Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn

Lễ tạ ơn (Pang Phoóng) của dân tộc Kháng được tổ chức nhằm tạ ơn tổ tiên, thần linh phù hộ cho dòng họ luôn được mạnh khỏe, việc làm ăn thuận lợi, phát triển.
Hưn mạy - nhạc cụ truyền thống, món ăn tinh thần của dân tộc Kháng Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu

Lễ tạ ơn (Pang Phoóng) của dân tộc Kháng cũng là dịp để anh em, con cháu trong dòng họ gần gũi, chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống; thắt chặt tình đoàn kết gắn bó; đồng thời nhắc nhở, răn dạy con cháu luôn nhớ về tổ tiên, cội nguồn của dân tộc mình.

Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng là sợi dây tạo lên sự gắn kết cộng đồng

Hàng năm, cứ đến mùa hoa mào gà nở đỏ trên nương cũng là mùa lúa chín, người Kháng lại tổ chức lễ tạ ơn tại nhà trưởng họ. Để tổ chức lễ tạ ơn, trưởng họ sắm lễ vật, nhờ thầy chọn ngày tốt để làm lễ và họp anh em họ hàng để thông báo ngày giờ làm lễ đồng thời phân công công việc cho mọi người.

Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Trang trí gian thờ tổ tiên, nơi thờ cúng trong lễ tạ ơn
Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Phụ nữ Kháng đồ xôi chuẩn bị cho lễ tạ ơn

Trước ngày lễ tạ ơn, trưởng họ cùng anh em lên rừng lấy cây sung rừng (mắc chắc), với mong muốn tổ tiên phù hộ cho lúa ngô luôn xanh tốt giống như cây này, hoa mào gà, cây mía rừng, ống nứa… để trang trí gian thờ tổ tiên, nơi thờ cúng trong lễ tạ ơn. Lễ vật là các nông sản của địa phương để dâng lên tổ tiên, thần linh, đặc biệt phải có rượu cần.

Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Cúng lễ vật sống và lễ vật chín
Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Lễ cúng vật sống bắt đầu với nghi thức gõ 3 hồi chiêng, trống

Thầy cúng Lò Văn Khâu, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho biết: Lễ cúng chính trong lễ tạ ơn bao gồm hai nghi thức: Cúng lễ vật sống và cúng lễ vật chín. Lễ cúng vật sống bắt đầu với nghi thức gõ 3 hồi chiêng của thầy cúng, sau đó anh em trong dòng họ lần lượt vào gian thờ thực hiện nghi thức vẩy rượu mời tổ tiên.

Tiếp theo, các con vật hiến tế (1 con lợn và 1 con gà) được đặt vào mâm cúng để thầy cúng làm lễ xin phép tổ tiên cho con cháu được dâng các con vật hiến tế và giết mổ trước sự chứng kiến của tổ tiên. Khấn xong, trưởng họ giao gà, lợn cho những người giúp việc đem đi chế biến và chuẩn bị mâm cúng, khi lễ vật đã được nấu chín, trưởng họ cùng thầy cúng đi chặt thêm một cành mắc chắc và lấy những gốc rạ để làm đũa cúng tổ tiên. Dòng họ thờ bao nhiêu người phải làm bấy nhiêu đôi đũa.

Lễ cúng chín gồm lễ vật: Lợn, gà, xôi, các loại rau củ, cá nướng… làm thành 2 mâm cúng. Thầy cúng và vợ cùng chủ nhà ngồi ở gian thờ làm lễ. Mâm thứ nhất có thịt lợn, tiết canh dâng lên trước ban thờ tổ tiên để khấn mời tổ tiên về dự lễ, hưởng các lễ vật và phù hộ cho mọi người trong dòng họ được khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Sau đó, dâng mâm thứ 2 có thịt gà luộc để nguyên con, gói xôi, cá nướng, bánh chưng, khoai, bí…

Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Chia đều mỗi thứ đồ cúng một ít vào trong lá mắc chắc
Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Thầy cúng và dân làng tham gia lễ cúng thần đất

Thầy cúng bày lá mắc chắc trên một tấm phên nhỏ, lần lượt chia đều mỗi thứ đồ cúng một ít vào trong lá mắc chắc (gia đình thờ bao nhiêu người thì chia thành bấy nhiêu phần), đặt lên mỗi phần một đôi đũa rồi khấn mời tổ tiên nhận lễ, kể tên các lễ vật và cầu xin tổ tiên phù hộ con cháu khỏe mạnh, vụ sau trồng được nhiều thóc ngô, nuôi được nhiều lợn gà để dòng họ lại làm lễ tạ ơn tổ tiên.

Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Uống rượu hưởng lộc trong lễ tạ ơn
Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn
Múa điệu “xék pang” của dân tộc Kháng trong lễ tạ ơn

Lễ tạ ơn của đồng bào Kháng là thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại, là sợi dây tạo lên sự gắn kết cộng đồng, thể hiện khát vọng bình dị ngàn đời về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân tộc Kháng. Lễ tạ ơn của người Kháng đã đem lại giá trị tinh thần, niềm lạc quan, niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, mang nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp, đáp ứng đời sống văn hóa tâm linh của phần lớn bộ phận cư dân trong cộng đồng dân tộc Kháng.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: lễ tạ ơn

Tin mới nhất

Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ

Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ

Chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh từ lâu nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo, chứa đựng nhiều kiệt tác nghệ thuật về điêu khắc trên cả chất liệu đá và gỗ.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị của Thành phố.
Hà Nội: Từ ngày 25-31/3 sẽ diễn ra Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023

Hà Nội: Từ ngày 25-31/3 sẽ diễn ra Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023

Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết sẽ diễn ra ngày 25-31/3 tại chùa Quán Sứ, TP.Hà Nội nhằm tôn vinh hình tượng hoa sen.
Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”: Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng

Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”: Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng

Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” khẳng định định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và chung sống hài hòa trong cộng đồng các dân tộc.
Hàng nghìn người đổ về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Hàng nghìn người đổ về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Hàng nghìn người dân, du khách, phật tử thập phương trong cả nước đã đổ về chùa Quán Thế Âm trong Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm để chiêm bái.

Tin cùng chuyên mục

Trụ trì chùa Ba Vàng làm Phó ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trụ trì chùa Ba Vàng làm Phó ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh), vừa được bổ nhiệm chức Phó ban Thông tin - Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chính thức đón nhận Không gian văn hóa Tâm Linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam

Chính thức đón nhận Không gian văn hóa Tâm Linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam

Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Drigung Kagyu Samten Ling Việt Nam tại Samten Hills Dalat được trao Bằng chứng nhận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng ngàn người dân cùng hòa mình trong đêm nhạc “Xuân Yêu thương”

TP. Hồ Chí Minh: Hàng ngàn người dân cùng hòa mình trong đêm nhạc “Xuân Yêu thương”

Hơn 25.000 người dân trên cả nước cùng hòa mình thưởng thức đêm nhạc đầy sôi động với chủ đề “Xuân Yêu thương” tại sân vận động Phú Thọ, TP. Hồ Chí Minh.
Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na

Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Ba Na ngoài ý nghĩa tâm linh, còn truyền đi thông điệp giáo dục các buôn làng có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Du lịch tâm linh, tôn giáo trở thành nhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôi động, mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần người dân
Độc đáo các chùa của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng

Độc đáo các chùa của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng được biết đến là vùng đất có những ngôi chùa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer. Dưới đây là một số chùa đẹp xếp “top” ở Sóc Trăng.
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn -Đà Nẵng sẽ diễn ra từ 08 – 10/3

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn -Đà Nẵng sẽ diễn ra từ 08 – 10/3

Năm nay, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) sẽ diễn ra từ ngày 08 – 10/3 (tức ngày 17 – 19/2 Âm lịch).
Đến thăm ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam

Đến thăm ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam

"Sắc tứ Khải Đoan tự" là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Tây Nguyên và là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam.
Lễ mở cửa tháp, cầu mong sức khỏe bình an của người Chăm

Lễ mở cửa tháp, cầu mong sức khỏe bình an của người Chăm

Lễ mở cửa tháp, hay lễ (Pơh băng yang) là lễ mở đầu cho cúng tế đền tháp của người Chăm mong muốn sức khỏe, sự bình an, con cháu làm ăn phát đạt.
Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê, "ngài rắn" chữa bệnh, "thần đá" tìm vật nuôi

Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê, "ngài rắn" chữa bệnh, "thần đá" tìm vật nuôi

Tín ngưỡng thờ các thành hoàng có từ xa xưa nhưng nay có những làng quê thờ cúng rất ly kỳ, như con rắn nước gọi “ngài rắn” hay hòn đá gọi là “thần đá”…
Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Pà Thẻn, thể hiện truyền thống tốt đẹp về sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ những điều tốt đẹp.
Lễ hội đập trống của người Ma Coong: Bản sắc độc đáo giữa đại ngàn Trường Sơn

Lễ hội đập trống của người Ma Coong: Bản sắc độc đáo giữa đại ngàn Trường Sơn

Lễ hội đập trống của người Ma Coong mang âm hưởng thiêng liêng, phồn thực... đây còn là dịp dành riêng cho những đôi trai, gái gặp gỡ, hẹn hò.
Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng dịp Tết Nguyên tiêu

Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng dịp Tết Nguyên tiêu

Dịp Tết Nguyên tiêu, nhiều người dân và du khách đã đến chùa Linh Ứng Bãi Bụt - Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng để dâng hương, thắp nhang cầu bình an, may mắn.
Đà Nẵng: Rộn ràng Lễ rước sắc Thần tại đình làng Túy Loan

Đà Nẵng: Rộn ràng Lễ rước sắc Thần tại đình làng Túy Loan

Trong không khí hân hoan đầu Xuân Quý Mão 2023, Lễ hội đình làng Túy Loan đã chính thức khai mạc với Lễ rước sắc Thần, kế tiếp văn hóa truyền thống của làng.
Những lễ hội lớn dịp đầu năm ở miền Nam có gì đặc sắc?

Những lễ hội lớn dịp đầu năm ở miền Nam có gì đặc sắc?

Vào dịp Xuân mới, trên mọi miền đất nước đều tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống và ở miền Nam cũng có hàng loạt lễ hội lớn, thu hút hàng ngàn du khách.
Nét đẹp văn hóa trong lễ chùa đầu năm của người Việt

Nét đẹp văn hóa trong lễ chùa đầu năm của người Việt

Lễ chùa đầu năm là hoạt động mang tính văn hóa dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người con đất Việt trong những ngày đầu năm mới.
Chủ tịch nước thăm, chúc Tết Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chủ tịch nước thăm, chúc Tết Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngày 16/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, chúc Tết Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đắk Lắk: Thăm hỏi các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022

Đắk Lắk: Thăm hỏi các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022

Ngày 22/12, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã đến thăm và chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022.
Kết nghĩa mẹ con, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ê Đê

Kết nghĩa mẹ con, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ê Đê

Kết nghĩa mẹ con là nghi thức thiêng liêng thể hiện lối sống chan hòa giữa con người và con người, là nét đẹp văn hóa đậm chất Tây Nguyên của dân tộc Ê Đê.
Lễ đặt tên cho con, nghi lễ quan trọng của người Chăm Islam

Lễ đặt tên cho con, nghi lễ quan trọng của người Chăm Islam

Lễ đặt tên con của người Chăm Islam là một trong những nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, được đồng bào Chăm lưu truyền và gìn giữ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động