng vốn giải ngân vẫn rất đáng khích lệ, điều này cho thấy tác động không nhỏ của các FTA.

Theo lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên, trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam được hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển đầu tư của EU bởi môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi và lợi thế tiếp cận các thị trường trên thế giới. "Việc tận dụng lợi thế của Hiệp định EVFTA để thu hút đầu tư và tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp EU đã giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nâng cao trình độ, công nghệ sản xuất và gia tăng giá trị sản phẩm, thương hiệu của mình"- ông Khanh đánh giá.

Hiện nay, ông Ngô Chung Khanh cho biết, đã có khá nhiều doanh nghiệp EU tích cực chia sẻ những công nghệ hay kỹ thuật sản xuất với các doanh nghiệp Việt Nam. Đơn cử, với Tập đoàn Piaggio (Italia), các sản phẩm xe máy thương hiệu Piaggio hay Liberty hiện có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 80% - 90% và theo ước tính có khoảng gần 100 doanh nghiệp Việt Nam đang là nhà thầu phụ cung cấp cho Piaggio.

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Những "trái ngọt" của hội nhập quốc tế và tham gia ký kết các FTA cho thấy Việt Nam đã gắn bó sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là cũng là minh chứng cho đường lối, chủ trương chính sách hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, sau những tác động của đại dịch Covid-19 và bối cảnh khó khăn hiện nay khi tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, cuộc xung đột Nga - Ukraine làm cho chuỗi cung ứng, lao động, sản xuất đứt gãy cục bộ; giá cả nguyên vật liệu đầu vào và nông sản ở mức cao, lạm phát ở nhiều nước tăng cao của nền kinh tế toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tác động bất lợi đến các nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.

Do vậy, nhằm tăng cơ hội tận dụng các cam kết của FTA, theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ, cần sự liên kết giữa các Bộ ngành trong hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nông dân sản xuất, kinh doanh, khai thác thị trường thông qua các việc kiểm soát chất lượng hàng hoá, ban bố các tiêu chuẩn đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, theo ông Hoàng Trọng Thuỷ, Việt Nam cần ổn định nguyên liệu đầu vào, nội địa hoá nông sản để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường quốc tế; thiết lập bản đồ số về nông sản, về nông nghiệp, cũng như số hoá đất đai, sản lượng, chất lượng công khai minh bạch để các doanh nghiệp có định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp, hiệu quả.

Các tổ chức, doanh nghiệp cũng được khuyến nghị cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển hàng hoá theo tiêu chuẩn xanh, bền vững. "Cuối cùng là phải xây dựng tổ chức kinh tế của nông dân đủ mạnh để làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp trong quá trình số hoá, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh"- ông Thủy khuyến nghị.

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Đối với thu hút đầu tư, theo ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE), Việt Nam cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi, chuẩn bị được nguồn nhân lực chất lượng.

Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, chúng ta cần chuẩn bị tâm thế, năng lực cho các doanh nghiệp trong nước để hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, qua việc có thể đáp ứng đòi hỏi của những dự án có công nghệ cao, công nghệ tiên tiến ở những quốc gia phát triển hơn như châu Âu. Đặc biệt, phải nâng cấp một cách rất mạnh mẽ và phải tích cực thực hiện chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo…

Cùng với cộng đồng doanh nghiệp, để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trong mọi tình huống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 93 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030, trong đó đã đề ra các mục tiêu, phương hướng, giải pháp chủ yếu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương.

Là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Công Thương cũng xác định rõ đó là tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thể chế, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, bảo đảm đồng bộ, khả thi để thực hiện đầy đủ, tương thích với các nghĩa vụ và cam kết hội nhập. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng Chiến lược mới về tham gia các hoạt động thương mại tự do theo hướng tham gia có chọn lọc và thực thi có hiệu quả các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu, hiệu quả, thiết thực gắn với bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Ông Ngô Chung Khanh nhận định, hiện dư địa khai thác các thị trường FTA, trong đó có 3 FTA thế hệ mới là EVFTA, CPTPP, UKVFTA còn rất lớn, vì vậy thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội làm sao hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách tốt nhất, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các FTA.

Với sự chủ động, quyết tâm đó, ông Ngô Chung Khanh cho rằng, chúng ta sẽ từng bước xây dựng được thương hiệu hàng hoá, nâng cao được giá trị xuất khẩu cho hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam. Qua đó, chúng ta không chỉ nâng cao được sức cạnh tranh, khẳng định vị thế của các giá trị, thương hiệu Việt trên sân chơi kinh tế quốc tế mà còn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Longform | FTA - Khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Thực hiện: Hoa Quỳnh – Thu Trang

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.

Xem thêm

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Làm sao để phát triển doanh nghiệp dân tộc, có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt một số ngành trọng yếu và có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Không chỉ lớn mạnh về lượng và chất, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định vai trò trong việc “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước.
Longform | Bài 1:  Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân

Longform | Bài 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân. Vì thế, ngày 13/10/1945, Người đã viết thư gửi giới Công Thương Việt Nam.
Longform | Bài cuối: Phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên

Longform | Bài cuối: Phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên

Đẩy mạnh phát triển đảng viên mới chính là tăng cường sức mạnh tổ chức đảng cơ sở lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương
Được mời đóng "Đào, phở và piano", Tuấn Hưng quyết "chơi tất tay" để cống hiến cho lịch sử

Được mời đóng "Đào, phở và piano", Tuấn Hưng quyết "chơi tất tay" để cống hiến cho lịch sử

Vào một buổi chiều xuân Hà Nội, Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với Tuấn Hưng về vai diễn của anh trong bộ phim "Đào, phở và piano”.
Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu

Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu

Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu
Longform | Tháo gỡ vướng mắc để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo bứt phá

Longform | Tháo gỡ vướng mắc để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo bứt phá

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ từng bước tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo đòn bẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...
Longform | Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục của năm 2023?

Longform | Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục của năm 2023?

Năm 2023, cán cân thương mại cả nước đã tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.
Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Longform | FTA Index - Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

Longform | FTA Index - Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index được kỳ vọng giúp tạo động lực mạnh mẽ đối với các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp trong tận dụng FTA và khai thác hiệu quả.
Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Tiến trình tham gia, ký kết các FTA đã chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại trên thế giới.
Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Ara-Tay Coffee đã trở thành một thương hiệu cà phê đặc biệt của phụ nữ Thái tại Sơn La. Câu khẩu hiệu của bà con là: “Tử tế đến từng hạt".
Longform | Nâng thu nhập, tạo sinh kế cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Longform | Nâng thu nhập, tạo sinh kế cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sự vào cuộc của địa phương, sự đồng hành của doanh nghiệp, sự nỗ lực của người dân vùng đồng bào dân tộc đã giúp bà con nâng thu nhập, làm giàu từ cây quế.
Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu.
Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Hạt dẻ Trùng Khánh, lục trà và hồng trà Kolia, lạp sườn, thịt xông khói, miến dong… là những sản phẩm OCOP độc đáo, chất lượng và giá trị của Cao Bằng.
Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Nhiều năm nay, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã khắc phục sự khắc nghiệt của thời tiết “gió như phang, nắng như rang” bằng cây măng tây mang lại giá trị kinh tế
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Viết tiếp câu chuyện đẹp cho cây chè Shan tuyết Hà Giang

Viết tiếp câu chuyện đẹp cho cây chè Shan tuyết Hà Giang

Đỉnh núi Phìn Hồ cao hơn 1.300m quanh năm mây mù bao phủ với khí hậu trong lành, mát mẻ, nơi có cây chè Shan tuyết cổ thụ cho thức uống hảo hạng 5 sao OCOP.
Longform | Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường từng bước Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Longform | Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường từng bước Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Trải qua 5 năm hoạt động, mô hình tổ chức lực lượng Quản lý thị trường theo ngành dọc đã chứng tỏ được tính ưu việt, khắc phục được điểm yếu từ trước tới nay.
Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng đã được đưa lên môi trường kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm này.
Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Sản phẩm gốm sứ Tân Thịnh (làng gốm Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội) vinh dự là một trong số ít sản phẩm được vinh danh sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Longform | Hưng Yên: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm OCOP

Longform | Hưng Yên: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm OCOP

Từ những tiềm năng riêng biệt, tỉnh Hưng Yên đã phát triển mạnh mẽ các sản phẩm OCOP, mang lại giá trị cao và thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển thị trường nội địa gắn kết chặt chẽ với mở rộng thị trường ngoài nước thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta...
Longform | Tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả từ điểm giới thiệu, bán hàng OCOP

Longform | Tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả từ điểm giới thiệu, bán hàng OCOP

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động kết nối chuỗi sản xuất, phân phối và bán hàng OCOP địa phương vào các kênh bán lẻ.
Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Hồng vành khuyên được xác định là một trong những sản phẩm OCOP thế mạnh của Lạng Sơn và đang được thúc đẩy tiêu thụ bằng nhiều hình thức
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30-35 sản phẩm).
Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Chỉ cần 1 cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Nhiều sản phẩm đặc trưng, truyền thống của Lai Châu như chè, lá tắm, thịt trâu, thịt lợn, chẩm chéo… đã được nâng tầm giá trị khi trở thành sản phẩm OCOP.
Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Việc được chứng nhận là sản phẩm OCOP đã giúp nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản Yên Bái.
|< < 1 2 3 4 > >|