Thứ ba 29/04/2025 07:40

Lo ngại hàng hóa từ Trung Quốc, Indonesia áp dụng mức thuế quan mới cho hàng dệt may nhập khẩu

Vừa qua, Chính phủ Indonesia thông báo sẽ tái áp dụng nhiều biện pháp thuế quan đối với hàng dệt may nhập khẩu, do lo ngại về làn sóng hàng hóa Trung Quốc.

Theo Bloomberg, Indonesia đang chuẩn bị sử dụng các biện pháp thuế quan để bảo vệ ngành dệt may trong nước trước làn sóng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nước này cũng là quốc gia mới nhất có động thái bảo hộ thương mại để ứng phó với khả năng xuất siêu của quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới.

Một cửa hàng may mặc tại thủ đô Jakarta, Indonesia. (Nguồn ảnh: The Jakarta Post)

Được biết, Indonesia đã nhập khẩu gần 29.000 tấn vải dệt thoi làm từ sợi fil nhân tạo vào năm ngoái, với một lượng lớn trong số đó là hàng hóa đến từ Trung Quốc.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nước này đã xuất khẩu hơn 115 nghìn tấn sản phẩm làm từ sợi thô nhân tạo vào Indonesia từ đầu năm đến tháng 5 năm nay. So với cùng kỳ năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu thêm 40 nghìn tấn sản phẩm vào Indonesia. Thậm chí, con số này là gấp đôi so với xuất khẩu cùng kỳ năm 2021 là 57 nghìn tấn.

Đầu năm nay, Jakarta đã buộc phải dỡ bỏ một số hạn chế nhập khẩu, do lo ngại thiếu hụt các mặt hàng tiêu dùng. Nhưng sau đó, chủ tịch các hiệp hội dệt may tại Indonesia đã cáo buộc rằng làn sóng nhập khẩu mới từ Trung Quốc đang gây tổn hại tới doanh thu của ngành này, và yêu cầu phía chính phủ Indonesia phải vào cuộc.

Phát biểu với tờ Bloomberg, ông Budi Santoso, Cục trưởng Cục Ngoại thương, thuộc Bộ Thương mại Indonesia, thông tin rằng Ủy ban Bảo hộ Thương mại nước này đang nỗ lực điều tra cáo buộc trên, và sẽ báo cáo chính phủ để quyết định các biện pháp phản ứng.

Vào thứ Sáu tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan cho biết Indonesia có thể áp mức thuế lên tới 200% đối với hàng nhập khẩu, qua đó bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi các mặt hàng giá rẻ từ các nước như Trung Quốc. Một ngày trước đó, đại diện Bộ Tài chính Indonesia thông báo rằng cơ quan này đang có kế hoạch tái áp dụng mức thuế tự vệ đối với một số sản phẩm vải từ nước ngoài, vốn đã bị tạm dừng vào tháng 11 năm 2022.

Chia sẻ với Bloomberg, ông Febrio Kacaribu, người đứng đầu Cơ quan Chính sách Tài chính thuộc Bộ Tài chính Indonesia cho biết: “Thực tế, chúng tôi đã cung cấp nhiều giải pháp tài chính để bảo vệ ngành dệt may, bao gồm thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá đối với các hoạt động thương mại không công bằng và gây tổn hại cho ngành dệt may”. Ông Kacaribu cũng nói thêm rằng Bộ Tài chính Indonesia sẽ cần thảo luận với các cơ quan trong chính phủ về bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào khác.

Động thái vừa qua được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang phải cân bằng giữa nhu cầu thu hút đầu tư từ Trung Quốc, và đảm bảo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Được biết, Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều nhất, và cũng là khách hàng lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Indonesia.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao