Thứ năm 15/05/2025 15:34

Lan toả không gian văn hóa Cồng chiêng người Mạ ở Đắk Nông

Để bảo tồn, lan tỏa văn hóa công chiêng của người Mạ, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng Nhà trưng bày Cồng chiêng người Mạ ở bon N'Jriêng, xã Đắk Nia.
Cồng chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc, đầy sức hấp dẫn của dân tộc Mạ/chu-de/tinh-dak-nong.topic. Để khai thác giá trị văn hóa truyền thống của người Mạ trong phát triển du lịch cộng đồng, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng Nhà trưng bày Cồng chiêng, nằm trong khuôn viên Nhà trưng bày vật dụng truyền thống người Mạ tại ở bon N’Jriêng, xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa.
Nhà trưng bày Cồng chiêng, nằm trong khuôn viên Nhà trưng bày vật dụng truyền thống người Mạ.

Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mạ.

Văn hóa cồng chiêng được sáng tạo và lưu truyền hàng nghìn năm trong đời sống cộng đồng người Mạ, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc. Hiện tại Nhà trưng bày đang trưng bày gần 10 bộ cồng chiêng theo hình thức lưu động từ Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.Từ khi ra mắt Nhà trưng bày, du khách trong và ngoài nước đã đến tham quan, thưởng lãm các bộ cồng chiêng của người mạ và theo dõi các chương trình nghệ thuật do các nghệ nhân người Mạ biểu
Dân tộc Mạ là 1 trong 3 dân tộc thiểu số tại chỗ ở /chu-de/tinh-dak-nong.topic, tập trung tại số xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa. Theo số liệu thống kê, người Mạ sinh sống trên địa bàn xã Đắk Nia hơn 400 hộ gia đình với trên 1.500 nhân khẩu.

Anh K’Tông, hướng dẫn viên tại Nhà trưng bày Cồng chiêng cho biết: Nhà trưng bày cồng chiêng đã góp phần lan tỏa và bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người Mạ trên địa bàn xã Đắk Nia nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung.

“Đồng thời giải quyết được việc làm cho nhiều nghệ nhân người Mạ, giúp ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế tại địa phương”, anh K’Tông chia sẻ.

Trước đây, để có thể sở hữu được những bộ cồng chiêng thì người Mạ phải đổi ngang vật – vật. Tùy thuộc vào mức độ quý giá mà được định giá trị khác nhau, chiêng càng cổ thì càng được xem là quý, có những bộ chiêng phải đổi bằng hàng chục trâu bò và các sản vật quý khác. Vì vậy mà cồng chiêng thường được đặt ở những vị trí trang trọng của ngôi nhà, có thể được úp trên miệng những chiếc chóe hay treo một cách trịnh trọng trên vách
Một số bài chiêng người Mạ sử dụng như: Mừng đón khách, mừng lúa mới, mừng lễ cưới, cầu thần rừng, cầu mùa màng, lễ đâm trâu, lễ kết nghĩa, mừng già làng, cám ơn khách, tạm biệt khách…

Chiêng Mạ được bảo tồn, phát huy rộng khắp vào các dịp lễ hội, trong các sự kiện của tỉnh, huyện, địa phương, được quảng bá, giới thiệu trong các sự kiện chính trị, văn hoá ở khu vực và toàn quốc, trở thành niềm tự hào của cộng đồng người Mạ Đắk Nông.

Chiêng Mạ là sản phẩm du lịch hấp dẫn, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hoá truyền thống của tỉnh.
Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức nhiều triển lãm, trưng bày mừng sinh nhật Bác

‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh