Đắk Lắk nghiên cứu cà phê theo hướng 'đặc sản', giá trị cao

Đắk Lắk cần hướng tới các dự án có tính khả thi cao, nghiên cứu lựa chọn sản phẩm cà phê cao cấp theo hướng “đặc sản” mang tính thương hiệu, có giá trị cao, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Đó là nhấn mạnh của ông Bùi Văn Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk tại buổi làm việc với Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) ngày 30/8.

Những năm qua, WASI đã thực hiện các nhiệm vụ khoa học thực hiện chung với các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Trong đó, tập trung nghiên cứu tổng thể các biện pháp kỹ thuật về cây trồng gồm: giống, canh tác, bảo vệ thực vật, quản lý sản xuất nhằm phát triển bền vững những cây trồng chủ lực trên địa bàn như cà phê, ca cao, hồ tiêu, bơ, mắc ca, điều, sầu riêng, mít …

Đến nay, WASI đã chọn lọc được 10 giống cà phê vối có năng suất cao và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống chính thức. Ngoài ra WASI còn chọn lọc được 2 giống cà phê vối chín muộn, do thời gian chín vào mùa khô rất thuận lợi cho việc thu hoạch và chế biến sản phẩm. Đặc biệt, hiện nay WASI đã làm chủ công nghệ nhân giống cà phê nuôi cấy mô và đã sản xuất cây giống cà phê nuôi cấy mô cung cấp cho sản xuất đại trà.

0457-ca-phe
Ông Bùi Văn Cường đánh giá cao những đóng góp của WASI trong việc nghiên cứu, tạo ra những giống cây trồng chất lượng cao.

Ông Bùi Văn Cường đánh giá cao những đóng góp của WASI trong việc nghiên cứu, tạo ra những giống cây trồng chất lượng cao. Đồng thời ông Cường lưu ý WASI cần tăng cường phối hợp với các ngành chức năng liên quan, trong đó hướng tới các dự án có tính khả thi cao, nghiên cứu lựa chọn sản phẩm cà phê cao cấp theo hướng “đặc sản” mang tính thương hiệu, có giá trị cao, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Được biết, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà-phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích hơn 203 nghìn ha, sản lượng thu hoạch hằng năm đạt hơn 450 nghìn tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Kim ngạch xuất khẩu cà-phê của tỉnh hằng năm chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Phần lớn người nông dân ở Đắk Lắk đều sản xuất cà-phê và ngành cà-phê luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hầu Tỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao