Lỏng lẻo chuỗi cung ngành gỗ

Nhiều dư địa để ngành gỗ phát triển nếu như tạo ra được một liên kết chuỗi trong sản xuất.
Vị thế mới của xuất khẩu gỗ Xuất khẩu gỗ đạt 1,25 tỷ USD trong tháng đầu năm 2021

Chuỗi liên kết yếu

Thanh Hòa - một công ty có trụ sở ở TP. Hồ Chí Minh đang cung cấp gỗ nguyên liệu cho gần 70 nhà chế biến, là nhân chứng về sự đổ vỡ liên kết trong chuỗi chế biến gỗ. Sau gần 10 năm bám trụ 3 dự án liên kết doanh nghiệp và người trồng rừng tại Thừa Thiên – Huế, ông Trần Thiên - Giám đốc Công ty Thanh Hòa - đã buộc phải từ bỏ kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu bền vững, bởi khoản lỗ đã lên tới gần 5 tỉ đồng và tồn kho hơn 3.000m3 phôi liệu.

Theo ông Trần Thiên, Việt Nam đang sở hữu một liên kết yếu và không chủ động về phôi gỗ và nguyên liệu. Các công đoạn trong chuỗi, từ trồng rừng, sơ chế, chế biến và bán hàng đã không được phân định một cách rõ ràng. Đến nay, ngành gỗ Việt Nam, với 95% doanh nghiệp là tư nhân, vẫn hoàn toàn tự bơi và thiếu những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Xuất khẩu gỗ
Các chính sách phát triển ngành gỗ vẫn tập trung vào chế biến xuất khẩu, nhưng thực tế đang yêu cầu một chính sách cân bằng hơn, tạo điều kiện cho các chuỗi cùng phát triển

Về nguyên tắc, việc ký kết và thực hiện hợp đồng giữa người trồng rừng nguyên liệu với các cơ sở chế biến, hoặc các chủ rừng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, có một thực trạng “nhức nhối” là việc thực thi cam kết hợp đồng là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp ngành gỗ. Ông Thiên cho hay, quyền thuộc về người mua và ông chủ các công ty chế biến gỗ lớn không bao giờ chịu từ bỏ lợi ích của mình để bình đẳng với nhà sơ chế hay 1,1 triệu hộ trồng rừng.

Thời điểm này có một vài mô hình liên kết giữa làng nghề và doanh nghiệp gỗ được triển khai, khi họ nhận thấy liên kết là yếu tố “sống - còn” để trụ lại được sau dịch bệnh Covid-19, trước khi tính đến bài toán phát triển bền vững.

Nhằm từng bước tạo ra các mối liên kết, giữa các hộ sản xuất trong Liên Hà và giữa làng nghề với các doanh nghiệp gỗ ở phía Nam, để quảng bá sản phẩm và bán hàng. Cuối năm 2020, ông Nguyễn Trọng Hiếu và 7 hộ sản xuất khác, đại diện cho làng nghề Liên Hà, thuộc huyện Đan Phượng của Hà Nội, đưa những sản phẩm có thế mạnh, chủ yếu là giường và tủ, vào bày bán ở chợ đầu mối Gỗ Tây, TABICO - Hố Nai thuộc tỉnh Đồng Nai.

Khi thị trường phía Nam còn lạ lẫm với sản phẩm làng nghề truyền thống đến từ phía Bắc, chắc chắn Liên Hà chưa thể bán được ngay sản phẩm của mình. Những lợi thế về tay nghề hay sử dụng nguyên liệu hợp pháp, cũng chưa thể bù đắp được chi phí vận chuyển từ Hà Nội vào Đồng Nai. Tuy nhiên, sự xuất hiện của làng nghề Liên Hà của Hà Nội tại chợ gỗ Tây thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp gỗ, góp phần tạo ra nhận thức mới cho các làng nghề truyền thống về việc sử dụng gỗ hợp pháp. Quá trình liên kết có thể giúp làng nghề xây dựng được thương hiệu và giá trị thông qua các hoạt động nắm bắt xu hướng thị trường, tầm quan trọng của mẫu mã thiết kế, mức chi tiêu của người tiêu dùng nội địa.

Tuy nhiên, các mô hình liên kết này còn rất mới, tập trung vào một vài nhà cung ứng nguyên liệu gỗ, không phải các nhà chế biến xuất khẩu, lĩnh vực đang hưởng phần lợi lớn nhất trong toàn chuỗi giá trị.

Các chính sách mới tập trung chủ yếu cho xuất khẩu

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 2020, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt khoảng 13,17 tỷ USD, vượt 5,4% kế hoạch năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019, trong đó riêng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 12,8 tỷ USD. Nhưng để đạt được con số này, các doanh nghiệp đã phải chi khoảng 2,58 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2019, cho nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Sự mất cân đối giữa các vùng miền ngày càng sâu sắc của ngành cỗ cũng đã được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề cập nhiều lần. Các tỉnh Bắc Trung bộ, Trung bộ đang thiếu các nhà máy, khu công nghiệp ngành gỗ, trong khi các doanh nghiệp chế biến tập trung chủ yếu ở miền Nam và tỉnh miền Đông. Việc này dẫn đến thu mua nguyên liệu của nông dân thấp, không đẩy nhanh được việc trồng rừng - giải pháp căn bản giúp xuất khẩu gỗ của Việt Nam phát triển bền vững.

Covid-19 bùng phát trở lại vào đầu năm 2021, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của thị trường nội địa trong vai trò là một bệ đỡ cho ngành gỗ. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cũng có kế hoạch đưa sản phẩm vào thị trường nội địa nhưng gặp nhiều khó khăn do không tìm được kênh phân phối phù hợp, không thể mở cửa hàng bán lẻ vì chi phí mặt bằng cao, dẫn đến đội giá sản phẩm, làm mất ưu thế cạnh tranh giá. Thêm nữa, lượng đặt hàng từ nhà bán lẻ nội địa còn ít, không thể đưa vào sản xuất hàng loạt.

Các chính sách phát triển ngành gỗ vẫn tập trung vào chế biến xuất khẩu, nhưng thực tế đang yêu cầu một chính sách cân bằng hơn, tạo điều kiện cho các chuỗi cùng phát triển. Theo ông Võ Quang Hà - Chủ tịch Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (TAVICO), ngành gỗ nên được chia làm 4 chuỗi: gỗ tây cho người tây, gỗ ta cho người tây, gỗ tây cho người ta và gỗ ta cho người ta. Nếu chính sách tiếp tục chú trọng xuất khẩu thì mới chỉ lo được 25% mục tiêu phát triển. Nhưng nếu Nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp với đặc thù của từng chuỗi sẽ giúp toàn ngành tăng trưởng bền vững hơn.

Tiến sĩ Tô Xuân Phúc - chuyên gia của Tổ chức Forest Trends - cho rằng, thời điểm này là cơ hội để ngành gỗ Việt Nam xây dựng các chuỗi liên kết mới, trong đó, Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện ưu tiên cho các doanh nghiệp tham gia vào khâu cung cấp các sản phẩm gỗ hợp pháp, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng của các hộ gia đình, được sơ chế thông qua các xưởng xẻ quy mô hộ gia đình tại các vùng gỗ nguyên liệu rừng trồng.

Chính phủ Việt Nam cũng có thể áp dụng chính sách mua sắm công đối với các sản phẩm gỗ được sản xuất trong nước, đưa ra các quy định đấu thầu hợp pháp để khuyến khích doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường.

Việc khuyến khích này sẽ giúp hình thành liên kết và chuỗi cung nội địa giữa doanh nghiệp, các cơ sở chế biến và các hộ trồng rừng nhằm phục vụ phân khúc thị trường mua sắm công, một phân khúc không hề nhỏ trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Việt Nam cần một chiến lược phát triển bền vững ngành gỗ, xác định rõ dòng sản phẩm và thị trường chiến lược. Chỉ khi đó, Việt Nam mới có thể định dạng chính xác ngành gỗ Việt Nam trên bản đồ chế biến, thương mại và tiêu thụ các mặt hàng gỗ toàn cầu.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Trong thời đại có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng...
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Triển lãm về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, học hỏi về công nghệ mới.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Việc thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon mang đến nhiều cơ hội cho TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội lựa chọn hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, từ 50 tỉnh thành trên cả nước tại Phiên chợ xanh tử tế để phục vụ gia đình.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại

Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại ''ngôi vương''

Sản lượng nhập khẩu gạo Philippines tăng mạnh cùng thông tin Indonesia sẽ mở thầu trong tháng 4 được cho là nguyên nhân kéo thị trường gạo thế giới khởi sắc.
Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Lễ Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024 diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ, tối ngày 19/4/2024.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại quốc bởi nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm trong lĩnh vực làm đẹp.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Hàng loạt các nhà phân phối hàng đầu tại Mỹ Latinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng vào việc thu mua hàng hóa tại Viet Nam International Sourcing năm nay.
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
40 tỉnh thành sẵn sàng cho Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc- Điện Biên, khai mạc tối 19/4

40 tỉnh thành sẵn sàng cho Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc- Điện Biên, khai mạc tối 19/4

Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 diễn ra trong 7 ngày (19 – 25/4). Chương trình khai mạc sẽ được tổ chức vào tối nay.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Bất chấp căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Tối 18/4, Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024 được khai mạc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động