Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn 6 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 1.200 triệu USD.
Xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn: Giải quyết ách tắc Lạng Sơn: Phấn đấu xuất nhập khẩu đạt 5,5 tỷ USD Tiếp tục gỡ khó, thúc đẩy xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn

Công nghiệp ổn định, thương mại sôi động

Một trong những điểm nổi bật của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Lạng Sơn đó là sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định và có bước tăng trưởng.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng
Hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,86% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 4,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,75%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 4,64%; cung cấp nước, xử lý rác thải tăng 3,53%.

Tỉnh cũng hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hữu Lũng. Đã ban hành quyết định thành lập Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang thực hiện quy trình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thành lập các cụm công nghiệp Đình Lập, Na Dương 2, Văn Lãng, Quảng Lạc. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn trình Bộ Công Thương xem xét, bổ sung 11 dự án điện gió vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động so với cùng kỳ, công tác bình ổn giá được thực hiện tốt, giá cả thị trường được kiểm soát, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của tỉnh đạt 11.998 tỷ đồng, đạt 53,97% kế hoạch, tăng 11,56% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động tại các ngân hàng thương mại đến 30/6/2022 ước đạt 34.945 tỷ đồng, tăng 4,5% so với 31/12/2021; tổng dư nợ tín dụng đạt 38.850 tỷ đồng, tăng 3,5%; tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (Khu trung chuyển hàng hóa, Khu chế xuất 1, Khu phi thuế quan và một số dự án khác).

Tổ chức triển khai lập các quy hoạch điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỷ lệ 1/500; Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỷ lệ 1/500.

Hoạt động xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm của tỉnh gặp nhiều khó khăn, giảm mạnh so với cùng kỳ, do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero Covid", liên tục thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa khẩu. Các hoạt động chủ yếu tập trung tại cửa khẩu Hữu Nghị, Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Tân Thanh (cửa khẩu Chi Ma hoạt động trở lại từ ngày 20/4/2022).

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức hội đàm, trao đổi với phía Trung Quốc để phối hợp giải quyết, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; đã ban hành Phương án về thiết lập “vùng xanh” đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma; ban hành nội quy cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, nội quy cửa khẩu chính Chi Ma.

Từ tháng 5/2022, năng lực thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao so với thời gian trước. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 6 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 1.200 triệu USD, đạt 21,8% kế hoạch, giảm 38,8% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu 425 triệu USD, đạt 19,9% kế hoạch, giảm 38,4%; nhập khẩu 775 triệu USD, đạt 23,1% kế hoạch, giảm 39%. Hàng địa phương xuất khẩu ước 58 triệu USD, đạt 40,8% kế hoạch, giảm 4,9% so với cùng kỳ.

Đề xuất sớm mở cửa trở lại các cửa khẩu phụ

Trong 6 tháng cuối năm 2022, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của tỉnh Lạng Sơn đó là nâng cao khả năng dự báo tình hình, nắm bắt các chính sách, biện pháp áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh, hạn chế ùn tắc hàng hóa và bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Đồng thời, tỉnh Lạng Sơn báo cáo, đề xuất với các cơ quan Trung ương thúc đẩy các hoạt động trao đổi với phía Trung Quốc sớm mở cửa trở lại các cửa khẩu phụ để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa. Tập trung triển khai, hoàn thành thực hiện các quy hoạch: Điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỷ lệ 1/500; đồ án Quy hoạch chung xây dựng và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Cửa khẩu Chi Ma, tỷ lệ 1/500; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2030.

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất 1, khu phi thuế quan và một số dự án khác).

Bên cạnh đó, duy trì ổn định sản xuất của các cơ sở công nghiệp. Thành lập, khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hữu Lũng, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Tiếp tục tập trung chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Hợp Thành 1, 2, Khu tái định cư Hợp Thành và các cụm công nghiệp mới được thành lập; đẩy nhanh tiến độ thành lập các cụm công nghiệp Na Dương 2, Đình lập, Văn Lãng và Quảng Lạc. Đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy điện; thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư điện gió trên địa bàn.

Đẩy mạnh khai thác và phát triển thị trường nội địa, thực hiện có hiệu quả các phương án cung ứng hàng hóa. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chỉ đạo việc cải tạo chợ Giếng Vuông để bố trí, sắp xếp di dời các hộ kinh doanh tại khu đất chợ Bờ Sông; triển khai xây dựng chợ Chi Lăng; đẩy mạnh chuyển giao chợ cho doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý, đầu tư có hiệu quả.

Tập trung phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. Tăng cường công tác quản lý giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tiếp tục thực hiện tốt hoạt động tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp, nhân dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.

Ngoài ra, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, các huyện, thành phố (DDCI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022; Kế hoạch phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2022.

Thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo các nghị quyết của Chính phủ, của tỉnh. Tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,51% so với cùng kỳ, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%; công nghiệp và xây dựng tăng 11,31%; dịch vụ tăng 6,06%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,18%.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động