Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Vào năm 1922, hơn một thập kỷ trôi qua thì từng đó năm cây cà phê được người phương Tây di thực đến vùng đất Đắk Lắk.
Đắk Lắk nghiên cứu cà phê theo hướng 'đặc sản', giá trị cao Đắk Nông phê duyệt địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm cho cây cà phê và hồ tiêu

Với chiều dài hơn 100 năm lịch sử, cây cà phê khi bén duyên trên vùng đất đỏ bazan rộng lớn đã khẳng định được vị thế là cây trồng chủ lực, trở thành thủ phủ của loại cây trồng này ở Việt Nam.

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk
Hiện nay người dân đã sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn hữu cơ, hái chọn lóc trái chín để sản xuất cà phê đặc sản. Ảnh: Ngô Minh Phương

Địa chỉ đỏ của cây cà phê

Đắk Lắk là thủ phủ cà phê của cả nước. Thế nhưng, ít ai biết rằng để có được kết quả đó, ngành cà phê ở Đắk Lắk đã trải qua không ít thăng trầm.

Khởi đầu là vào năm 1922, người Pháp đặt ách thống trị xuống Đắk Lắk thì vùng đất đỏ bazan này nhanh chóng được phủ một màu xanh bạt ngàn cà phê. Đồn điền CADA là một trong những vựa cà phê lớn nhất thời bấy giờ với diện tích khoảng 2.000ha.

Ngày nay, đồn điền cà phê CADA là địa chỉ đỏ và rất dễ tìm thấy. Đồn điền CADA nằm ven Quốc lộ 26, từ thành phố Buôn Ma Thuột đi thành phố Nha Trang. CADA là từ viết tắt của cụm từ Compagne Argicole D’Asie (Công ty Nông nghiệp Á Châu).

Theo tư liệu, CADA là đồn điền do Pháp lập nên trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương và tại tỉnh Đắk Lắk, là nơi hình thành nên giai cấp công nhân đầu tiên của tỉnh.

Vào tháng 5.1945, tại Đồn điền CADA đã xây dựng được chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên do đồng chí Phan Kiệm (nguyên Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk, nguyên quyền Tư lệnh kiêm Chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, nguyên Phó Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn) phụ trách.

Trong đó, chi bộ đã tập hợp lực lượng của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng từ nơi đây, phong trào đấu tranh của công nhân đã được nhân rộng ra các đồn điền khác trong tỉnh. Qua đó, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước.

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk
Đồn điền Cà phê CADA là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ảnh: Phan Tuấn

Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là vào sáng 18/8/1945, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ trước trụ sở Ủy ban Cách mạng lâm thời của đồn điền.

Mặt khác, nơi đây ghi dấu sự ra đời và trưởng thành vững chắc của chính quyền Việt Minh, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 ở tỉnh Đắk Lắk.

Sau ngày giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã sớm quan tâm đến việc phát triển cà phê. Ngày 12/11/1975, UBND cách mạng tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định trưng thu tài sản, đất đai ở các đồn điền, đồng thời vận động 75 hộ cá thể hiến tặng gần 2.000ha đất cà phê. Trên cơ sở đó thành lập cà phê Thắng Lợi, Ea hồ, 10-3, Đức Lập do Công ty Quốc doanh nông nghiệp tỉnh trực tiếp quản lý. Đồng thời một loạt các công ty quốc doanh thuộc Trung ương quản lý cũng ra đời.

Từ sau 1986 nhờ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, tỉnh Đắk Lắk đã chủ trương trồng mới, thâm canh rộng rãi cà phê trong nhân dân. Từ đó bắt đầu hình thành các vùng tập trung chuyên canh cà phê lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột, Cư M'gar, Krông Pắk, Krông Năng và các huyện lân cận.

Ngày 26/1/1999, Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã cấp Bằng công nhận Đồn điền Cà phê Cada là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nâng cao hiệu quả cho cây cà phê

Trong suốt lịch sử hơn trăm năm xuất hiện tại Việt Nam, cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của cả nước. Theo thống kê, khu vực Tây Nguyên hiện có hơn 603.000ha cà phê đang cho thu hoạch.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất toàn vùng với gần 210.000ha, chiếm 62,06% tổng diện tích cây lâu năm của toàn tỉnh. Ngành sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã tạo công ăn việc làm cho hơn 500.000 người.

Trong bối cảnh lợi nhuận của cây cà phê không còn cao như trước thì các ngành chức năng và người dân đã và đang thực hiện chương trình tái canh cà phê hiệu quả. Tính lũy kế diện tích tái canh và ghép cải tạo cà phê từ năm 2011-2021 toàn vùng Tây Nguyên được hơn 166.579ha. Năng suất của các vườn tái canh đạt trung bình 2,8 tấn/ha.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, hơn 40 năm nay, cây cà phê đã định hình là cây trồng trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, với diện tích hơn 200.000ha.

