Longform
03/09/2023 10:54
Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

03/09/2023 10:54

Tiêu chuẩn xanh từ EU ở mức độ “siêu khó”, doanh nghiệp dệt may trong nước được khuyến cáo nên tận dụng "cao tốc" EVFTA như một trợ lực tốt để vượt qua.
Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Tiêu chuẩn xanh từ EU ở mức độ “siêu khó”, doanh nghiệp dệt may trong nước được khuyến cáo nên tận dụng EVFTA như một trợ lực tốt để vượt qua.

-----

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau thị trường Mỹ, hiện chiếm khoảng 2,7% thị phần nên việc giữ được vị trí cũng như thị trường là vấn đề rất quan trọng.

Các quy định mới tại EU về hàng dệt may dù chưa chính thức và mới được một số quốc gia như Pháp áp dụng, Hà Lan đang khuyến khích áp dụng mở rộng. Tuy nhiên, thời gian để các quy định này từ khuyến khích trở thành quy định bắt buộc là không dài.

Về phía doanh nghiệp Việt Nam, theo ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh (Agtek), một số doanh nghiệp đã có động thái chuẩn bị cho thực thi các quy định mới của EU khi tìm tòi nghiên cứu nguyên liệu thiên nhiên như sợi gai, tre, đay, chuối, dứa, sợi cà phê… và đang nghiên cứu nhiều loại nguyên liệu mới đáp ứng cho tiêu chuẩn đầu vào xanh. Chú trọng đầu tư các dự án liên quan đến rác thải và tái sử dụng nguồn nước và truy xuất nguồn gốc vật liệu dệt may. “Các doanh nghiệp dệt may đang đáp ứng được 15-18% sản phẩm tái chế”, đại diện Agtek cho hay.

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Tuy nhiên, cũng theo đại diện Agtek, trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về nguồn cung ứng nguyên phụ liệu như bông, xơ, vải và vẫn phụ thuộc vào một số nước nhập khẩu, khó kiểm soát về tính chất bền vững trong chuỗi cung ứng.

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Khâu dệt, nhuộm của Việt Nam là điểm yếu bởi chưa hình thành được khu công nghiệp chuyên ngành lớn, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhiều địa phương chưa sẵn sàng tiếp nhận công nghệ dệt may. Ngoài ra, ngành còn thiếu nhân sự phục vụ cho ngành dệt may phát triển một cách bền vững .

Đặc biệt, chúng ta đang ứng dụng công nghệ 4.0 vào quá trình chuyển đổi xanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn. Đây cũng là một điểm yếu và khó của doanh nghiệp dệt may trong nước.

Cả nước hiện mới có khoảng 5-15% doanh nghiệp đã và đang đáp ứng tiêu chuẩn này của thị trường EU”, ông Phạm Văn Việt thông tin.

Tại Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 7/2023, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng rất lo lắng. Bởi lẽ, qua trao đổi trực tiếp, bản thân Hiệp hội dệt may của EU cũng không biết sẽ triển khai các quy định và kiểm soát chuỗi cung ứng như thế nào khi có những doanh nghiệp có đến 20.000 - 30.000 nhà cung ứng.

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Đại diện Vitas cũng kiến nghị: Thương vụ Việt Nam ở thị trường nước sở tại cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về từng thị trường, quy định và diễn biến đáp ứng các quy định của nhà nhập khẩu để doanh nghiệp trong nước nắm và có cơ sở điều chỉnh định hướng sản xuất, kinh doanh.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Văn Việt, đề xuất: Bộ Công Thương tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, hội thảo chuyên ngành tại EU để nắm bắt thông tin thị trường, tiếp cận các nhà nhập khẩu. Phổ biến mạnh mẽ hơn nữa thông tin về quản lý chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ… để doanh nghiệp trong nước hiểu, thực thi.

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Có thể nhận thấy rõ ràng, thời trang nhanh đã hết thời và thời trang tuần hoàn đang thịnh hành. Các nước EU nói chung, Bắc Âu nói riêng sẽ theo đuổi xu hướng này trong dài hạn.

Thời trang hướng tới mục tiêu chuyển từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất tuần hoàn, trong đó các vật liệu không bị loại bỏ sau khi sử dụng mà thay vào đó được tái chế hoặc sử dụng theo những cách khác để lượng chất thải được giữ ở mức tối thiểu.

Các mô hình kinh doanh mới hiện đang được khám phá, ví dụ như “thư viện thời trang”, nơi cho thuê quần áo, quần áo được sản xuất bằng kỹ thuật số, hay được sản xuất theo đơn đặt hàng – theo cách đó, tránh được tình trạng sản xuất thừa. Xu hướng tái tạo thời trang bằng cách kết hợp công nghệ mới với nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống cũng đang nổi lên.

Do vậy, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển lưu ý: Doanh nghiệp Việt Nam ngoài cập nhật các quy định, diễn biến mới liên quan đến Chiến lược dệt may và Quy định thiết kế tinh thái của EU cũng cần nghiên cứu xu hướng tiêu dùng mới để từ đó xây dựng tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp, trong đó “xanh hóa” sản xuất là bắt buộc nếu doan muốn tồn tại trên thị trường.

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Cần áp dụng các biện pháp bền vững, thân thiện với môi trường hơn từ khâu thiết kế, chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, sử dụng vật liệu tái chế. Thay đổi mô hình sản xuất, chuyển từ mô hình sản xuất, xuất khẩu chỉ tập trung vào sản lượng sang mô hình sản xuất hiện đại, chú trọng tới yếu tố môi trường và phát triển bền vững.

Về phía Thương vụ, thông tin là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp. Do vậy, Thương vụ luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường để cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp.

Thương vụ vừa xuất bản cuốn sách Thỏa thuận Xanh châu Âu và tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp có thể tham khảo. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục theo dõi các động thái của thị trường để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt thông tin nhằm kịp thời ứng phó”, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy chia sẻ.

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Thị trường EU đang có những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực dệt may, việc cập nhật và đứng ứng được nhận định là bắt buộc. Trong bối cảnh khó khăn đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có thể giúp dệt may Việt Nam "lách" qua cánh cửa hẹp, giữ được thị phần tại châu Âu.

Ưu đãi từ EVFTA đã giúp xuất khẩu hàng dệt của Việt Nam vào EU tăng trưởng tốt, năm 2022 đạt 4,46 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 34,5% so với năm 2021. Khi thuế giảm về 0% theo lộ trình, dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các đối thủ như Bangladesh, Pakistan.

Nhìn nhận ở góc độ vĩ mô hơn về tác động của EVFTA với ngành dệt may, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (CWIT), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích: Sau 3 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, dệt may cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác đang dần tận dụng được các ưu đãi từ hiệp định, nhất là ưu đãi thuế quan. Đối với dệt may, năm 2022 tỷ lệ tận dụng mới chỉ hơn 15%, thấp hơn so với mức trung bình của EVFTA. Nguyên do, trong 2 năm đầu thực thi chúng ta sử dụng song song ưu đãi từ EVFTA và ưu đãi theo GSP mà EU dành cho Việt Nam, nên doanh nghiệp chọn sử dụng phương thức quen – GSP nhiều hơn.

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Về quy tắc xuất xứ, EVFTA áp dụng từ vải trở đi trong khi nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam nhập khẩu còn tương đối lớn nên việc vận dụng còn nhiều khó khăn. Như vậy, dư địa về ưu đãi thuế quan cho hàng dệt may Việt Nam từ EVFTA còn rất lớn. EU hiện cũng là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu dệt may lớn của thế giới và nếu chúng ta tận dụng được nguồn này thì có thể đáp ứng được quy tắc xuất xứ để tận dụng ưu đãi thuế quan.

Về các quy định kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn bền vững, môi trường của EU, bà Nguyễn Thị Thu Trang cũng cho rằng, đây là một thách thức rất lớn đối với hàng hóa dệt may. “Nếu chúng ta đáp ứng được các yêu cầu phát triển bền vững của EU thì chúng ta cũng có khả năng đáp ứng các yêu cầu của những thị trường xuất khẩu khác. Vì vậy, việc chuẩn bị tâm thế để đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi này cũng chính là sự chuẩn bị cho tương lai phát triển bền vững, duy trì ổn định xuất khẩu của dệt may”, đại diện VCCI nhận định.

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Đại diện VCCI cũng nhấn mạnh: So với các đối tác khác, nhờ có EVFTA, dệt may Việt Nam có lợi thế nhất định về mặt thuế quan nhưng về mặt đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn là điều kiện chung cho các mặt hàng nhập khẩu vào EU. Do đó, muốn tận dụng ưu đãi thuế quan kể cả khi đã đáp ứng quy tắc xuất xứ chúng ta vẫn phải tuân thủ điều kiện về tiêu chuẩn của EU nếu không hàng hóa khó nhập vào thị trường này.

(Hết)

Theo dõi bài viết trên Báo Công Thương: Xuất khẩu dệt may sang thị trường EU: Doanh nghiệp cần thêm những trợ lực mới - Bài 1: Mặt hàng xuất khẩu tỷ đô “khó chồng khó”

Longform | Bài 2: Vượt thách thức nhờ “cao tốc” EVFTA

Thực hiện: Việt Nga - Hoa Quỳnh - Thu Trang

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan (kiêm nhiệm Litva, Estonia)

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan (kiêm nhiệm Litva, Estonia)

Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan (kiêm nhiệm Litva, Estonia) có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.