Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ
Thương mại Thứ ba, 28/06/2022 - 17:11 Theo dõi Congthuong.vn trên
Phát triển chợ theo hướng hiện đại Phát triển chợ nông thôn, miền núi: Hợp sức tháo gỡ vướng mắc |
Nhiều bất cập, vướng mắc trong quản lý và phát triển chợ
Chợ có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Chợ là nơi lưu thông hàng hóa, nơi cung cấp hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đồng thời tạo công ăn việc làm, gia tăng cơ hội sinh kế cho người dân và tạo nguồn thu cho ngân sách. Sự phát triển của chợ cũng được coi là yếu tố phản ánh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
![]() |
Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đánh giá: “Sự phát triển của chợ cũng được coi là yếu tố phản ánh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa qua chợ chiếm trên 40% tổng mức lưu chuyển hàng hóa của cả nước.”
Ông cho biết thêm, chợ có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Chợ là nơi lưu thông hàng hóa, nơi cung cấp hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đồng thời tạo công ăn việc làm, gia tăng cơ hội sinh kế cho người dân và tạo nguồn thu cho ngân sách.
![]() |
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương |
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã xuất hiện nhiều kênh phân phối hàng hóa hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, bán hàng online…Tuy nhiên, trên thực tế, chợ vẫn là kênh lưu thông thực phẩm chính (gần 70% thực phẩm lưu thông qua chợ) của người tiêu dùng Việt Nam. Chợ có vai trò quan trọng trong việc giúp người dân thành phố dễ dàng tiếp cận thực phẩm tươi sống có lợi cho sức khỏe với giá cả phải chăng, kết nối nền kinh tế nông thôn và thành thị, mang lại những cơ hội kinh tế và việc làm cho nhiều người dân. Chợ cũng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử và tạo ra những không gian công cộng tích cực, gắn kết người dân. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách phát triển và quản lý chợ trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng.
Thời gian qua, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho công tác phát triển chợ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cùng với sự thay đổi của các quy định pháp luật liên quan, qua hơn 10 năm triển khai đến nay, một số quy định của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.
Theo bà Lê Thu Hiền – Trưởng phòng Hạ tầng thương mại, Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành mới dẫn đến một số quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP không còn phù hợp, một số văn bản viện dẫn tại Nghị định đã hết hiệu lực… Một số quy định về đầu tư, phát triển chợ không còn phù hợp, chưa đồng bộ và thống nhất với các quy định khác, do vậy, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho chủ trương xã hội hoá đầu tư phát triển chợ.
![]() |
Bà Lê Thu Hiền - Trưởng phòng Hạ tầng thương mại trình bày chuyên đề thực trạng và khuyến nghị chính sách phát triển chợ đô thị tại Việt Nam |
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy đã được quy định nhưng số lượng doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ còn ít, nhất là tại địa bàn khó khăn. Tính đến nay, cả nước có khoảng 14% số chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, 86% số chợ là do Ban quản lý, Tổ quản lý quản lý.
Ngoài ra, còn một số vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn phát triển và triển khai. Hiện nay, nhiều chợ đô thị được đầu tư từ ngân sách nhà nước đã xuống cấp cần nâng cấp, cải tạo để đảm bảo các điều kiện phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm… Tuy nhiên, quy định hiện tại trong Nghị định về phát triển chợ lại không được dùng ngân sách nhà nước đầu tư chợ đô thị, quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn.
Không chỉ vậy, chất lượng của các quy hoạch còn thiếu đồng bộ, tầm nhìn, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cần chính sách mới về phát triển và quản lý chợ
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã rà soát, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Nghị định về phát triển và quản lý chợ thay thế Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP.
Dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng: giải quyết ngay các vấn đề cấp bách trong công tác phát triển và quản lý chợ, tạo điều kiện cho các địa phương kịp thời tận dụng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cho công tác đầu tư phát triển chợ, bảo đảm tính đồng bộ ngay cả trong trường hợp có sự thay đổi của các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và đã nhận được 83 ý kiến của các tổ chức, cá nhân.
Nhằm huy động những đóng góp kỹ thuật của các chuyên gia và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về phát triển và quản lý chợ truyền thống Việt Nam, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp cùng tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chính sách phát triển chợ truyền thống trong đô thị Việt Nam và góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ” từ ngày 28/ 29 tháng 6 năm 2022 tại Ninh Bình.
Hội thảo đã được nghe chuyên gia của Dự án thành phố sống tốt chia sẻ về xu hướng và kinh nghiệm quốc tế phát triển chợ kinh doanh thực phẩm trong đô thị ở các nước như Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Bắc Mỹ, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam. Tại Hội thảo, đại diện của Vụ Thị trường trong nước đã trình bày về thực trạng mô hình tổ chức và quản lý chợ hiện có tại một số tỉnh, thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hội An và Hồ Chí Minh (tập trung vào các chợ kinh doanh thực phẩm) và chính sách hiện hành liên quan tới phát triển và quản lý chợ kinh doanh thực phẩm trong đô thị tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị bổ sung, sửa đổi tại các quy định về chính sách phát triển và quản lý chợ truyền thống trong đô thị.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chiều 19/8, đại diện thương mại Việt Nam toàn cầu tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường

Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài: "Cánh tay nối dài" của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Cần kéo dài thời hạn nhiệm kỳ tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài

Ứng phó với phòng vệ thương mại: Cơ quan quản lý đồng hành cùng doanh nghiệp

6 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thịt heo giảm 2 con số
Tin cùng chuyên mục

Ngành chế biến thực phẩm: Cơ hội và thách thức đan xen

Xuất khẩu hàng hoá sang Italia: Cảnh giác với nạn lừa đảo

Triển lãm chuyên ngành về công nghiệp hỗ trợ, ô tô, xe máy năm 2022 sẽ diễn ra vào tháng 10

Tăng trưởng xuất khẩu nửa cuối năm dự báo thấp hơn kỳ vọng

Xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cảng biển giảm tốc

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Sẽ kiến nghị các mặt hàng cần hỗ trợ

Gia hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá bàn, ghế nhập khẩu

Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số

Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại Bắc Âu

Xuất khẩu cua ghẹ sang Top 4 thị trường chính đều tăng

7 tháng năm 2022, Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu 2 nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Tọa đàm Phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi các FTA

Thanh Hóa: Triển khai chính sách hỗ trợ phương tiện vận tải, thúc đẩy xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn

Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh: Dán nhãn UKCA thay thế CE

Quyết định 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại: Bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành mía đường

Thiệt hại nặng vì "thẻ vàng" IUU

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ cho doanh nghiệp ngành gỗ

Tìm cơ hội xuất khẩu hàng Việt sang thị trường Thuỵ Điển, Na Uy

5 khó khăn cần tháo gỡ cho doanh nghiệp thủy sản
