Longform
28/12/2022 19:13
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

28/12/2022 19:13

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã cho thấy nhiều rủi ro về sự phụ thuộc về năng lượng. Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã cho thấy nhiều rủi ro về sự phụ thuộc về năng lượng. Vậy các quốc gia trên thế giới đã làm gì để ứng phó và bài học kinh nghiệm của Việt Nam về vấn đề này như thế nào?

-----

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Có thể nói, sau gần 1 năm xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến cho châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng địa chính trị chưa từng có trong hàng thập kỷ, đặc biệt là đối với ngành năng lượng khi mà từ trước tới nay các quốc gia châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga với hơn 38% sản lượng khí nhập khẩu của toàn châu Âu.

Cuộc xung đột cho thấy sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng nhập khẩu đã dẫn đến sự gián đoạn và nhiều rủi ro trong đảm bảo an ninh năng lượng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân.

Nhìn nhận về vấn đề trên, bà Trịnh Quỳnh Chi – Giám đốc Chính sách công và Quan hệ Chính phủ Tập đoàn Ørsted cho biết, cuộc khủng hoảng năng lượng đã tác động trực tiếp lên tất cả các ngành kinh tế và làm cho mọi thành phần kinh tế phải suy xét lại cách sử dụng và tiêu thụ năng lượng của mình. Đặc biệt là với các hộ gia đình, Chính phủ các nước châu Âu giờ đây đang phải nỗ lực để việc đảm bảo hóa đơn năng lượng của mỗi nhà vẫn ở mức chi trả được để tránh xảy ra tình trạng “đói nghèo năng lượng” khi mùa đông đến. Điều này đang trở thành thách thức lớn đối với các nước châu Âu.

Ngoài ra, xung đột Nga - Ukraine đã để lại hệ quả nghiêm trọng toàn cầu và thị trường năng lượng. Nguồn cung khí đốt tự nhiên sang châu Âu bị cắt giảm khi Nga và phương Tây liên tục “ăn miếng trả miếng”, khiến giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao, nguồn cung bất ổn.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Đáng ngại hơn, giá cả năng lượng tăng còn có thể loại nhiều nước đang phát triển khỏi thị trường năng lượng, vốn đã gặp khó khi giá sinh hoạt tăng cao do đại dịch Covid-19. Thách thức trong tiếp cận nguồn cung năng lượng do sự cạnh tranh từ nhiều nước phát triển sẽ khiến tình hình trầm trọng hơn. Theo đó, các nước này sẽ cần chi nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng tối thiểu cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Giá khí đốt tăng cao, ước tính, người dân châu Âu phải chi trả giá năng lượng tăng cao hơn 4-5 lần so với trước kia.

Phân tích rõ hơn về sự phụ thuộc, ông Nguyễn Văn Vy- Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, hiện khu vực châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng từ Nga, EU nhập khẩu 90% nhu cầu về khí đốt tự nhiên, trong đó 41% nhập khẩu từ Nga. EU cũng phụ thuộc vào Nga trong việc nhập khẩu dầu và than: 27% lượng dầu nhập khẩu và 46% lượng than nhập khẩu là từ Nga.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Nếu xét theo một trong các tiêu chí quan trọng của an ninh năng lượng là bảo đảm cung cấp đủ năng lượng với giá hợp lý, thì có thể xem các nước EU đã lâm vào khủng hoảng năng lượng do tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nguyên nhân chính là sự phụ thuộc”- Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nêu.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong: Tác động giá nhiên liệu tăng cao, đặc biệt là giá xăng, dầu cứ tăng 10% thì lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và kịch bản tăng trưởng kinh tế giảm 0,5 điểm phần trăm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu đầu vào khác như phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng… từ đó ảnh hưởng dây chuyền đến cả nền kinh tế.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Theo bà Trịnh Quỳnh Chi, các quốc gia châu Âu đã triển khai các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tự chủ năng lượng và giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài cũng như chống biến đổi khí hậu từ nhiều năm nay, bao gồm các chương trình nhằm thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo; Tăng cường sử dụng năng lượng, tiết kiệm hiệu quả.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine dẫn đến khủng hoảng năng lượng đột ngột, khiến cho châu Âu phải có các biện pháp đối phó trong ngắn hạn cũng như nhận thức rõ việc phải đẩy nhanh hơn tốc độ chuyển dịch tự chủ năng lượng của mình”- bà Trịnh Quỳnh Chi cho hay.

