Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới

Cần đánh giá lại tiềm năng và lợi thế phát triển vùng, của từng địa phương để liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt hiệu quả thời gian tới.
Cần có những thể chế rõ ràng thúc đẩy liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Quảng Nam hướng phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ

Ngày 01/7, tại Quảng Nam, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm "Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới". Chủ trì tọa đàm có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39; đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết; đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm

Phát biểu tại toạ đàm, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 39 cho biết, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải...; phát triển cảng biển, dịch vụ cảng, kinh tế đảo và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp, đóng mới và sửa chữa tàu biển; phát triển các khu kinh tế và các trung tâm thương mại, du lịch và giao dịch quốc tế của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Nghị quyết 39-NQ/TW định hướng phát triển để “trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy, lôi kéo các địa phương khác mà trước hết là các tỉnh trong vùng cùng phát triển; phát huy tối đa tác động hành lang Đông- Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Cam pu chia và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới
Đồng chí Trần Tuấn Anh cho rằng phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước

Tuy nhiên, trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước. Đồng chí Trần Tuấn Anh chỉ rõ, phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đang gặp phải nhiều tồn tại, hạn chế như: Tăng trưởng kinh tế còn thiếu ổn định; quy mô kinh tế còn nhỏ, khoảng cách phát triển giữa các địa phương gia tăng nhất là mật độ kinh tế; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn nhiều bất cập; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ cản trở tổ chức không gian phát triển; diện tích lớn trong khi nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu; các đô thị thiếu liên kết thành một hệ thống thống nhất, vai trò hạt nhân của TP. Đà Nẵng chưa cao; tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển nhất là tài nguyên biển; tỷ lệ lao động lành nghề thấp; thiếu hụt lao động chất lượng cao; doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế… Đặc biệt là cơ chế điều phối, liên kết phát triển vùng đã được ban hành (như Ban chỉ đạo, Hội đồng vùng...), nhưng chưa mang lại nhiều kết quả do thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương, xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng; lợi thế cấp vùng của nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy.

Nhiều định hướng để phát triển liên kết vùng

Tại toạ đàm, đại diện các bộ, ban ngành, lãnh đạo của các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đưa ra nhiều đề xuất, ý kiến để thúc đẩy liên kết phát triển vùng trong thời gian tới.

Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới
Lãnh đạo các địa phương trong vùng kinh tế trong điểm miền Trung thảo luận tại Tọa đàm "Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới"

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng cần cho phép các địa phương trong vùng được chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển để đưa vào quy định phát luật bởi vì chính địa phương đó mới biết họ cần và thiếu cái gì để phát triển. Ngoài ra, cần có một ban chỉ đạo trung ương về điều phối phát triển vùng kinh tế, để quản lý, điều hành phát triển vùng.

Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh

Về giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thứ trưởng Trần Quốc Phương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần phối hợp huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển thông qua việc tổ chức chung Hội nghị xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong vùng, trong đó chú trọng hình thức PPP hoặc liên doanh trong thu hút FDI phát triển cơ sở hạ tầng tại các Khu kinh tế ven biển, Khu công nghiệp, cảng biển, đường bộ, đường sắt, năng lượng tái tạo, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, phát triển đô thị thông minh, sản xuất trang thiết bị y tế, công nghiệp chế biến phục vụ liên kết vùng. Thúc đẩy liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động: đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở giáo dục đại học, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong vùng nhằm phát huy thế mạnh của các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian tới đạt hiệu quả, chúng ta cần đánh giá lại tiềm năng và lợi thế phát triển vùng, của từng địa phương, từ đó “lật ngược tình thế” để phát triển. Ngoài ra, phải xác định rõ vai trò vị trí của vùng để xây dựng quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo trong liên kết vùng.

Phát biểu kết luận toạ đàm, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39 cho biết những nội dung đối thoại, trao đổi tại Tọa đàm rất sâu sắc, chất lượng, toàn diện, có tính thực tiễn cao, bám sát các chủ trương, định hướng lớn của Đảng tại Đại hội Đảng XIII để đề xuất các định hướng, các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy liên kết phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung.

Nhiều ý kiến đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp để tăng cường liên kết đề cập tới nhiều ngành, lĩnh vực cụ thể của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tập trung vào đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, trong đó xác định biển là trung tâm; đầu tư để liên kết hạ tầng giao thông, cảng biển, hệ thống logicstic; phát triển hệ thống đô thị ven biển bền vững và đồng bộ về mạng lưới, hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách tài chính phát triển đô thị; phát triển khoa học - công nghệ phục vụ các chương trình lớn của quốc gia; đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp lần thứ 4; xây dựng văn hóa vùng; phát triển nguồn nhân lực đào tạo đạt đẳng cấp quốc gia, quốc tế, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng; chống cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai….

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chiều 27/11, Quốc hội sẽ nghe tờ trình chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau khi Trung ương thống nhất chủ trương tái khởi động dự án.
Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Với tỷ lệ 89,77% đại biểu tán thành, sáng 27/11 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa.
Mở rộng quyền gia nhập công đoàn cho lao động là công dân nước ngoài

Mở rộng quyền gia nhập công đoàn cho lao động là công dân nước ngoài

Luật Công đoàn (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 27/11 đã mở rộng quyền gia nhập công đoàn cho lao động là công dân nước ngoài.
Tách bạch quản lý xuất nhập khẩu thiết bị bay không người lái, phương tiện bay khác

Tách bạch quản lý xuất nhập khẩu thiết bị bay không người lái, phương tiện bay khác

Theo Luật Phòng không nhân dân được Quốc hội thông qua sáng 27/11, về quản lý xuất nhập khẩu thiết bị bay không người lái sẽ được tách bạch giữa các bộ.
Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất.
Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Chiều 26/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng (sửa đổi).
Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) theo hướng Cơ quan chủ trì thẩm tra đề xuất.
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Với tỷ lệ 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Như vậy phân bón và máy nông nghiệp sẽ bị áp thuế VAT 5%.
Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Đây là nhận định nêu tại hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia 2030 vì sự phát triển bền vững.
Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc làm việc với tập đoàn, doanh nghiệp lớn Đan Mạch chiều 25/11 (giờ địa phương), tại Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, do khung xử phạt còn thấp, một số người dân cố tình vi phạm và chấp nhận bị xử phạt, nhất là trong vi phạm giao thông.
Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Thảo luận tại hội trường vào sáng 26/11, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng gia tăng qua vụ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu cải cách thủ tục hành chính phải tập trung chủ yếu ở 2 khâu lớn, với mục tiêu phục vụ đắc lực, hiệu quả...
60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

Về giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, đại biểu cho hay trong số 60% khiếu nại liên quan đến đất đai thì tỷ lệ tiếp dân trực tiếp chỉ đạt 35%.
Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Ngày 26/11, tại Campuchia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, tình hình khiếu kiện hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương.
Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo tập đoàn C.I.P (của Đan Mạch), tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới.
Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật cho thấy năm 2024, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2024 tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, công nghệ cao, tham nhũng, kinh tế, buôn lậu... tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Chiều ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, trong đó nêu ra 6 nhóm biện pháp cần tăng cường hợp tác...
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Chiều ngày 25/11, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã diễn ra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động