Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác cảng biển và logistics

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Vì sao phát triển logistics xanh là xu hướng tất yếu? Logistics xanh tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng xung quanh vấn đề này.

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn
Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Hải Phòng)

Xin ông chia sẻ đôi nét về lợi thế của Hải Phòng trong lĩnh vực cảng biển, logistics?

Hải Phòng nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, gần biển Đông, vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Phòng trong việc giao thương quốc tế và kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam như Hà Nội, Quảng Ninh và Thái Bình. Thành phố này cũng gần biên giới với Trung Quốc, giúp mở rộng mạng lưới logistics và vận tải.

Về cơ sở hạ tầng logistics, Hải Phòng hiện là thành phố duy nhất của Việt Nam có cả 5 phương thức vận tải, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không kết nối với các khu vực lân cận.

Đối với hệ thống cảng biển, Hải Phòng có lợi thế vượt trội về cảng biển với hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam với các cảng quan trọng như Cảng Hải Phòng, Cảng Đình Vũ, và Cảng Lạch Huyện. Trong đó, cảng Lạch Huyện là một trong 20 cảng nước sâu trên thế giới, kết nối trực tiếp tới châu Mỹ, châu Âu, mà không phải trung chuyển qua cảng của nước thứ ba, giảm tối đa thời gian và chi phí logistics, có khả năng đón tàu trọng tải cỡ lớn lên tới 160.000 tấn. Khu bến cảng container tại Lạch Huyện đang tiếp tục được hoàn thiện và có thể đón tàu trọng tải tới 200.000 DWT

Hiện, Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế lớn như Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Khu Công nghiệp Nomura, VSIP Hải Phòng, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành logistics khi kết hợp giữa sản xuất và vận tải.

Ông đánh giá như thế nào về lợi thế của Thuỵ Điển trong lĩnh vực cảng biển, logistics?

Thụy Điển có nhiều lợi thế trong lĩnh vực cảng biển, logistics. Cụ thể, về vị trí địa lý chiến lược, Thụy Điển nằm ở phía Bắc châu Âu, có đường bờ biển dài giáp với Biển Baltic, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hải với các nước trong khu vực Bắc Âu, châu Âu lục địa, và Nga.

Thuỵ Điển cũng có hệ thống nhiều cảng biển hiện đại quan trọng như Gothenburg, Stockholm, và Malmö, đặc biệt là Cảng Gothenburg - cảng lớn nhất của Thụy Điển và cũng là một trong những cảng container lớn nhất ở Bắc Âu, đóng vai trò quan trọng giúp Thụy Điển trở thành một trung tâm kết nối giữa các thị trường lớn ở châu Âu trong vận chuyển hàng hóa qua các tuyến đường biển quốc tế.

Thêm nữa, Thụy Điển sở hữu hệ thống giao thông hiện đại và đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và hệ thống cảng biển. Hệ thống này được kết nối chặt chẽ, giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu thời gian, chi phí vận chuyển. Thụy Điển cũng được biết đến với sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ và số hóa trong quản lý logistics và chuỗi cung ứng. Hệ thống quản lý cảng biển và vận tải của Thụy Điển được tích hợp với công nghệ thông minh, giúp nâng cao hiệu quả vận hành.

Nhiều năm qua, Thụy Điển rất chú trọng đến việc phát triển bền vững trong lĩnh vực logistics, với việc đầu tư vào các giải pháp vận tải xanh như sử dụng nhiên liệu sinh học, điện khí hóa giao thông và các dự án giảm phát thải carbon.

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn
Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics (Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển)

Được biết, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện 55 năm Việt Nam – Thụy Điển sẽ diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ giữa Sở Công Thương Hải Phòng và Cảng Gothenburg. Xin ông chia sẻ cụ thể nội dung hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này?

Sở Công Thương Hải Phòng và Cảng Gothenburg ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển, mở rộng các hoạt động logistics nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tiêu chuẩn, hoàn chỉnh, nâng cao hiệu suất của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên. Đặc biệt, hai bên sẽ hợp tác chia sẻ ý tưởng và các giải pháp thực tiễn tốt nhất để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực số hóa về logistics cũng như các giải pháp hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn.

Để hiện thực hoá những nội dung trong bản ghi nhớ, thời gian tới, Sở Công Thương Hải Phòng sẽ triển khai những giải pháp ra sao, thưa ông?

Nhìn chung, sự hợp tác giữa Thụy Điển và Hải Phòng trong lĩnh vực cảng biển và logistics có thể mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên, từ việc nâng cao hiệu suất hệ thống logistics của các bên, chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đến phát triển logistics xanh bền vững.

Thời gian tới, Sở Công Thương Hải Phòng sẽ tích cực tổ chức các chương trình hội thảo, xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp tại Hải Phòng có cơ hội kết nối với các thị trường châu Âu và Bắc Âu thông qua cảng Gothenburg, đồng thời giúp các doanh nghiệp ở Gothenburg và Thụy Điển mở rộng sự hiện diện của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia lân cận trong khu vực ASEAN, một khu vực có tiềm năng kinh tế lớn với dân số đông và tăng trưởng mạnh mẽ.

Sở Công Thương cũng phối hợp cùng cảng Gothenburg nghiên cứu thiết lập các tuyến đường logistics mới, giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế của Hải Phòng và cảng Gothenburg.

Mặt khác, nghiên cứu kinh nghiệm, các giải pháp của cảng Gothenburg trong việc phát triển hệ thống logistics xanh và bền vững, bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ giảm phát thải carbon trong vận tải hàng hóa. Qua đó hợp tác nghiên cứu cùng cảng Gothenburg trong việc áp dụng thực tiễn tại Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung, từng bước đưa hệ thống logistics xanh thành tiêu chuẩn chung trên trường quốc tế.

Nghiên cứu kinh nghiệm, các giải pháp quản lý cảng biển hiện đại của cảng Gothenburg, đặc biệt là trong việc tự động hóa và ứng dụng công nghệ số trong logistics, tăng cường hợp tác, nhập khẩu công nghệ quản lý cảng biển, logistics hiện đại từ Thụy Điển.

Thêm nữa, nghiên cứu hợp tác kêu gọi đầu tư triển khai dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng và mở rộng các cảng biển, xây dựng các trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế tại Hải Phòng. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Hải Phòng, nhu cầu về các dịch vụ logistics chất lượng cao sẽ ngày càng tăng, tạo cơ hội cho các khoản đầu tư sinh lời cao cho các nhà đầu tư từ Thụy Điển.

Xin cảm ơn ông!

Lễ ký MOU giữa Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg diễn ra ngày ngày 6/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Việt Nam – Thuỵ Điển được tổ chức nhân dịp 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thuỵ Điển do Đại sứ quan Việt Nam tại Thuỵ Điển phối hợp với Thương vụ và Tập đoàn FPT tổ chức.
Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần có cách quản trị mới. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ kiến tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...
Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn của Chính phủ nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phương án sáp nhập tỉnh, thành phố có biển với tỉnh trên các lưu vực sông sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế biển.
Mobile VerionPhiên bản di động