Liên kết phát triển kết tiểu vùng Nam Trung Bộ: Kết quả còn khiêm tốn

Qua 18 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, tính liên kết giữa các địa phương tiểu vùng Nam Trung Bộ chưa thực sự hiệu quả, kết quả hợp tác còn khiêm tốn.
Phú Yên thay đổi ra sao sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị?

Kết quả khiêm tốn

Tiểu vùng Nam Trung Bộ, gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng có quần đảo Trường Sa và thềm lục địa rộng lớn, có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng; có nhiều eo, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, du lịch, vận tải; có điều kiện giao thông thuận lợi; tài nguyên khoảng sản khá phong phú.

Liên kết phát triển kết tiểu vùng Nam Trung Bộ: Kết quả còn khiêm tốn
Qua 18 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW và các nghị quyết về phát triển từng địa phương, kinh tế các địa phương tiểu vùng Nam Trung Bộ đã có những bước phát triển, tuy nhiên, kết quả hợp tác, liên kết giữa các địa phương còn hạn chế, kết quả khiêm tốn (Ảnh minh họa: Phát triển điện gió, điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận)

Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, các tỉnh thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ đã triển khai các hoạt động, để đẩy mạnh liên kết phát triển tiểu vùng và vùng Duyên hải Trung Bộ.

Tuy nhiên, qua 18 năm thực hiện, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn.

Việc liên kết trong xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các lĩnh vực hiện mới chỉ được thực hiện thông qua các buổi hội nghị của ngành. Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế xã hội vùng Trung Bộ, việc lồng ghép các nội dung liên kết phát triển vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Tiểu vùng còn mờ nhạt và chưa được cụ thể hóa. Tính liên kết mới chỉ dừng lại ở mức độ cam kết thỏa thuận giữa lãnh đạo các địa phương. Phạm vi liên kết còn hẹp, các lĩnh vực liên kết còn đơn điệu và thiếu tính bền vững.

Các kết quả thu hút đầu tư ở vùng bước đầu cũng cho thấy có sự liên kết, phân bổ lĩnh vực thu hút đầu tư phù hợp với đặc thù và lợi thế của từng địa phương. Tuy nhiên, quy mô và tốc độ thu hút vốn đầu tư phát triển giữa các địa phương trong Tiểu vùng cũng có sự cách biệt. Trong đó, Ninh Thuận vượt trội với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về thu hút đầu tư, bình quân đạt 41,8%/năm giai đoạn 2017-2021. Tỷ trọng vốn đầu tư của tỉnh Ninh Thuận trong tổng vốn đầu tư của Tiểu vùng tăng từ 8,42% năm 2017 lên 18,65% năm 2021. Trong vùng chỉ có Phú Yên là có quy mô vốn đầu tư thấp nhất với 18,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,62% của vùng. Ninh Thuận, Khánh Hòa thu hút FDI vượt trội hơn hẳn Phú Yên, Bình Thuận.

Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Tiểu vùng chủ yếu được triển khai ở hai phương diện gồm liên kết giữa các cơ sở đào tạo với nhau và liên kết giữa cơ sở đào tạo và địa phương/doanh nghiệp.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu ngành nghề trong toàn Tiểu vùng, xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nghề mới đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao. Mặc dù các cơ sở đào tạo đã chú trọng vào xu hướng chuyển biến này nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tế, đặc biệt là các nghề thuộc lĩnh vực tự động hóa. Điều này thể hiện tính liên kết giữa cơ sở đào tạo và nhu cầu xã hội (đơn vị sử dụng lao động) chưa cao. Hình thức đào tạo hiện tại chủ yếu mang tính chất đại trà, theo nhu cầu của người học hơn là theo nhu cầu của đối tượng sử dụng. Do vậy, nguồn nhân lực của Tiểu vùng thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng, điều này thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp của Tiểu vùng tương đối cao, 3,16% trong năm 2020 (Tổng cục Thống kê, 2020).

Trong khi đó, sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với nhau chưa được chú trọng đúng mức; chưa có sự liên kết đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng trong Tiểu vùng, kể cả trong tỉnh.

Ngoài ra, liên kết trong phát triển khoa học công nghệ, liên kết khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, …cũng còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả. Riêng liên kết phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ chung giữa các địa phương được thực hiện có kết quả bước đầu.

