Đắk Nông quyết tâm giữ gìn nghề dệt của người M'nông
Văn hóa 12/03/2023 07:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tết Nguyên tiêu Hội An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hát xoan Phú Thọ - Tiếp tục khẳng định sức sống trong đời sống đương đại |
Thổ cẩm có rất nhiều ý nghĩa đối với đồng bào M’nông. Nhà nào có nhiều thổ cẩm được coi là giàu có, sang trọng. Thổ cẩm được dùng làm quà tặng cô dâu và 2 bên sui gia trong ngày cưới. Khi người con gái đi lấy chồng, được mẹ đẻ tặng tấm thổ cẩm to, đẹp sẽ rất hãnh diện với bà con, dòng họ.
Trong các dịp lễ, tết, các cô gái khoác lên mình những tấm thổ cẩm mới, nhiều hoa văn sặc sỡ, lộng lẫy do chính tay mình dệt nên thể hiện sự giỏi giang, khéo léo.
Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, dệt thổ cẩm trước đây đã đem lại nhiều mặt thuận lợi cho đồng bào M’nông, như tăng thu nhập, cải thiện nhu cầu ăn, mặc của con người; tạo việc làm cho nhiều hộ dân... Trong xu thế phát triển nền kinh tế thị trưởng thì việc phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại với nhau để tạo nguồn thu, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Các sản phẩm truyền thống có giá trị thẩm mỹ từ nghề dết thổ cẩm đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng, đặc biệt là khách du lịch ngoài tỉnh và quốc tế, như các loại mũ, nón, túi xách, khăn quàn cách tân… đã tạo ra xu thế mới trong phát triển nghề thổ cẩm phù hợp với giai đoạn lịch sử đương đại…
![]() |
Nghề Dệt của người M'nông tỉnh Đắk Nông được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - nghề thủ công truyền thống. |
Tuy nhiên những năm gần đây nghề dệt thổ cẩm truyền thống - một di sản văn hoá phi vật thể đã và đang có nguy cơ mai một, đứng trước nhiều thách thức, như: công tác quản lý, đầu tư, quy hoạch chưa đồng bộ; sản xuất phần lớn là tự phát và còn manh mún… Nguyên vật liệu (đầu vào), vốn hạn chế; nguồn nhân lực với trình độ, tay nghề thành thạo ít và có chiều hướng giảm dần; thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) hạn hẹp, khép kín trong khuôn khổ bon/buôn… Sản phẩm thổ cẩm được tạo ra cơ bản đủ để phục vụ cho cá nhân, gia đình; chưa thể hiện là loại hàng hoá giao thương rộng rãi trên thị tường nhằm tạo nguồn thu nhập chủ đạo….
Trước thực trạng về sự tồn tại, hạn chế về nghề dệt thổ cẩm của người M'Nông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên đã ký văn bản chỉ đạo về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt thổ cẩm của người M’nông.
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan, hằng năm, hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm; tổ chức các hội thi tay nghề giỏi dệt thổ cẩm từ cấp thôn, buôn đến cấp tỉnh. Trong đó, có hình thức vinh danh các nghệ nhân dệt thổ cẩm có tay nghề giỏi nhằm khuyến khích, động viên người dân tự hào và góp công sức của mình vào công tác bảo tồn nghề dệt thổ cẩm và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức các lớp truyền dạy kỹ năng dệt thổ cẩm, gắn với phát triển du lịch bền vững và tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm tại các khu, điểm du lịch; tham mưu tổ chức lễ hội có hoạt động thổ cẩm.
Đối với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị hàng năm rà soát, lập danh sách và xây dựng hồ sơ nghệ nhân dệt thổ cẩm; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ hội, khôi phục cảnh quan tại các điểm du lịch có liên quan đến hoạt động dệt thổ cẩm để phát triển du lịch, thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm tại địa phương.
Trước đó, ngày 4/4/2022, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đưa "Nghề dệt của người M'Nông tỉnh Đắk Nông" vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia - nghề thủ công truyền thống.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Độc đáo 75 bức tranh tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen

Cung cấp tri thức nền tảng đến với bạn đọc

Quảng Ninh: Bầu chọn huấn luyện viên, vận động viên tiêu biểu vùng Mỏ

Quảng Ngãi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh

Vụ việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam chưa thể giải quyết dứt điểm
Tin cùng chuyên mục

Cư dân mạng nói gì về việc MC Trấn Thành khóc lóc vì đồng cảm với Đàm Vĩnh Hưng?

Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ

Hà Nội: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Hà Nội: Từ ngày 25-31/3 sẽ diễn ra Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023

Khơi dậy nguồn lực văn hoá thủ đô và câu chuyện phục dựng nỏ thần

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn

Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3: Cân bằng, hài hòa để mang tới hạnh phúc

Lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp 'chân - thiện - mỹ' của dân tộc

Lan toả không gian văn hóa Cồng chiêng người Mạ ở Đắk Nông

Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra thông tin trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam hoang tàn

Ngay cả muốn xoá sổ Hãng phim truyện Việt Nam cũng phải làm triệt để

Diễn viên phim "Nổi gió", NSND Thụy Vân qua đời

Độc đáo Lễ hội đền Rồng - đền Nước ở xứ Thanh

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột xứng tầm là lễ hội quốc gia

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Đắk Lắk: Nhiều tác phẩm độc, lạ tham gia Triển lãm, Hội thi sinh vật cảnh

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

Phật tử nô nức đến núi Bà Đen tham dự Lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Thanh Hóa: Sẽ có Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn
