Hưn mạy - nhạc cụ truyền thống, món ăn tinh thần của dân tộc Kháng
Dân tộc thiểu số & Miền núi 02/02/2023 11:17 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tình yêu với nhạc cụ truyền thống Xưởng nhạc cụ Thanh Cầm: Nơi lưu giữ âm thanh truyền thống trong lòng Thủ đô |
“Hưn mạy” là nhạc cụ truyền thống được làm từ một ống nứa, nguyên liệu tự nhiên gần gũi và gắn bó thân thuộc với dân tộc Kháng. Theo tập quán, người Kháng thường ở nơi non cao, rừng sâu, ven sông, suối. Cuộc sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, tập quán sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cuộc sống của bà con rất vất vả. Nhờ đó mà đồng bào Kháng cũng biết thích nghi, biết tận dụng thiên nhiên, chế tác ra những nhạc cụ rất đặc trưng, phù hợp với sinh hoạt văn hoá cộng đồng, trong đó phải kể đến “hưn mạy”.
![]() |
“Hưn mạy” nhạc cụ truyền thống, món ăn tinh thần của dân tộc Kháng |
Nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” được người Kháng dành nhiều công sức và đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc chọn nguyên liệu, cách diễn tấu và bảo quản. Nhạc cụ này thường được làm bằng một đoạn cây nứa già, làm sao phải có một đầu để cầm, đầu kia được vót nhẵn thành 2 chạc để gõ vào lòng bàn tay. Để “hưn mạy” thêm đẹp mắt, nhiều bà con còn làm tua rua vải nhiều màu để trang trí.
Để làm “hưn mạy”, bà con sẽ vào rừng để chặt những cây nứa già, gióng thẳng (đồng bào Kháng gọi là “mạy pao”) mang về hong trên gác bếp cho vàng ươm mới đo cắt từng đoạn, mỗi đoạn nứa dài khoảng 40-60cm, một đầu để gõ được chẻ thành 2 chạc, thân ống nứa đục 2 lỗ cho tiếng kêu vang.
![]() |
![]() |
Khi diễn tấu “hưn mạy”, người sử dụng sẽ dùng tay phải cầm phần dưới của nhạc cụ |
Khi diễn tấu, người sử dụng sẽ dùng tay phải cầm phần dưới của nhạc cụ, đập phần đầu của nhạc cụ vào bàn tay để âm thanh vang lên. Điệu múa truyền thống mang đặc trưng riêng của đồng bào được tạo nên từ tiết tấu của nhạc cụ tạo nhịp cho các bước di chuyển, kết hợp với động tác của đôi bàn tay và toàn bộ cơ thể.
Thường phụ nữ Kháng mới dùng nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” để vui chơi giải trí trong các lễ hội, lúc đi nương rẫy hay khi rảnh rỗi, “hưn mạy” có thể giúp đồng bào quên đi mệt nhọc. Các cô gái khi giao duyên cũng dùng “hưn mạy” để thể hiện tình cảm của mình. Nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” còn để đuổi chim muông phá hoại mùa màng, đánh thức con trẻ buổi sớm mai. Quan trọng hơn, “hưn mạy” còn được sử dụng trong một số nghi lễ.
![]() |
Khi biểu diễn nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” thường có 8 đến 10 người |
Ngày nay, trong các ngày vui bản, vui mường của đồng bào Kháng hay các hội diễn văn nghệ quần chúng đều có tiết mục trình diễn “hưn mạy”, thu hút được nhiều người đến xem cổ vũ. Khi biểu diễn nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” thường có 8 đến 10 người vừa múa, vừa gõ đi theo vòng tròn hoặc các động tác di chuyển ngang dọc, làm không khí lễ hội thêm sôi động, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Theo thời gian, “hưn mạy” được bà con dân tộc Kháng luôn gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác và là nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cộng đồng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững
Tin cùng chuyên mục

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Cà Mau tập huấn quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số

Vĩnh Long phát triển du lịch làng nghề gắn với đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

Vì sao hơn 1.500 cô đỡ thôn bản ngừng hoạt động?

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Gắn kết nghĩa tình các dân tộc tại thành phố Buôn Ma Thuột

Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học

Về nơi nuôi ong lấy mật

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Bộ tư lệnh Quân khu 7 gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn
