Logistics xanh: Hướng đến phát triển bền vững

Logistics được đánh giá là ngành nghề sẽ tiếp tục có sự bứt phá và logistics xanh là mục tiêu doanh nghiệp phải thực hiện để phát triển bền vững.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh Phát triển logistics xanh, chìa khoá tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp vận tải

Logistics đóng góp lớn vào phát thải carbon

Thông tin tại Hội thảo "Logistics xanh - đích đến bền vững” do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức mới đây, ông Đào Trọng Khoa, Chủ tịch VLA cho biết biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất của toàn cầu trong thế kỷ 21. Trong đó, riêng ngành logistics đang đóng góp đáng kể vào lượng phát thải carbon - CO2 ước tính ở mức 7-8%.

Nguyên nhân là do hiện nay, khoảng 75% hàng hoá vẫn được vận chuyển qua đường bộ, trong khi 12% hàng hóa được vận chuyển qua đường biển và chỉ 2% vận chuyển qua đường sắt; có đến 95% phương tiện giao thông tại Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch.

Logistics xanh: Hướng đến phát triển bền vững
Logistics xanh là giải pháp hướng đến phát triển bền vững (Ảnh: Viettel Post)

Bên cạnh đó, thời gian qua, thương mại điện tử Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Nếu doanh số thương mại điện tử B2C Việt Nam năm 2014 chỉ đạt 2,97 tỷ USD, đến năm 2024 đã đạt tới giá trị 25 tỷ USD, tương đương mức tăng trung bình 26,7%/năm, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Trong thành công đó, logistics đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng và giao dịch. Với 43,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân tham gia thương mại điện tử cao nhất Đông Nam Á và cũng cho thấy nhu cầu giao hàng của ngành này luôn cần thiết.

Tuy nhiên, thương mại điện tử đã và đang bộc lộ nhiều yếu tố chưa bền vững liên quan đến hoạt động logistics. Đối với logistics trong thương mại điện tử, hiện vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so các phương thức vận tải khác. Trong khi đó, lượng phát thải khí nhà kính của vận tải đường bộ cao gấp gần 22 lần so với hàng không, gấp gần 20 lần đường biển và gấp gần 250 lần đường sắt. Ngân hàng Thế giới (WB) tính toán, trung bình mỗi năm hoạt động vận tải ở Việt Nam phát thải hơn 50 triệu tấn CO2, trong đó, vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85%. Lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam còn tiếp tục tăng trung bình 6-7% mỗi năm, dự báo các ngành vận tải trong nước sẽ phát thải tới 60 triệu tấn CO2 trong năm 2024 và 90 triệu tấn vào năm 2030.

Doanh nghiệp vào cuộc

Đầu tư công nghệ, thay đổi quy trình vận chuyển để hướng tới logistics xanh, phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp logistics đang hướng tới. Theo đó, là một trong những doanh nghiệp logistics đi đầu nhằm hướng tới mục tiêu phát triển logistics xanh, trong quá trình vận hành, Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã cho áp dụng mô hình “bưu cục di động”. Các “bưu cục di động” này được thiết kế trên xe tải, được ứng dụng công nghệ chia sẻ dữ liệu để kết nối giữa các bưu cục với nhau cũng như bưu tá với bưu cục.

Hàng hóa của người gửi sẽ được chia chọn, phân tuyến trực tiếp ngay trên xe và thực hiện quy trình xuất nhập kho qua ứng dụng di động để nhanh chóng xử lý các công đoạn tiếp theo. Với mô hình này, Viettel Post đã cắt giảm được các khâu trung gian, giảm 15% quãng đường vận chuyển và số lượng xe trung chuyển. Nhờ đó, hạn chế tần suất hoạt động của xe, giảm lượng khí thải ra môi trường; đồng thời, hạn chế luân chuyển hàng hóa giúp tối giản việc bọc các lớp nilon chống sốc cho bưu phẩm, giảm lượng chất thải ra môi trường.

Logistics xanh: Hướng đến phát triển bền vững
Vietnam Post đưa xe máy điện vào sử dụng trong hoạt động giao nhận (Ảnh: Quân Đỗ)

Hoặc, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cũng là doanh nghiệp nỗ lực chuyển sang phát triển xanh. Cụ thể, năm 2021, Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp bưu chính đầu tiên tại Việt Nam phối hợp cùng Honda Việt Nam đưa xe máy điện vào sử dụng trong hoạt động giao nhận, giúp giảm phát thải ra thị trường.

Bà Phạm Thị Tình - Giám đốc thương mại chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận quốc tế Interlog cho biết, để phát triển xanh, phát triển bền vững, Interlog tập trung vào 3 trụ cột chính là nhận thức của nhân viên, tiếp đến là chuyển đổi năng lượng và có giải pháp tối ưu để cắt giảm chi phí.

Từ cuối năm 2022, Interlog đã tập trung vào đào tạo nội bộ từ cấp lãnh đạo đến nhân viên để tăng nhận thức về chuyển đổi xanh. Đồng thời, doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để giảm giấy tờ trong quản lý, vận hành.

Công ty cũng đề xuất, giải pháp giúp giảm lượng phát thải carbon cho khách hàng thông qua tư vấn về tuyến đường giao hàng, giúp giảm nhiên liệu và chi phí vận chuyển.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương nhấn mạnh, dù chuyển đổi sang logistics xanh là tất yếu, song phát triển logistics xanh là áp lực lớn với các doanh nghiệp. Chuyển đổi xanh với logistics sẽ bao gồm chuyển đổi năng lượng với các phương tiện, thay đổi phương thức vận tải.

Theo ông Hải, hiện nay vận tải đường thủy nội địa là phương thức vận tải xanh có lợi thế lớn trong tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải carbon. Ngoài ra, các biện pháp về quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất của quá trình là yếu tố quan trọng trong phát triển logistics xanh. Quá trình giao nhận cần đơn giản, tối ưu hoá để mang lại hiệu quả. Cùng đó, cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

Các hiệp định thương mại thế hệ mới đều yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn, giảm “dấu chân” carbon trong hoạt động logistics để hướng tới phát triển bền vững chuỗi cung ứng. Có thể nói, hành trình tiến tới logistics xanh và thích ứng nhanh sẽ đóng góp vào quá trình giảm thải cacbon của ngành logistics Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, hướng tới thương mại bền vững.

Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045. Một trong những nội dung của Dự thảo Chiến lược là nâng cao chất lượng và xanh hóa các hoạt động dịch vụ logistics dựa trên nền tảng số.
Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Mobile VerionPhiên bản di động