Lạng Sơn tồn 405 xe chở hoa quả xuất khẩu
Thương mại Thứ hai, 25/07/2022 - 19:11 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hoa quả xuất khẩu: Hiệu quả nhưng chưa thu hút được người trồng Hoa quả xuất khẩu Việt Nam chủ yếu sang Trung Quốc Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng |
Thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, vào ngày 23/7/2022, tổng số phương tiện có hàng xuất khẩu là 224 xe (gồm 161 xe hoa quả, 63 xe mặt hàng khác); tổng số phương tiện có hàng nhập khẩu: 376 xe.
![]() |
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Lạng Sơn |
Đồng thời, tổng số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn trên địa bàn tỉnh tính đến 20 giờ 00 ngày 23/7/2022 là 532 xe, trong đó có 405 xe hoa quả, 127 xe hàng khác.
Cụ thể, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tổng số phương tiện có hàng xuất khẩu thông quan: 87 xe (71 xe hoa quả, 16 xe mặt hàng khác); số phương tiện có hàng nhập khẩu: 183 xe; tổng số phương tiện quay đầu (chuyển cửa khẩu khác): 01 xe hoa quả.
Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa mới từ nội địa lên (từ 20h ngày 22/7/2022 đến 21h00 ngày 23/7/2022): 107 xe (hoa quả, hàng hóa khác). Bên cạnh đó, tổng số phương tiện tồn đến 20h00 ngày 23/7/2022: 375 xe (trong đó có 87 xe tại khu trung chuyển, 288 xe tại cửa khẩu Hữu Nghị).
Về chi tiết các mặt hàng gồm: Tổng xe hàng hoa quả: 281 xe chở bằng container lạnh; mặt hàng khác (linh kiện điện tử, ván bóc, cá, vải…): 94 xe.
Tại cửa khẩu phụ Tân Thanh, tổng số phương tiện có hàng xuất khẩu thông quan: 137 xe, trong đó có 90 xe hoa quả (01 xe quả vải tươi), 47 xe mặt hàng khác.
Số phương tiện có hàng nhập khẩu: 193 xe; không có phương tiện quay đầu (chuyển cửa khẩu khác); tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa mới từ nội địa lên (từ 20h ngày 22/7/2022 đến 20h00 ngày 23/7/2022): 137 xe (gồm mít, thanh long, vải, bột sắn, hạt sen).
Tổng số phương tiện tồn đến 20h00 ngày 23/7/2022: 157 xe (trong đó tại bãi Bảo Nguyên 152 xe, khu phi thuế quan 05 xe). Về chi tiết các mặt hàng gồm: Tổng xe hàng hoa quả: 124 xe chở bằng container lạnh; mặt hàng nông sản: 29 xe; mặt hàng khác: 04 xe.
Ngoài ra, tại Cửa khẩu quốc tế Ga Đồng Đăng, số toa xuất khẩu: 24 toa; số toa nhập khẩu: 51 toa.
Trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn gặp nhiều khó khăn, do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “Zero Covid”, liên tục thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa khẩu; các hoạt động thông quan hàng hóa chủ yếu tập 2 trung tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Tân Thanh (riêng cửa khẩu Chi Ma hoạt động trở lại từ ngày 20/4/2022).
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức hội đàm, trao đổi với phía Trung Quốc để phối hợp giải quyết, vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Theo đó, từ tháng 5/2022, năng lực thông quan tại các cửa khẩu đã được nâng cao so với thời gian trước, hiện nay mỗi ngày có khoảng 600 - 700 xe hàng hóa được thông quan.
Ông Phạm Hùng Trường, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn cho hay, từ nay đến cuối năm, tỉnh sẽ tiếp tục có các giải pháp thiết thực để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh, hạn chế ùn tắc và bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.
Đồng thời, báo cáo, đề xuất với các cơ quan Trung ương thúc đẩy các hoạt động trao đổi với phía Trung Quốc sớm mở cửa trở lại các cửa khẩu phụ để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (Khu trung chuyển hàng hóa, Khu chế xuất 1, Khu phi thuế quan và một số dự án khác).
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Gia hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá bàn, ghế nhập khẩu

Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số

Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại Bắc Âu

Xuất khẩu cua ghẹ sang Top 4 thị trường chính đều tăng

7 tháng năm 2022, Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu 2 nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm Phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi các FTA

Thanh Hóa: Triển khai chính sách hỗ trợ phương tiện vận tải, thúc đẩy xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn

Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh: Dán nhãn UKCA thay thế CE

Quyết định 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại: Bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành mía đường

Thiệt hại nặng vì "thẻ vàng" IUU

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ cho doanh nghiệp ngành gỗ

Tìm cơ hội xuất khẩu hàng Việt sang thị trường Thuỵ Điển, Na Uy

5 khó khăn cần tháo gỡ cho doanh nghiệp thủy sản

Kỳ vọng kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm nay

Thương mại Việt Lào tiếp tục khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 949 triệu USD

Nhập khẩu bao nhiêu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm từ Liên minh Kinh tế Á - Âu?

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Triển lãm VTG 2022: Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dệt may hậu Covid-19

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất: Ưu tiên những ngành tạo nhiều việc làm

Nhiều người “sa bẫy” từ “chiêu” tuyển cộng tác viên online trả hoa hồng cao

Giá bông duy trì đà suy yếu, dệt may Việt Nam được lợi

Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro

Thiết bị công nghệ chế biến, đóng gói bao bì trong ngành F&B lên ngôi

Sản phẩm tiêu dùng xuất khẩu sang một số quốc gia EU không được chứa hóa chất nguy hiểm
