Lạng Sơn: Kinh tế tập thể, hợp tác xã góp sức thay đổi diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập

Các hợp tác xã của tỉnh Lạng Sơn đã thể hiện được vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập.
Lạng Sơn: Gỡ khó cho doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại Lạng Sơn: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hoá đạt 93% Thông tin mới về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn từ 1/8/2024

Giải quyết việc làm cho trên 19 nghìn lao động

Thông tin về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 30/6/2024, số hợp tác xã (HTX) thành lập mới là 28 HTX, đạt 56% kế hoạch với số vốn đăng ký là 73,8 tỷ đồng; 3 HTX đang tạm ngừng hoạt động và có 2 HTX giải thể.

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã góp sức thay đổi diện mạo nông thôn
Phát triển kinh tế nông nghiệp tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Tổng số HTX toàn tỉnh có 512 HTX với tổng vốn đăng ký khoảng 1.106 tỷ đồng (trong đó có 80 HTX đang tạm ngừng hoạt động). Số thành viên tham gia HTX là 6.280 người; tổng số lao động thường xuyên là 8.556 người trong đó số lao động là thành viên hợp tác xã là 5.520 người.

Doanh thu bình quân HTX 6 tháng đạt 600 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của thành viên, người lao động: 30 triệu đồng/người/6 tháng.

Về liên hiệp hợp tác xã, tính đến hết tháng 6/2024 trên địa bàn tỉnh có 3 liên hiệp hợp tác xã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với 19 HTX tham gia là thành viên, vốn điều lệ 14,8 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay có 2/3 liên hiệp hợp tác xã đang ngừng hoạt động dự kiến sẽ thực hiện giải thể trong năm 2024.

Về tổ hợp tác (THT), tính đến hết tháng 6/2024 có 300 tổ hợp tác, trong đó số thành viên tham gia tổ hợp tác là 3.550 thành viên đồng thời là lao động thường xuyên trong tổ hợp tác. Doanh thu bình quân tổ hợp tác 6 tháng đạt: 320 triệu đồng/tổ hợp tác, thu nhập bình quân của thành viên, người lao động: 24 triệu đồng/người/6 tháng.

"Năm 2024, các HTX trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, một số HTX đã duy trì ổn định, hoạt động tương đối hiệu quả" - UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định.

Đến nay, trên địa bàn 200 xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn: 5 phường đều có HTX, 13/14 thị trấn có HTX, 171/181 xã có HTX, 105/181 xã đã hoàn thành tiêu chí số 13 - tiêu chí về tổ chức sản xuất (xã có ít nhất 1 HTX, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả), đạt 58% tổng số xã.

Các HTX đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong xây dựng nông thôn mới góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập, duy trì và gia tăng số xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tạo việc và giải quyết việc làm cho trên 19 nghìn lao động trên địa bàn (gồm cả lao động thường xuyên và lao động thời vụ), chủ yếu ở nông thôn; góp phần thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội và xây dựng nông thôn mới tại cơ sở.

Trong thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh, huyện để đảm bảo, kịp thởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới được tăng cường, triển khai thực hiện rộng khắp trong cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân.

Công tác phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chương trình hành động số 71-CTr/TU; Kế hoạch số 115 /KH-UBND, Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 25/01/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch số 115/KH-UBND.

Quy mô và số lượng các đơn vị kinh tế tập thể tăng lên, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các đơn vị kinh tế tập thể có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả và có sự liên doanh, liên kết giữa người sản xuất với người tiêu thụ.

Đồng thời, số lượng và chất lượng hoạt động của các HTX, tổ hợp tác được tăng lên đáng kể, trong quá trình củng cố nâng chất lượng hoạt động các HTX cũ và thành lập mới đã được đẩy mạnh theo hướng tích cực, đa dạng hóa về ngành nghề và dịch vụ.

Với sự hỗ trợ của các sở, ngành những năm qua nhiều HTX đã áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị nông sản hàng hóa, xúc tiến thương mại, ký kết các hợp đồng tiêu thụ hàng hóa với các doanh nghiệp, từng bước xây dựng thương hiệu hàng hóa cho một số mặt hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh nhà.

Cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX

Tuy nhiên, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng cho hay, các HTX trên địa bàn tỉnh chủ yếu được hình thành từ nhóm hộ gia đình, tự huy động đóng góp vốn, hoạt động sản xuất và kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ,... Đa số các HTX hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, nên việc thực hiện liên doanh liên kết còn hạn chế.

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã góp sức thay đổi diện mạo nông thôn
Hợp tác xã Rau an toàn xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn

Cơ sở vật chất của các HTX còn khó khăn, các HTX hoạt động cơ bản không có trụ sở riêng, tài sản chung (chỉ đặt biển Hợp tác xã tại nhà riêng của người đại diện HTX) do vậy việc huy động được vốn của thành viên thấp; chưa trích lập quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển... Do không có trụ sở và tài sản thế chấp nên việc tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất tín dụng rất khó khăn.

Các chính sách hỗ trợ HTX đã được quan tâm, triển khai thực hiện, nhưng số HTX được tiếp cận và hỗ trợ chưa nhiều, chủ yếu là hỗ trợ thành lập mới HTX và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.

Các nội dung chưa thực hiện được như: Về tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất tín dụng là do tài sản thế chấp của các HTX thấp, hoặc không có do vậy chưa đảm bảo các điều kiện thế chấp theo quy định; về đào tạo, đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm chưa thực hiện được là do thiếu vốn ngân sách nhà nước.

Năng lực cạnh tranh của HTX trên thị trường còn thấp, công tác quản trị của nhiều HTX còn hạn chế; hoạt động xúc tiến công nghệ, thương mại yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX còn thấp; công tác hạch toán kế toán và tài chính của HTX còn hạn chế và thiếu minh bạch.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị, ngày 20/6/2023, Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm tham mưu trình Chính phủ ban hành các văn bản dưới Luật quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hợp tác xã năm 2023 để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

Các chính sách tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 cơ bản phù hợp với nhu cầu hỗ trợ cho kinh tế tập thể, HTX.

Song, nguồn lực bố trí cho phát triển kinh tế tập thể, HTX chưa tương ứng với mục tiêu đề ra và chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Hiện nay nguồn vốn thực hiện chủ yếu sử dụng ngân sách địa phương và lồng ghép với các nguồn vốn khác nên rất khó triển khai thực hiện. Do đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối, bố trí nguồn vốn riêng cho thực hiện hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX.

Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ hỗ trợ các nội dung thực hiện theo Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021 - 2025, để làm cơ sở cho các hợp tác xã tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực đối với thành viên, người lao động của kinh tế tập thể, HTX; đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm.

Ngoài ra, đề nghị Trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn đối với những hợp tác xã ngừng hoạt động nhưng khó khăn trong giải thể (không đủ thành phần của Hội đồng giải thể và không đủ thành phần hồ sơ giải thể theo quy định tại Luật Hợp tác xã); ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về đào tạo đối với công chức, viên chức của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và thành viên, người lao động của kinh tế tập thể, HTX.

Tính đến 30/6/2024, tỉnh Lạng Sơn có 512 HTX, trong đó 432 HTX đang hoạt động, 80 HTX tạm ngừng hoạt động. Thông qua hoạt động các tổ hợp tác, HTX ngoài việc khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa, trong kinh doanh, còn giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nông dân ở nông thôn, góp phần trong chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 10 năm 2024 của các địa phương, ban ngành…
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long quyết tâm phát triển và đổi mới giáo dục với tầm nhìn toàn cầu, hướng tới vị trí dẫn đầu quốc gia, xây dựng hệ sinh thái học tập bền vững.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản đề xuất hỗ trợ các danh mục dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn kết nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên chính thức thông xe từ ngày 17/11, thông cầu sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh tiên phong cụ thể hóa chính sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

Ngày 29/11 tới, UBND tỉnh Long An sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2024 với chủ đề “Long An – Kết nối đầu tư, phát triển bền vững”.
TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Với vị thế là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ có nhiều lợi thế để phát triển, thế nhưng thực tế thu hút đầu tư lại chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Hội chợ sẽ giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Yên Bái, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động