Theo Để đảm bảo thu nhập, lợi nhuận cho người sản xuất và phát triển ngành hàng cà phê, điều quan trọng nhất là phải tìm cách giảm chi phí đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng cà phê. Bên cạnh đó, cần khai thác, phát triển các sản phẩm có giá cao hơn như cà phê đặc sản, cà phê hữu cơ, cà phê có chứng nhận.

Chí Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cây cà phê

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên không chỉ quan tâm đến công tác bảo vệ, phát triển rừng, mà còn mang lại sự no ấm cho vùng đồng bào DTTS tại chỗ.
Đắk Nông quyết tâm ổn định dân di cư tự do vào năm 2025

Đắk Nông quyết tâm ổn định dân di cư tự do vào năm 2025

UBND tỉnh Đắk Nông ban hành đề án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh, mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do.
Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Tỉnh Sơn La đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua hàng loạt các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nhờ các chính sách hỗ trợ, tạo sinh kế cho lao động nông thôn, đời sống bà con dân tộc Khmer ở An Giang đã từng bước phát triển, thoát nghèo bền vững.
Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh vào sáng 16/3 tại huyện miền núi Kỳ Sơn.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 – 2027.
Cơ hội thưởng thức Dâu tây Mộc Châu đa dạng kích cỡ, giá siêu rẻ

Cơ hội thưởng thức Dâu tây Mộc Châu đa dạng kích cỡ, giá siêu rẻ

Không còn là mặt hàng xa xỉ, những trái dâu tây Mộc Châu được bán với giá siêu rẻ có mặt trên các tuyến phố Hà Nội và cả những chợ online dù đã vào cuối vụ.
Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 thu hút đông đảo du khách tham gia hưởng ứng.
"Biển người" hòa vào Lễ hội ánh sáng Buôn Ma Thuột

"Biển người" hòa vào Lễ hội ánh sáng Buôn Ma Thuột

Hàng chục nghìn người dân địa phương, du khách chen chân dự Lễ hội ánh sáng trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Người dân và du khách tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cảm thấy mãn nhãn với những tác phẩm nghệ thuật tại hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.
Khám phá cội nguồn cà phê thế giới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Khám phá cội nguồn cà phê thế giới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới” ra đời nhằm giới thiệu nguồn cội cà phê đến người dân, du khách.
Về nơi nuôi ong lấy mật

Về nơi nuôi ong lấy mật

Đầu tháng 3, là đợt lấy mật đầu tiên của vụ mùa mật ong. Nghề 'một vốn bốn lời' này đã kéo dài hàng chục năm nay, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thanh Hóa: Phê duyệt đầu tư nhằm ổn định dân cư cho các hộ dân ở các huyện miền núi

Thanh Hóa: Phê duyệt đầu tư nhằm ổn định dân cư cho các hộ dân ở các huyện miền núi

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt hàng loạt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại các huyện miền núi của tỉnh này.
Lào Cai: Khai hội hoa lê trắng biên cương Si Ma Cai

Lào Cai: Khai hội hoa lê trắng biên cương Si Ma Cai

Ngày 4/3, tại thôn Lao Chải, UBND xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức khai mạc Lễ hội hoa lê trắng lần thứ hai - năm 2023.
Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Hơn 700 nông dân đến từ 8 huyện trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk sẽ tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Người trẻ Ba Na chung tay lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Người trẻ Ba Na chung tay lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Những người trẻ dân tộc Ba Na tại Kon Tum vẫn luôn gìn giữ nghề dệt thổ cẩm bản sắc văn hóa, như minh chứng cho cái đẹp, sự khéo léo của người con gái Ba Na.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030

Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu đến năm 2030".
Người có uy tín giúp bản làng

Người có uy tín giúp bản làng 'đuổi đói nghèo'

Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những hạt nhân tích cực giúp bà con ‘đuổi đói nghèo’, mang “luồng gió mới” đến từng địa phương.
Lễ hội Mường Xia, nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Mường Xia, nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Mường Xia là nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái gắn liền với công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào, người có công diệt trừ quân xâm lược.
Festival Khèn Mông tỉnh Hà Giang có gì hấp dẫn?

Festival Khèn Mông tỉnh Hà Giang có gì hấp dẫn?

Dự kiến ngày 25/3 tới đây, Festival Khèn Mông sẽ diễn ra tại sân vận động thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer

Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer

Nghệ thuật múa rom vong là món ăn tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Pà Thẻn, thể hiện truyền thống tốt đẹp về sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ những điều tốt đẹp.
Gia Lai: Bà con xã Ia Kly ấm lòng đón Tết

Gia Lai: Bà con xã Ia Kly ấm lòng đón Tết

Những hoạt động thăm hỏi, động viên làm ấm lòng bà con xã Ia Kly (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) khi Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến gần.
Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại Hòa Bình

Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại Hòa Bình

Chiều ngày 7/1/2023 đã khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp

Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp

Thức quà cay nồng của đồng bào Cơ Tu tại Đà Nẵng tưởng đã bị đứt đoạn sau những thăng trầm của cuộc sống, tuy nhiên vẫn còn đó một người “giữ lửa”…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động