Cụ thể, một số hành động mà châu Âu đã và đang triển khai trong tình hình mới là: Các biện pháp ngắn hạn để nhanh chóng mua khí đốt và khí hóa lỏng LNG từ các quốc gia khác ngoài Nga trước khi mùa đông đến và lấp đầy tới 80% công suất các kho dự trữ khí đốt quốc gia trước tháng 11/2022; Các Bộ trưởng Năng lượng của các quốc gia cũng tự nguyện cam kết giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của quốc gia mình.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Các nước châu Âu cũng đang đẩy mạnh các biện pháp và hoạt động tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói chung. Đồng thời, thúc đẩy sử dụng nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo như là một biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung, củng cố khả năng tự chủ năng lượng từ các nguồn cung nội địa và nâng cao khả năng đảm bảo an ninh năng lượng.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Các giải pháp trên được đề cập và triển khai trong Kế hoạch REPowerEU được đưa ra vào tháng 5/2022.

Cụ thể: Đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển năng lượng tái tạo, nâng tỷ trọng điện tiêu thụ từ năng lượng tái tạo vào năm 2030 từ 40 lên 45%, tương đương với tăng thêm gần 200GW công suất lắp đặt mới của năng lượng tái tạo; Mục tiêu tăng cường điện khí hóa các ngành kinh tế, nhằm tiết kiệm đc 35 tỷ m3 khí đốt tiêu thụ trước năm 2030; Cố gắng đảm bảo được 30% sản xuất thép sử dụng nguồn nhiên liệu hydrogen tái tạo để giảm phát thải cacbon trong quá trình sản xuất; Sản xuất hydrogen xanh được tăng từ 5.6 triệu tấn lên thành 20 triệu tấn vào năm 2030 (tương đương 40GW công suất lắp đặt); Tăng thêm 210 tỷ Euro cho các nỗ lực nhằm loại bỏ việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga.

Bổ sung về các giải pháp, ông Nguyễn Văn Vy cho biết, trong ngắn hạn, để tránh sự gián đoạn nguồn cung năng lượng, châu Âu đã có đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt (EU đã công bố cam kết chấm dứt nhập khẩu khí đốt từ Nga vào năm 2027): Tăng nhập khẩu LNG, chủ yếu từ Mỹ. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí do giá LNG gấp 6 lần mức giá trong những năm trước. Việc mua thêm LNG khiến các quốc gia EU phải trả thêm khoảng 70 tỷ euro (78 tỷ USD) để nạp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt.

Bên cạnh đó, nhiều nước châu Âu đã khôi phục một số nhà máy điện than; Kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Đơn cử như Bỉ, ban đầu dự định ngừng sản xuất điện hạt nhân vào năm 2025, gần đây đã tuyên bố sẽ hoãn thời hạn đó thêm 10 năm.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã đẩy giá năng lượng tăng phi mã, ảnh hưởng trực tiếp tới giá điện, lạm phát, tăng trưởng GDP và nhiều lĩnh vực khác. Thực trạng này “phủ sóng” toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Nhưng với sự chủ động theo dõi sát tình hình, đề ra các giải pháp linh hoạt, kinh tế Việt Nam vẫn tốc độ tăng trưởng cao; nguồn cung năng lượng được đảm bảo, an ninh năng lượng được giữ vững.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), triển vọng kinh tế lạc quan của Việt Nam là ngoại lệ trong bối cảnh khu vực tăng trưởng chậm lại. Xuất khẩu tăng trưởng, chi tiêu dùng ổn định; giá lương thực và giá năng lượng được duy trì thấp hơn so với các nước trong khu vực; Tỉ lệ lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát do áp lực lạm phát trong nước hầu như chỉ giới hạn ở giá nhiên liệu và các dịch vụ liên quan trực tiếp như vận tải.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Mặc dù vậy, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, Việt Nam có nền kinh tế mở, do đó, các cú sốc về giá năng lượng có thể gây ra những trở ngại lớn cho triển vọng tăng trưởng. Khi cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và thế giới, Việt Nam gặp phải một cạnh tranh rất là lớn trong câu chuyện về nguồn cung. Giá năng lượng có thể sẽ ảnh hưởng lớn trong các kế hoạch triển khai về đầu tư cho năng lượng cũng như phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có sự thay đổi về thói quen tiêu dùng; thay đổi về cách làm chính sách và thực hiện chính sách với tầm nhìn dài hạn hơn, thực tế hơn so với hiện nay. Trên cơ sở đó vấn đề dự báo giá cả năng lượng cũng phải xem xét tính toán cụ thể để đem lại hiệu quả cao.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Theo TS. Võ Trí Thành, dự báo nhu cầu về năng lượng và điện của Việt Nam những năm tới sẽ tăng trưởng nhanh trong quá trình hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Vì vậy, cần tiếp tục các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Sử dụng năng lượng sạch, phát triển thử nghiệm thêm các nguồn năng lượng mới như khí đốt amoniac (HN3), hydro...

