Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh không chỉ là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu mà còn là hoạt động văn hóa dân gian đậm bản sắc quê hương vùng Kinh Bắc.
Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ Bắc Ninh tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2023

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân vùng Dâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bởi nó không chỉ là nhu cầu tìm về Phật tổ và hòa mình trong hoạt động văn hóa cộng đồng dân gian sôi động và tiêu biểu mà còn với ý nghĩa quan trọng là cầu mong mọi điều tốt lành, cầu cho mưa thuận gió hòa - một ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu
Lễ hội chùa Dâu diễn ra trong 2 ngày mùng 8 và mùng 9/4 âm lịch

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh thường diễn ra trong 2 ngày (mùng 8 và mùng 9/4 âm lịch), trong đó ngày mùng 8 là ngày hội chính. Hoạt động chính của hội là các làng tổ chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa về tại chùa Dâu (hội tụ các yếu tố mây, sấm, chớp, mưa). Đặc sắc nhất là nghi lễ rước và diễn tích trò “Mẹ đuổi con” rồi tổ chức “cướp nước” bằng việc rước kiệu Phật “Tứ pháp” chạy thi ra Tam quan. Nếu kiệu rước bà nào tới Tam quan trước thì lấy được nước và thắng cuộc. Thường thì kiệu bà Pháp Vũ sẽ chạy tới đích sớm nhất và người dân quan niệm rằng năm đó sẽ được mùa…

Năm nay, mặc dù lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh không tổ chức rước nhưng tăng ni, phật tử, người dân vùng Kinh Bắc và khách thập phương cũng đến rất đông để chiêm bái ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.

Được biết, chùa Dâu Bắc Ninh với niên đại gần 1.800 năm, không chỉ là ngôi chùa cổ kính mà nơi đây còn là chứng tích lịch sử của Việt Nam. Theo ghi chép để lại thì chùa Dâu được xây dựng từ thế kỉ II, từ năm 187 đến năm 226 thì hoàn thành. Đây là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lịch sử về văn hóa hết sức lớn lao và sâu sắc. Năm 2013, chùa Dâu Bắc Ninh được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chùa Dâu Bắc Ninh phải trùng tu nhiều lần nhưng vẻ ngoài cổ kính của ngôi chùa vẫn nguyên sơ, Ngoài những kiến trúc thưở sơ khai, chùa Dâu Bắc Ninh còn được đúc kết thêm những tinh hoa kiến trúc từ thời Lý, thời Trần.

Quá trình hình thành và tồn tại của chùa Dâu gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của nước ta. Cùng với một số chùa lân cận, chùa Dâu tạo nên một trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam và khu vực. Nhiều đại sư danh tiếng thời xưa đã từng tu hành, trụ trì ở chùa Dâu Bắc Ninh như: Mâu Bác ở thế kỷ II, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương ở thế kỷ III và Thiển sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở thế kỷ VI.

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu
Chùa Dâu Bắc Ninh còn là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp

Chùa Dâu Bắc Ninh còn là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), và chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là sự biểu hiện của cả tục thờ Mẫu, một tôn giáo bản địa thuần Việt. Chùa còn thờ “Đức Thạnh Quang” - biểu tượng của thần SiVa trong Ấn Độ giáo. Như vậy, chùa Dâu đã dung hội, cải tiến một cách điển hình các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa với các tôn giáo lớn trong khu vực nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu
Tháp Hòa Phong tọa lạc chính giữa chùa Dâu

Tọa lạc ngay chính giữa chùa Dâu Bắc Ninh chính chính là Tháp Hòa Phong có độ cao 9 tầng (ngày nay chỉ còn lại 3 tầng) cao 17m. Tháp Hòa Phong được xây dựng với gạch lớn, nung già. Trên tháp có một chiếc chuông đồng và khánh đồng được đúc vào khoảng cuối thế kỷ 17- đầu thế kỷ 18.

Sau khi tham quan tháp Hòa Phong, du khách bước chân vào Tiền đường. Ở Tiền đường có đặt các tượng Hộ Pháp, Đức Ông, Bát Bộ Kim Cương, Đức Thánh Hiền. Được mệnh danh là nơi có nhiều pho tượng phật cổ nhất Việt Nam, những pho tượng tại chùa Dâu đều được thiết kế, chạm khắc rất tỉ mẩn, tinh xảo.

