Vị thế mới của xuất khẩu gỗ

Trong 2 thập kỷ gần đây, xuất khẩu (XK) của ngành gỗ đã đột phá. Từ chỗ XK được 200 triệu USD năm 2000, hai mươi năm sau - 2020, lên 12,3 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2019. Kết quả này tiếp tục đưa mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ (G&SPG) nằm trong Top 5 mặt hàng đầu đàn - XK từ 10 tỷ USD trở lên, góp phần tạo nên kỳ tích về XK của năm 2020.

Hành trình sáng sủa

Trong cấu thành XK, các loại đồ gỗ chiếm gần 70%, còn lại trên 30% là các sản phẩm thuộc nhóm gỗ nguyên liệu, thể hiện năng lực chế biến gỗ cùng khả năng XK đồ gỗ - điều luôn kỳ vọng ở XK của Việt Nam đang chuyển mình từ XK sản phẩm thô sang XK sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là 5 thị trường XK gỗ quan trọng nhất của nước ta, chiếm 90% kim ngạch XK G&SPG của cả ngành, riêng Hoa Kỳ, chiếm quá nửa - hơn 4 kim ngạch của 4 khách hàng đứng sau cộng lại. Điều ấy minh chứng độ tinh xảo cùng với việc đảm bảo các chuẩn mực quốc tế của đồ gỗ Việt Nam ngày càng được khẳng định.

Xuất khẩu đồ gỗ trên vị thế mới
Ảnh minh họa

Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu (NK) vài trăm triệu USD gỗ nguyên liệu từ rất nhiều nguồn, chủ yếu với gỗ tròn từ Hoa Kỳ, New Zealand, châu Phi, Úc, Chi Lê; gỗ xẻ cũng từ 5 quốc gia trên và thêm Nga. Một số DN lớn của Việt Nam đang mở xưởng xẻ tại các nước cung cấp gỗ chính cho Việt Nam như Cameroon, Gabon… Song gỗ từ châu Phi tiềm ẩn nhiều rủi ro, sẽ là rào cản trong việc đáp ứng các quy định về tính hợp pháp của gỗ theo Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU.

Trong nguồn gỗ nguyên liệu nội địa, gỗ từ cây cao su hết “đát”, đã có vai trò. Gỗ cao su thuộc nhóm VII, tỷ trọng nhẹ, lực chống kém, nhanh bị mối mọt, nên trước đây chẳng được quan tâm, đến khi được xử lý bằng công nghệ, nhất là khi gỗ tự nhiên ngày càng hiếm, đồ gỗ làm từ gỗ cao su lên đời. Mỗi năm, đã chế biến khoảng 4,5 - 5 triệu m3 gỗ cao su nguyên liệu, góp khoảng 15% tổng kim ngạch XK của ngành gỗ và là một trong ba mặt hàng XK chính của ngành cao su.

Một trong những điểm nhấn tạo sự thăng hoa của XK gỗ là một số DN đã chuyển hướng từ XK các sản phẩm đơn lẻ sang “XK không gian nội thất”, nghĩa là bộ trang trí nội thất bằng đồ gỗ, dựng một không gian sinh hoạt, phòng làm việc, quán ẩm thực sang trọng, thân thiện, chi phí đầu tư cao nhưng giá trị gia tăng lớn.

Trong số các tên tuổi đầu tư vào ngành gỗ tại Việt Nam, Đài Loan đứng đầu, tiếp đó là Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc… 4 đối tác này chiếm 82% tổng số các dự án và 84% tổng số vốn đăng ký. Các DN FDI lập những công xưởng lớn, trang bị kỹ thuật mới, thu hút nhân lực trình độ cao, địa điểm vừa thuận tiện mang nguyên liệu tới vừa dễ dàng đưa hàng đi, trường vốn, đầu ra phần nhiều do tập đoàn mẹ lo… nên ưu thế trong sản xuất và XK. Trong kim ngạch XK G&SPG của Việt Nam sang Mỹ, các DN FDI chiếm gần 70%. Điều này đã lý giải vì sao số DN FDI chỉ chiếm 15% trong tổng DN ngành gỗ, nhưng đóng góp ngang ngửa vào XK G&SPG so với số DN nội địa, đông đảo tới 85%, là nhân tố quan trọng tạo nên sắc thái mới của ngành gỗ.

Trong đồ gỗ, phần bằng gỗ chỉ chiếm 35% trị giá, còn lại 65% là các vật liệu xen ghép phi gỗ, điều này đã làm nên gương mặt đồ gỗ thời mới đa dạng, nhiều công dụng, thỏa mãn thị hiếu thời thượng.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 hy vọng mang lại tăng trưởng cho XK của Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng. Theo đó, ngành gỗ Việt Nam sẽ được hưởng lợi về XK là ưu đãi thuế. Còn về NK, do EU đứng hàng đầu thế giới về thiết bị chế biến gỗ, sẽ được giảm thuế NK với thiết bị tạo “cú hích” đối với sản xuất đồ gỗ. Bên cạnh đó, với các quy chế liên quan đến gỗ nguyên liệu, Việt Nam có thể NK gỗ nguyên liệu hợp chuẩn EU từ quốc gia thứ ba để chế tác thành đồ gỗ, khi XK sang EU chẳng những không bị tầm soát về nguồn gốc mà còn được hưởng ưu đãi từ EV FTA, mang lại hat-trick cơ may: hiệu quả - giải “cơn khát” về nguyên liệu - yên tâm về xuất xứ.

Chuỗi ưu đãi khác với đồ gỗ tương tự với các ưu đãi dành cho mọi hàng hóa XK vào EU như: Thuận lợi hóa hải quan và thúc đẩy thương mại; được quyền tham gia và tiếp cận bình đẳng thị trường; chính sách, thể chế được cải thiện; minh bạch hóa quy trình xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mai; đổi mới DN; cam kết sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; cam kết tạo thuận lợi dịch chuyển nhân lực, thu hút chuyên gia kỹ thuật cao, thợ tay nghề giỏi, nhạy bén trên thương trường.

Tồn tại cũ cùng khó khăn mới

Các DN gỗ nội địa hạn chế từ năng lực quản lý - quy mô - trình độ kỹ mỹ thuật - vốn - lao động - đầu ra, chi phí logistics cao - sức cạnh tranh yếu… Nhiều xưởng gỗ vẫn nằm trong các thôn làng, bụi, rác, nước thải, tiếng ồn làm môi trường nông thôn thêm tồi tệ.

Việc bùng phát dịch viêm phổi cấp Covid-19 ảnh hưởng đến XK của ta sang Trung Quốc và NK từ thị trường này. Trong số các mặt hàng gỗ XK sang Trung Quốc chủ yếu là dăm gỗ tới gần 80% kim ngạch G&SPG. Từ ngày có dịch, các DN sản xuất giấy, bột giấy của họ phải dừng hoặc sản xuất cầm chừng, nên phía Trung Quốc ngừng hoặc dãn tiếp nhận dăm gỗ của Việt Nam. Ngược lại, ta phải NK từ Trung Quốc cả trăm triệu USD các loại ván gỗ cùng các phụ kiện cho sản xuất gỗ như dây đai, thanh trượt, bản lề, sơn, hóa chất, kim loại, từ ngày phát dịch, việc cung cấp từ bên đó chật chưỡng.

Gần đây, Hoa Kỳ cáo buộc ngành gỗ Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa và trong sản phẩm XK vào Hoa Kỳ. Nguy cơ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường này là rất lớn.

Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP... không tránh khỏi hàng nước ngoài trà trộn, giả mạo xuất xứ hàng Việt để XK, hưởng thuế suất 0%, nếu bị đối tác phát hiện, ngành gỗ sẽ bị áp thuế từ vài chục tới hàng trăm lần.

Nguyễn Duy Nghĩa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.

Tin cùng chuyên mục

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê vẫn trong xu hướng tăng mạnh của thị trường, do mối lo ngại về vụ mùa cà phê ở các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil và Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu chỉ chấp nhận các sản phẩm từ doanh nghiệp tuân thủ các sáng kiến bền vững; có chứng nhận về môi trường, trách nhiệm xã hội...
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy vẫn là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam, thu về gần 299 triệu USD, tăng về lượng và trị giá so cùng kỳ.
Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Để đón bắt cơ hội, có thêm đơn hàng với các nhà mua hàng toàn cầu, doanh nghiệp phải không ngừng “nâng cấp” năng lực cung ứng, sản xuất theo xu hướng xanh.
Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đã nhập khẩu gần 3 triệu USD các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, Robusta lập kỷ lục lên tới 3.900 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, Robusta lập kỷ lục lên tới 3.900 USD/tấn

Giá Arabica tăng lên mức cao nhất trong 30 tháng trước lo ngại về nguồn cung vụ mới. Giá Robusta thiết lập mức đỉnh mới, có lúc lên tới 3.900 USD/tấn.
Tổng cục Hải quan yêu cầu “làm chặt” quản lý hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát

Tổng cục Hải quan yêu cầu “làm chặt” quản lý hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát

Doanh nghiệp phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, đạt 39.142 tấn, trị giá hơn 208 triệu USD, tăng về lượng và kim ngạch.
Khô hạn đẩy giá cà phê trong nước vượt mốc 105.000 đồng/kg

Khô hạn đẩy giá cà phê trong nước vượt mốc 105.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay trong khoảng 106.200 - 107.100 đồng/kg. Cà phê 2 sàn có phiên cùng tăng trước những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam.
Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Thêm thời gian thông quan, tăng cường điều tiết phương tiện, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu nỗ lực đảm bảo hàng hóa lưu thông suốt.
Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Hết quý I/2023, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 585.696 tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt gần 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 56,7%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động