Còn TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần có biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là kiềm chế, bình ổn giá xăng dầu để hạn chế nguy cơ lạm phát. Các Bộ ngành cần theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, đặc biệt là vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để có chính sách, giải pháp kịp thời, đảm bảo cân đối cung cầu; điều hành bình ổn giá phù hợp, bảo đảm cung ứng các nguồn năng lượng trong nước, đáp ứng yêu cầu và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối về giá năng lượng điện, than, xăng, dầu.

Riêng về vấn đề xăng dầu, cần chủ động và kiểm soát nguồn cung thông qua việc mở rộng năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới. Cần dự trữ xăng dầu bằng hàng chứ không phải bằng tiền nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Đồng thời, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá như giảm thuế liên quan đến xăng dầu nhằm giảm áp lực tới mặt bằng giá cả hàng hóa.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Về biện pháp tổng thể đối với vấn đề xăng dầu năm 2023, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như:

(1) Khẩn trương hoàn thành tham mưu đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014-NĐ/CP và Nghị định số 95/2021-NĐ/CP của Chính phủ, bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và công tác quản lý nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp trình Chính phủ vào Quý I năm 2023.

(2) Bổ sung, hoàn thiện Đề án nâng cấp dự trữ xăng dầu Quốc gia và sửa đổi Quy định về định mức chi phí bảo quản dự trữ xăng dầu Quốc gia để nâng cao năng lực dự trữ xăng dầu Quốc gia.

(3) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện đúng tiến độ, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu được phân giao năm 2023, bảo đảm duy trì nguồn cung liên tục cho thị trường trong nước, kiên quyết không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.

(4) Tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới để có giải pháp điều hành phù hợp; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện đúng quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ Quỹ Bình ổn giá theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

(5) Chủ động phối hợp với Bộ Tài chính trong việc rà soát, cập nhật, điều chỉnh các chi phí liên quan trong công thức tính giá cơ sở (chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí bảo hiểm, chi phí phát sinh khác, chi phí kinh doanh định mức...), bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí phát sinh thực tế theo quy định hiện hành, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng lượng nhập hàng, duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường.

(6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới và các hành vi vi phạm khác; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và an ninh năng lượng quốc gia.

(7) Tổ chức vận hành có hiệu quả Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia áp dụng cho các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và tổng địa lý kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của Ngành, hạn chế tối đa việc xảy ra đứt gãy, thiếu hụt nguồn cung xăng dầu tại thị trường trong nước.

(8) Chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan thực hiện tốt công tác truyền thông, kịp thời cung cấp cho các cơ quan báo chí những thông tin liên quan đến quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu (về giá cả, nguồn cung...), bảo đảm khách quan, trung thực, phản ánh được tổng thể bức tranh của thị trường xăng dầu trên thế giới và trong nước, tạo đồng thuận, ủng hộ của dư luận xã hội.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Liên quan đến vấn đề điều hành giá, Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, hiện nay, đối với điện, nhà nước đang kiểm soát giá thông qua kiểm soát các chi phí sản xuất. Còn đối với xăng dầu thì kiểm soát nhà nước là định giá cơ sở. Giá điện theo quy định là chúng ta điều chỉnh 6 tháng/lần, còn với giá xăng dầu là 10 ngày/lần.

Tuy nhiên, để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mà từ năm 2019 đến nay Chính phủ chưa xem xét điều chỉnh giá điện, mặc dù chi phí sản xuất đã tăng rất nhiều và hàng năm, theo tính toán của Bộ Công Thương hiện ngành điện vẫn đang gặp khó khăn về tài chính. “Tôi thấy rằng, nếu trong điều hành mà Nhà nước và Chính phủ không kịp thời điều chỉnh giá thì có thể sẽ có tác động không nhỏ tới doanh nghiệp, và lâu dài là an ninh năng lượng của đất nước” - PGS.TS Ngô Trí Long nêu quan điểm.