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu
Thượng điện, điểm nhấn của chùa Dâu nơi thờ bà Dâu, chính là nữ thần Pháp Vân

Điểm nhấn của chùa Dâu Bắc Ninh chính là Thượng điện, nơi đây mang vẻ tĩnh lặng, trang nghiêm. Đứng trước Thượng điện là cơ hội để du khách có thể chiêm bái, bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh đã ngày đêm cai quản, bảo vệ để cuộc sống người dân được ấm no, hạnh phúc. Thượng điện xây dựng và thiết kế với mái cong, bao gồm một gian, ba chái. Nhìn mái cong giống như những bông sen hồng, với hình tứ linh được trạm trổ kỳ công và khéo léo. Ở đằng trong Thượng điện có đặt tượng bà Dâu, chính là nữ thần Pháp Vân. Phía bên trái của tượng bà Dâu là tượng bà Pháp Vũ, bên dưới là tượng Tiên Đồng, Ngọc Nữ. Tất cả các bức tượng trong Thượng điện đều được sắp xếp cân đối, hài hòa và mang theo những nét đặc trưng của người Việt Nam.

Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử, chùa Dâu Bắc Ninh là điểm đến của Phật tử của cả nước. Du khách đến lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh là về với đạo Phật và cùng chiêm ngưỡng những vẻ đẹp, giá trị mà ngôi chùa mang lại. Đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, cũng như động viên, khích lệ tinh thần nhân dân cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng.​​

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố quyết định bổ nhiệm NSND Trần Ly Ly giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam.
Cảnh quan Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Cảnh quan Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Diện mạo Đền Hùng đã có nhiều thay đổi với hàng loạt hạng mục được tu bổ, làm mới, sẵn sàng đón khách thập phương về dự lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025.
Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Ngãi

Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Ngãi

Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Ngãi ôn lại lịch sử hào hùng, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.
Điện Biên: Lễ hội Thành Bản Phủ tôn vinh vị tướng tài của dân tộc

Điện Biên: Lễ hội Thành Bản Phủ tôn vinh vị tướng tài của dân tộc

Sáng 23/3, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ nhằm tôn vinh vị tướng tài Hoàng Công Chất cùng nhiều hoạt động đặc sắc.
Hòa nhạc

Hòa nhạc ''Đà Nẵng - Khúc khải hoàn tháng 3''

Hòa nhạc ''Đà Nẵng – Khúc khải hoàn tháng 3'' mang đến không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tôn vinh lịch sử và khát vọng phát triển của thành phố Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm

Khai mạc Triển lãm ''Đà Nẵng - Xưa và Nay''

Triển lãm “Đà Nẵng - Xưa và Nay”, tái hiện chặng đường hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng - thành phố bên sông Hàn.
Có gì tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025?

Có gì tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025?

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến 2/5 với loạt hoạt động hấp dẫn.
Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa vừa long trọng tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025 để tưởng nhớ và tri ân nữ anh hùng kiệt xuất Triệu Thị Trinh.
Lộ diện top 41 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024

Lộ diện top 41 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024

Top 41 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được công bố sáng nay (20/3). Mỗi thí sinh mang cá tính, nét đẹp riêng sẽ bước vào chung khảo toàn quốc.
Hà Nội

Hà Nội 'mặc áo vàng' mùa thay lá, đẹp như trời Âu

Trong những ngày Xuân, Hà Nội khoác lên mình tấm áo mới với sắc vàng rực rỡ của hàng cây bàng lá nhỏ, đặc biệt trên tuyến QL5, đoạn giao với QL1A.
Điều cần biết về Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Điều cần biết về Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 là dịp tôn vinh niềm vui, sự sẻ chia và tình yêu thương, nhắc nhở mỗi người về giá trị của hạnh phúc trong cuộc sống.
Bắc Bling: Khi khán giả

Bắc Bling: Khi khán giả 'phải lòng' những thanh âm nguồn cội

Từ "Anh trai vượt ngàn chông gai" đến "Bắc Bling", khán giả đang dần phải lòng những âm thanh nguồn cội, tạo nên bản sắc Việt giữa làn sóng âm nhạc toàn cầu.
Nhập khẩu văn hóa phẩm làm quà tặng: Khi nào cần thông báo?

