Lào Cai: Thu gần 115 tỷ đồng từ cây ăn quả ôn đới

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cây ăn quả ôn đới năm 2023, ước tính thu được gần 115 tỷ đồng, tăng gần 25 tỷ so với 2022.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai duy trì ổn định Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Huyện Bắc Hà vốn nổi tiếng là vùng trọng điểm trồng cây ăn quả ôn đới của tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc với diện tích đạt 1.079ha, sản lượng thu được năm 2023 là 4.028 tấn, trong đó, đào 33 tấn; mận tam hoa 2.235 tấn; mận địa phương 416 tấn; lê VH6 928 tấn và lê địa phương 416 tấn, giá trị thu được đạt 114 tỷ 920 triệu 500 ngàn đồng, tăng gần 25 tỷ đồng so với năm 2022. Đây cũng là vùng tập trung nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Vùng cao Bắc Hà nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả ôn đới

Mận tam hoa là sản phẩm cây ăn quả cho nguồn thu lớn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống bà con nông dân

Đây là kết quả từ việc triển khai Dự án “Cải tạo vùng mận tam hoa Bắc Hà” và Dự án “Phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao” trên địa bàn huyện. Cùng với đó huyện Bắc Hà cũng chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm cây ăn quả địa phương như: Dự án "Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mận của địa phương với 4 sản phẩm là mận tam hoa, mận Tả Van, mận hậu, mận Tả Hoàng Ly"; phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa điều tra, khảo sát, lập hồ sơ, bản đồ, thiết kế logo cho sản phẩm mận và xây dựng hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt cấp chứng nhận…

Việc chủ động triển khai các biện pháp tìm đầu ra cho mận tam hoa và các loại cây ăn quả ôn đới như lê, đào, mận tả van... Đặc biệt, việc đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử là cơ hội để tìm "đầu ra" cho trái cây ăn quả ôn đới đặc sản, phòng ngừa nguy cơ bế tắc thị trường, nông dân thua lỗ, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con vùng dân tộc thiểu số, từ đó đảm bảo an sinh xã hội địa phương.

Lào Cai: Vùng cao Bắc Hà nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả ôn đới

Mùa trái chín, nhất là mùa mận tam hoa và lê VH6 chín còn hút khách du lịch đến với cao nguyên Bắc Hà

Bên cạnh đó, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ôn đới còn gặp không ít khó khăn do sản phẩm cây ăn quả quả ôn đới trên địa bàn huyện hiện được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi không qua chế biến. Trên địa bàn huyện hiện có 1 Hợp tác xã Quang Tôm, xã Tả Chải chuyên sản xuất rượu mận, mận sấy dẻo; 01 tổ Hợp tác sản xuất rượu mận, rượu lê sản lượng tiêu thụ hàng năm ước khoảng 65-70 tấn quả tươi nên giá trị thu được chưa cao, hiện tượng được mùa giá thấp và giá vào thời điểm chính vụ không cao, khó bán lặp lại nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, khả năng dự báo nhu cầu thị trường còn hạn chế. Sản xuất hàng hóa với thị trường tiêu thụ mặc dù đã có sự gắn kết, nhưng chưa chặt chẽ. Sản xuất đã được tổ chức theo chuỗi giá trị, liên kết sản xuất đã hình thành tuy nhiên mức độ liên kết giữa người dân với doanh nghiệp còn lỏng lẻo.

Công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược xây dựng các nhà máy chế biến sâu nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm. Công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, ít sản phẩm chế biến sâu, chủ yếu vẫn là sơ chế nên giá trị nông sản thấp.

Mặt khác, năm 2023, do ảnh hưởng của EL Nino, trên địa bàn huyện xảy ra nhiều đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển dẫn đến năng suất, sản lượng giảm so với cùng kỳ, đặc biệt cây mận Tả Van. Giá thu mua nông sản chưa ổn định làm ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sản xuất. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn hạn chế; việc cơ giới hóa, đưa giống mới vào sản xuất chưa phát triển; sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ, nông nghiệp sạch chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu vẫn canh tác theo quy trình kỹ thuật truyền thống

Trong thời gian tới, huyện Bắc Hà tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong khối sản xuất; UBND các xã, thị trấn có diện tích cây ăn quả ôn đới hướng dẫn, đôn đốc nhân dân thực hiện tốt công tác chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho diện tích cây vừa thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng và tăng năng suất quả các năm tiếp theo.

Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tập trung phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận hữu cơ, truy suất nguồn gốc, các sản phẩm chế biến sâu để tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến nông, lâm sản. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản của huyện; tìm kiếm, thu hút các doanh nghiệp, Hợp tác xã đến liên kết, ký kết biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiềm năng của huyện.

Tráng Xuân Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Nhằm khai thác lợi thế của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa.
Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoa tam giác mạch đã trở thành thương hiệu và là biểu tượng của ngành du lịch Hà Giang. Hiện tỉnh cũng đang phát triển cây hoa này theo hướng hàng hóa.
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Với nhiều chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, “cánh cửa” đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên từng bước rộng mở...
Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Là cây trồng chủ lực của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Giang đang triển khai nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị chè Shan tuyết.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Tày, được trồng một vụ duy nhất trong năm tại cánh đồng xã Thượng Quan, Ngân Sơn, Bắc Kạn.
Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Tỉnh Yên Bái xác định thương mại điện tử là kênh thông tin quan trọng để đưa nông sản của bà con đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.
Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Ara-Tay Coffee đã trở thành một thương hiệu cà phê đặc biệt của phụ nữ Thái tại Sơn La. Câu khẩu hiệu của bà con là: “Tử tế đến từng hạt".
Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Nắm bắt xu hướng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Hòa Bình tích cực hỗ trợ bà con vùng dân tộc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Bà con vùng dân tộc tỉnh Hoà Bình rất cần có thêm những chính sách đầu tư đồng bộ để hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Sau hơn 20 năm thực hiện dự án phát triển nghề thủ công truyền thống, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng tại thôn Phà Xắc đã thay đổi đáng kể.
Mật ngọt trên đất Sơn La

Mật ngọt trên đất Sơn La

Các xã vùng cao của Sơn La có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho đàn ong cư trú. Đây cũng là 1 trong những nguồn sinh kế bền vững cho bà con vùng dân tộc địa phương.
Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Cây chuối đang trở thành cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cho người dân ở huyện Yên Châu (Sơn La), nhiều thứ từ cây chuối tưởng như bỏ đi cũng thành hàng hoá
Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Nhiều năm nay, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã khắc phục sự khắc nghiệt của thời tiết “gió như phang, nắng như rang” bằng cây măng tây mang lại giá trị kinh tế
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động