Chia sẻ về giải pháp điều hành giá năng lượng trong thời gian tới, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, với cơ chế mà nhà nước còn quyết định giá, thì vấn đề hết sức quan trọng đối với các cơ quan chức năng là làm sao phải đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Có nghĩa nhà nước phải tính đúng, tính đủ để cho doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí một cách hợp lý thì doanh nghiệp mới tồn tại được; nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng.

“Hiện, Bộ Công Thương đã có sự chuẩn bị tốt với 2 kịch bản xăng dầu cho năm tới dựa trên căn cứ vào sự hồi phục kinh tế, dự báo nhu cầu tiêu dùng để có các phương án điều chỉnh hợp lý” - PGS.TS Ngô Trí Long đánh giá.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Gợi ý cụ thể hơn về lĩnh vực năng lượng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy cho biết, Việt Nam cần tăng cường an ninh năng lượng bằng cách thực hiện các giải pháp để giảm tỷ lệ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu và giảm nhập khẩu từ nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí,…) vì giá các loại nhiên liệu này biến động theo giá thị trường, tăng rất cao khi xảy ra bất ổn địa chính trị trên thế giới, nhất là tại các khu vực xuất khẩu năng lượng (Nga, Trung Đông,…).

Bên cạnh đó, cần tiếp tục lộ trình chuyển đổi năng lượng đến năm 2050 với 3 khía cạnh chính gồm: Hiệu quả năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và điện khí hóa.

Cụ thể, hiệu quả năng lượng cho phép tăng trưởng kinh tế với đầu vào năng lượng thấp hơn. Hiệu quả sử dụng năng lượng Việt Nam còn thấp; trong những thập kỷ tới, những cải tiến và chính sách về hiệu quả năng lượng sẽ thay đổi mối quan hệ này. Nhu cầu năng lượng sơ cấp sẽ bằng và tiến tới thấp hơn tốc độ tăng GDP.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Tập trung tăng cường khả năng tự cung tự cấp năng lượng bằng cách tối đa hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo sản xuất trong nước sẽ nâng cao quyền tự chủ về cung cầu năng lượng và góp phần to lớn vào việc đảm bảo nguồn cung ổn định”- ông Nguyễn Văn Vy lý giải.

Bên cạnh đó, đối với điện khí hóa, hiện điện chiếm 26% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng năm 2020, tỷ trọng này sẽ tăng lên khi quá trình điện khí hóa các lĩnh vực sử dụng cuối diễn ra ngày càng tăng, như điện sử dụng trong đun nấu, quá trình nhiệt trong công nghiệp, trong giao thông,… Dự kiến đến năm 2050, điện chiếm 44% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng.

Quá trình chuyển đổi năng lượng là khả thi về mặt kỹ thuật và mang lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, để làm được điều này, Chính phủ cần ban hành và thực hiện các chính sách cần thiết để điều chỉnh quá trình phát triển hệ thống năng lượng bền vững.

Đồng quan điểm trên, đại diện Tập đoàn Ørsted cũng khuyến nghị Việt Nam cần ưu tiên hơn tới các nguồn năng lượng không phụ thuộc vào đối tác ngoài nước hay ít bị tác động bởi biến động giá cả. Các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ như mặt trời, gió có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chính phủ sớm đưa ra được định hướng và khung pháp lý để triển khai và hiện thực hóa các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn như điện gió ngoài khơi. Với khả năng đóng góp ở quy mô công suất lớn, đây sẽ là nguồn năng lượng giúp đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh nhu cầu phát triển kinh tế cao đồng thời hỗ trợ Việt Nam theo đuổi mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của mình.

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Thực hiện: Nhóm Phóng viên

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Bộ Công Thương đã chủ động, linh hoạt trong điều hành giá xăng dầu Chuyên gia kinh tế: Cần phối hợp giữa các bộ, ngành để giải bài toán xăng dầu

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Cuộc chiến Ukraine đã thay đổi nền kinh tế châu Âu như thế nào?

Cuộc chiến Ukraine đã thay đổi nền kinh tế châu Âu như thế nào?