Nhập khẩu văn hóa phẩm làm quà tặng: Khi nào cần thông báo?

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản quy định liên quan đến việc thay thế thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.
Đạo diễn Hoàng Nam: Trong

Đạo diễn Hoàng Nam: Trong 'Đèn âm hồn' có câu chuyện của tôi

Đạo diễn Hoàng Nam chia sẻ, bé Lĩnh trong phim Đèn âm hồn chính là anh của ngày thơ bé - một cậu bé cứ mãi chạy theo những giấc mơ về tình phụ tử.
Đà Nẵng: Dòng người đổ về Lễ hội Quán Thế Âm

Đà Nẵng: Dòng người đổ về Lễ hội Quán Thế Âm

Sáng 18/3, hàng nghìn người đã đổ về chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng) dự Lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát - Lễ chính trong Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn 2025.
Longform:

Longform: 'Dị nhân không xương' Vương Hữu Thịnh - chinh phục giới hạn của cơ thể con người

'Dị nhân không xương' Vương Hữu Thịnh đã tạo nên một dấu ấn riêng, mở ra một chương mới trong nghệ thuật uốn dẻo - bộ môn đầy kỳ diệu.
Đà Nẵng: Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn 2025

Đà Nẵng: Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn 2025

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn 2025 với hơn 50 hoạt động dự kiến thu hút hàng vạn tăng ni, phật tử, người dân, du khách thập phương đến chiêm bái.
Lễ hội Hoa ban Sơn La khai mạc với loạt hội thi độc đáo

Lễ hội Hoa ban Sơn La khai mạc với loạt hội thi độc đáo

Tối 15/3, tại quảng trường Tây Bắc, diễn ra lễ hội hoa ban thành phố Sơn La năm 2025. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, du khách thập phương.
Phó Thủ tướng: Bộ Văn hoá TT, DL hoàn thiện các dự án luật về báo chí, quảng cáo trình Quốc hội

Phó Thủ tướng: Bộ Văn hoá TT, DL hoàn thiện các dự án luật về báo chí, quảng cáo trình Quốc hội

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đột phá, kiến tạo không gian phát triển văn hóa.
Ngành văn hoá chủ động

Ngành văn hoá chủ động 'xử lý khoảng trống pháp lý'

Ngành văn hoá đã chủ động rà soát, nghiên cứu, chủ động đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách, 'xử lý khoảng trống về mặt pháp lý', khơi thông nguồn lực.
Triển lãm nghệ thuật

Triển lãm nghệ thuật ''Quảng Nam Đà Nẵng- Đất mẹ ân tình''

Chiều 13/3, tại Công viên APEC, TP. Đà Nẵng, đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật ''Quảng Nam Đà Nẵng - Đất mẹ ân tình''.
Những tác phẩm gắn với tên tuổi nhạc sỹ Nguyễn Thuỵ Kha

Những tác phẩm gắn với tên tuổi nhạc sỹ Nguyễn Thuỵ Kha

Trong sự nghiệp của mình, nhạc sỹ Nguyễn Thuỵ Kha đã để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ, với những tác phẩm để đời.
Bức tranh sống động về đời sống đồng bào dân tộc tại Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2025

Bức tranh sống động về đời sống đồng bào dân tộc tại Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2025

Lễ hội Hoa ban năm 2025 mở ra một cánh cửa kỳ diệu, đưa du khách lạc vào bức tranh văn hóa đa sắc màu của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Áp dụng AI để xử lý vi phạm trên mạng xã hội

Áp dụng AI để xử lý vi phạm trên mạng xã hội

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm trên mạng xã hội.
Thích thú xem voi Buôn Đôn được trang điểm, ăn buffet

Thích thú xem voi Buôn Đôn được trang điểm, ăn buffet

Hội voi Buôn Đôn thuộc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột thu hút hàng nghìn du khách với nhiều trải nghiệm thú vị như xem voi được trang điểm, voi ăn buffet.
Mobile VerionPhiên bản di động