Liên kết phát triển kết tiểu vùng Nam Trung Bộ: Kết quả còn khiêm tốn
Ngày 24/6, tại tỉnh Khánh Hòa, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW sẽ phối hợp với Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Tọa đàm: "Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới"

Cần những cơ chế độ phá để liên kết tiểu vùng Nam Trung Bộ hiệu quả

Theo ý kiến nhiều địa phương và các chuyên gia, tính liên kết phát triển các địa phương trong Tiểu vùng chưa cao do nhiều nguyên nhân. Việc chạy theo các lợi ích phát triển kinh tế giữa các địa phương đã làm cho liên kết vùng bị suy giảm. Các địa phương đều đặt mục tiêu trở thành trung tâm, động lực phát triển, đều lấy kinh tế biển làm định hướng phát triển. Các địa phương trong Tiểu vùng đều đẩy mạnh phát triển du lịch biển, phát triển cảng biển, phát triển các ngành công nghiệp ven biển v.v…. Điều này sẽ làm phá vỡ đi sự phân bố sản xuất kinh doanh để tạo ra chuỗi liên kết phát triển.

Bên cạnh đó, chưa có một chủ thể đứng ra tổ chức và thực hiện liên kết và do đó chưa thể có được cơ chế liên kết phát triển hiệu quả; thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư; thiếu phối hợp giữa thẩm quyền quy hoạch và đầu tư; thiếu sự liên kết trong quy hoạch giữa các tỉnh trong tiểu vùng và toàn thể vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, liên kết phát triển giữa các tiểu vùng, vùng đang là nhu cầu thực tiễn, bức thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay nếu không có những cơ chế điều phối đột phá từ Trung ương thì tồn tại này vẫn khó có thể khắc phục được trong thời gian tới.

Nhằm đánh giá kết quả liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong thời gian qua; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ; đề xuất các quan điểm, giải pháp, cơ chế, chính sách, thu hút nguồn lực (tài chính, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực…) để thúc đẩy liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ nói riêng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ trong bối cảnh mới, ngày 24/6, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Tọa đàm: "Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới". Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW chủ trì Tọa đàm.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố, chia làm 3 tiểu vùng: Tiểu vùng Bắc Trung Bộ (gồm 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm 5 tỉnh, thành: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); Tiểu vùng Nam Trung Bộ (gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của vùng ngày 16/8/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010. Sau đó, ngày 02/8/2012, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 25-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW

Nghị quyết 39-NQ/TW đã khẳng định: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, vật liệu xây dựng; nhiều lợi thế trong trung chuyển hàng hóa, dịch vụ cho các nước tiểu vùng sông Mê Kông và quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường biển;...

Mục tiêu của Nghị quyết 39-NQ/TW: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ sớm tiến kịp các vùng khác trong cả nước và trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Về phát triển kinh tế: Phấn đấu thời kỳ từ 2001-2010 đạt mức tăng tổng sản phẩm bình quân hàng năm (GDP) của vùng khoảng 8-9%. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người bằng 2,2 lần so với năm 2000; tỉ trọng kinh tế các khu vực I,II,III là 28%-34%; tỉ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phú Yên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
TP. Hồ Chí Minh: Băng rôn gây tranh cãi ở Công viên Lê Thị Riêng là do in nhầm

TP. Hồ Chí Minh: Băng rôn gây tranh cãi ở Công viên Lê Thị Riêng là do in nhầm

Theo một đại diện tại Công viên Lê Thị Riêng (TP. Hồ Chí Minh), tấm băng rôn gây gây tranh cãi trong những ngày qua là do đơn vị thiết kế, in ấn in nhầm.
Hà Nội: Quét mã trả phí gửi xe, không lo bị “chặt chém”

Hà Nội: Quét mã trả phí gửi xe, không lo bị “chặt chém”

Hà Nội triển khai thí điểm nhiều bãi trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt. Hoạt động này đã giúp minh bạch trong công tác quản lý.
Hà Nội: Đặc sắc lễ hội truyền thống làng Duyên Trường

Hà Nội: Đặc sắc lễ hội truyền thống làng Duyên Trường

Ngày 10/3 Âm lịch hàng năm (ngày Giỗ Tổ Hùng Vương) - cũng là ngày làng Duyên Trường (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) tổ chức lễ hội truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Đó là khẳng định của ông Hans Bruyninckx - Ban Tài nguyên Quốc tế (IRP) tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn thế giới 2024 (WCEF2024) diễn ra từ ngày 15-18/4 tại Bỉ.
Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên: Nâng cao vai trò công đoàn ngành địa phương

Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên: Nâng cao vai trò công đoàn ngành địa phương

Với vai trò của mình, Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, mang lại quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Quảng Ninh: Cận cảnh công trình thuộc dự án nghìn tỷ bị xuống cấp trầm trọng

Quảng Ninh: Cận cảnh công trình thuộc dự án nghìn tỷ bị xuống cấp trầm trọng

Ga Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tạm dừng hoạt động nhiều năm nay, dẫn đến tình trạng nhiều hạng mục bỏ hoang đã bị xuống cấp trầm trọng.
Thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Bắc Bộ sáng sớm có mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Bắc Bộ sáng sớm có mưa, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Bắc Bộ sáng sớm cục bộ có mưa, mưa rào rải rác, ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/4/2024: Có mưa rào rải rác và có nơi có dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/4/2024: Có mưa rào rải rác và có nơi có dông

Thời tiết biển hôm nay 18/4/2024, khu vực Bắc vịnh Băc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Nam đến Nam cấp 4-5; đêm cấp 6, giật cấp 7, biến động.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/4/2024: Hà Nội có mưa vài nơi trong ngày nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/4/2024: Hà Nội có mưa vài nơi trong ngày nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/4/2024, Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa rực sáng trời đêm Phú Thọ dịp Lễ hội Đền Hùng 2024

Chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa rực sáng trời đêm Phú Thọ dịp Lễ hội Đền Hùng 2024

Trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình nghệ thuật "Hội tụ non sông", trong đó có màn bắn pháo hoa tầm cao 15 phút.
Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023)

Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023)

Báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023).
Liên thông hơn 2,7 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe qua hệ thống bảo hiểm xã hội

Liên thông hơn 2,7 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe qua hệ thống bảo hiểm xã hội

Việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe qua hạ tầng của bảo hiểm xã hội giúp người dân có thể đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe hoàn toàn trực tuyến.
Giải pháp để xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải pháp để xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Để người lao động tiếp tục là nguồn lực lớn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thì an ninh, an toàn cho lực lượng này là thách thức không nhỏ.
TP. Hồ Chí Minh: Tái diễn tình trạng "bến cóc" đón trả khách sai quy định

TP. Hồ Chí Minh: Tái diễn tình trạng "bến cóc" đón trả khách sai quy định

Thời gian qua, tình trạng "bến cóc" đón trả khách sai quy định trong kinh doanh vận tải tái diễn tại TP. Hồ Chí Minh gây mất an toàn giao thông trên địa bàn.
Hà Nội: Người dân xếp hàng từ 4h sáng làm thủ tục đăng ký đất đai

Hà Nội: Người dân xếp hàng từ 4h sáng làm thủ tục đăng ký đất đai

Nhiều Văn phòng Đăng ký đất đai ở Hà Nội chứng kiến cảnh người dân xếp hàng dài chờ làm thủ tục. Nguyên nhân được cho là do lãi suất ngân hàng đang giảm.
Hà Nội: Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT

Hà Nội: Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường THPT công lập trên địa bàn.
Hành trình về nguồn đặc biệt của 200 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"

Hành trình về nguồn đặc biệt của 200 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"

Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" toàn quốc lần thứ V năm 2024 là hành trình về nguồn đặc biệt của 200 em đội viên tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ diễn ra đến tháng 11/2024

Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ diễn ra đến tháng 11/2024

Năm nay, Báo Kinh tế và Đô thị tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội.
Chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”

Chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”

Tối 16/4 tại Hà Nội, Khoa Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”.
Thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục tăng nhiệt nắng nóng, nắng nóng gay gắt trên cả nước, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 17/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác. Gió Đông Nam đến Nam cấp 5. Sóng cao 1,0 - 2,0m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 17/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chỉ số UV tăng lên ngưỡng có hại cao

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 17/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chỉ số UV tăng lên ngưỡng có hại cao

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 17/4/2024, Hà Nội nền nhiệt độ tăng, chỉ số tia UV tăng lên ngưỡng có hại cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động