Sau cú sốc về cuộc chiến Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế châu Âu đã thay đổi như thế nào?
Báo Tiền phong tổ chức toạ đàm kinh doanh xăng dầu và bài toán bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Báo Tiền phong tổ chức toạ đàm kinh doanh xăng dầu và bài toán bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Sáng 6/3, tại Hà Nội, Báo Tiền phong tổ chức Toạ đàm kinh doanh xăng dầu và bài toán bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
An ninh năng lượng nhìn từ giá xăng dầu

An ninh năng lượng nhìn từ giá xăng dầu

Vấn đề an ninh năng lượng được đặt ra khi thị trường xăng dầu trong nước chưa thoát khỏi căng thẳng.

Xem thêm

Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Thị trường gỗ nội thất Việt Nam có quy mô 5-6 tỷ USD và để chinh phục các doanh nghiệp đang đưa ra nhiều chiến lược khác nhau.
Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Bằng việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP, đến nay, giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP Thái Nguyên được nâng lên từ 20% trở lên.
Longform|Đắk Nông: Nữ giám đốc với thành quả ngọt ngào trên đá núi lửa

Longform|Đắk Nông: Nữ giám đốc với thành quả ngọt ngào trên đá núi lửa

Thời gian dài “vạch” đá trồng cây, chị Nguyễn Thị Mai - Giám đốc HTX sản xuất nông-lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú (tỉnh Đắk Nông) đã thu lại thành quả ngọt ngào.
Longform | Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại cho nông sản Thái Bình

Longform | Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại cho nông sản Thái Bình

Xúc tiến thương mại là hoạt động quan trọng giúp mở ra hướng tiêu thụ và xây dựng thương hiệu cho nông sản Thái Bình.
Xúc tiến thương mại: "Chìa khóa" nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Sóc Trăng

Xúc tiến thương mại: "Chìa khóa" nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Sóc Trăng

Với sự hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại từ địa phương, các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của Sóc Trăng đã và đang khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

Sau 20 năm thành lập tỉnh, từ một địa phương nghèo khó nhất vùng Tây Nguyên, đến nay Đắk Nông đã đạt được những thành quả nhất định.
Longform | Quảng Ninh: Phát triển thị trường bền vững cho sản phẩm OCOP

Longform | Quảng Ninh: Phát triển thị trường bền vững cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tích cực các hoạt động xúc tiến, kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh.
Longform | Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội: Điểm tựa cho sản phẩm làng nghề Thủ đô

Longform | Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội: Điểm tựa cho sản phẩm làng nghề Thủ đô

Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội là điểm tựa cho sản phẩm làng nghề Thủ đô.
Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Xuất khẩu nông sản Sơn La được đánh giá là một trong những điểm sáng. Đây là “quả ngọt” từ chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Đa số mật ong Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dưới dạng nguyên liệu thô thì sản phẩm mật ong chế biến của Honeco đang từng bước được ghi nhận tại một số quốc gia...
[Infographic] 8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris 1973

[Infographic] 8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris 1973

Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới.
Longform | Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam: Phát triển bền vững là trụ cột hợp tác Việt Nam–Thuỵ Điển

Longform | Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam: Phát triển bền vững là trụ cột hợp tác Việt Nam–Thuỵ Điển

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe: Đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững sẽ là trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Thuỵ Điển.
Longform | Lễ hội mùa xuân: Bộ sử dân gian diễn xướng trên thực cảnh

Longform | Lễ hội mùa xuân: Bộ sử dân gian diễn xướng trên thực cảnh

Lễ hội mùa xuân là bộ sử dân gian diễn xướng trên thực cảnh, với cảm hứng ngược nguồn mạnh mẽ, gửi gắm những ước vọng an vui…
Longform | Nhà thiết kế hoa Hà Minh Khôi và hành trình xây dựng giấc mơ hoa

Longform | Nhà thiết kế hoa Hà Minh Khôi và hành trình xây dựng giấc mơ hoa

Từ một cậu bé nhà nghèo tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Minh Khôi đã trở thành nhà thiết kế hoa trẻ tài năng và là ông chủ của shop hoa cao cấp có tiếng tại Hà Nội.
Longform | Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP đặc trưng Đà Nẵng

Longform | Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP đặc trưng Đà Nẵng

Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại giúp các sản phẩm OCOP, sản phẩm thương mại đặc trưng Đà Nẵng khẳng định “chỗ đứng” ở thị trường nội địa, vươn ra xuất khẩu
Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã cho thấy nhiều rủi ro về sự phụ thuộc về năng lượng. Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!
Longform | Bộ Công Thương: Tâm thế mới cho thời kỳ phát triển mới

Longform | Bộ Công Thương: Tâm thế mới cho thời kỳ phát triển mới

Kể từ ngày 1/12/2022, Bộ Công Thương hoạt động theo Nghị định số 96/2022/NĐ-CP. Đây là một tâm thế mới cho thời kỳ phát triển mới của ngành Công Thương.
Longform | Bài 3: Việt Nam đã chứng minh khả năng thích nghi trong khi nhiều nước khủng hoảng năng lượng

Longform | Bài 3: Việt Nam đã chứng minh khả năng thích nghi trong khi nhiều nước khủng hoảng năng lượng

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng nhưng Việt Nam đã chủ động thích nghi, trong khi nhiều nước gặp khó khăn.
Longform | Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thông suốt – Dấu ấn thị trường nội địa 2022

Longform | Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thông suốt – Dấu ấn thị trường nội địa 2022

Đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt; vượt khó, đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong bối cảnh thị trường thế giới khó lường và khủng hoảng trầm trọng.
Longform | Xuất nhập khẩu năm 2022 tiếp tục đạt kỷ lục mới

Longform | Xuất nhập khẩu năm 2022 tiếp tục đạt kỷ lục mới

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước dự kiến lần đầu tiên đạt con số 750 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Longform | 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022

Longform | 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022

Tiêu điểm 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022 về các lĩnh vực công nghiệp, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, hội nhập...
Longform | Sản xuất công nghiệp năm 2022: Một năm nhìn lại để bứt phá!

Longform | Sản xuất công nghiệp năm 2022: Một năm nhìn lại để bứt phá!

Những điểm sáng của sản xuất công nghiệp đạt được trong năm 2022 rất đáng ghi nhận, tuy nhiên bước sang năm 2023, ngành công nghiệp cần tiếp tục đổi mới...
Longform | Bài 2: Việt Nam ứng phó với cú sốc năng lượng toàn cầu như thế nào?

Longform | Bài 2: Việt Nam ứng phó với cú sốc năng lượng toàn cầu như thế nào?

Trước tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, Việt Nam đã ứng phó như thế nào để bảo đảm an ninh năng lượng?
Longform | Xúc tiến thương mại xanh: Bắt nhịp và hoà nhập

Longform | Xúc tiến thương mại xanh: Bắt nhịp và hoà nhập

Trong bối cảnh thương mại xanh ngày một phổ biến và dần được luật hoá tại các thị trường, công tác xúc tiến thương mại cần thay đổi để thích nghi.
Longform | Xúc tiến thương mại: Cầu nối hiệu quả đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Longform | Xúc tiến thương mại: Cầu nối hiệu quả đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Năm 2022, trước nhiều biến động, công tác xúc tiến thương mại đã được điều chỉnh kịp thời, linh hoạt triển khai đã thành công nối cầu đưa hàng Việt ra thế giới.
Longform | Nhân ái Việt Nam – Cội nguồn văn hoá Việt

Longform | Nhân ái Việt Nam – Cội nguồn văn hoá Việt

Việt Nam đã vươn lên không chỉ trở thành 1 điểm sáng về phát triển kinh tế, hội nhập, lan toả truyền thống tốt đẹp. Nhân ái Việt Nam là Cội nguồn văn hoá Việt.
Longform | Nhiều ngành duy trì tăng trưởng cao, sản xuất công nghiệp đang trên đà phục hồi

Longform | Nhiều ngành duy trì tăng trưởng cao, sản xuất công nghiệp đang trên đà phục hồi

Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 9%, cao hơn mức tăng 3,8% của cùng kỳ năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng 9,5% của cùng kỳ 2019.
Longform | Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh - Bài 3

Longform | Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh - Bài 3

Kinh tế ban đêm sẽ tạo ra guồng quay không ngừng nghỉ cũng như tạo đà cho tăng trưởng bền vững của du lịch tỉnh Quảng Ninh.
Longform | Tôn giáo Việt và những đóng góp tự hào

Longform | Tôn giáo Việt và những đóng góp tự hào

Nhìn lại quá trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước hơn 4.000 năm qua, Tôn giáo Việt ngày càng phát triển, thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Alphanam kể chuyện được người khuyết tật truyền cảm hứng, quyết định chuyển giao Alphanam thế hệ F2

Chủ tịch Alphanam kể chuyện được người khuyết tật truyền cảm hứng, quyết định chuyển giao Alphanam thế hệ F2

Chủ tịch Alphanam kể chuyện được người khuyết tật truyền cảm hứng, quyết định chuyển giao Alphanam thế hệ F2 để startup ở tuổi 58
1 2