Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Xác định phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh trật tự tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 -2025, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Tuyên Quang luôn đề cao thực hiện, mà trong đó tập trung nâng cao vai trò đội ngũ người có uy tín.

Trên thực tế, tại nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc, đội ngũ người có uy tín có vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển tải chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước tới đồng bào trong thôn bản, cộng đồng. Với sự tín nhiệm của người dân trong bản làng, đội ngũ người có uy tín được xem là “cánh tay nối dài’ của chính quyền các cấp tới đồng bào, qua đó khuyến khích và động viên đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, yên tâm lao động, sản xuất, cống hiến sức lực xây dựng quê hương; xây dựng và củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Vì thế, chăm lo, Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các địa phương, các cấp quan tâm.

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Ông Mông Thanh Thuận, người có uy tín, Bí thư Chi bộ thôn Cây Chanh, xã Chiêu Yên (Yên Sơn) tuyên truyền các chủ trương của Đảng đến với đảng viên trong chi bộ

Huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang là một ví dụ điển hình của công tác này. Địa phương hiện có 195 người có uy tín. Trong đó, nam 174, nữ 21, 93 người có uy tín là đảng viên. Về thành phần dân tộc: Người có uy tín là dân tộc Tày: 73 lượt người; dân tộc Dao: 59 lượt người; dân tộc Cao Lan: 25 lượt người; dân tộc Mông: 18 lượt người; dân tộc Nùng: 10 lượt người; dân tộc Kinh: 7 lượt người; dân tộc Sán Chay: 3 lượt người. Đa phần, người có uy tín là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, Trưởng dòng họ, cán bộ, đảng viên đã nghỉ hưu và một số thành phần khác.

Theo bà Trần Thị Bình Phước - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Yên Sơn, hàng năm, Phòng Dân tộc huyện tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn nghiên cứu kỹ, nắm vững tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức triển khai thực hiện. Từ thôn, xóm, tổ dân dân phố, người dân được phát huy dân chủ, công khai, đồng thuận trong lựa chọn, công nhận người có uy tín. Việc thực hiện các chính sách đối với người có uy tín như: Cung cấp thông tin; hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần; biểu dương, khen thưởng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

Giai đoạn 2018 -2022, trung bình mỗi năm, hàng nghìn lượt người có uy tín trên địa bàn huyện được cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế, xã hội của địa phương đến người có uy tín thông qua các hội nghị, cuộc họp, giao ban hàng tháng, hàng quý, hàng năm. 100% người có uy tín được cấp, phát các loại ấn phẩm báo chí theo quy định như: Báo Tuyên Quang, Báo Dân tộc phát triển… đảm bảo theo quy định..

Hàng năm, từ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương, các địa phương chú trọng thăm hỏi, gặp gỡ, tiếp đón, tặng quà nhân các ngày lễ, tết; hỗ trợ vật chất khi ốm đau, gặp khó khăn, hoạn nạn; biểu dương, khen thưởng, kịp thời động viên tinh thần đối với người có uy tín. Trong giai đoạn 2018-2022, toàn huyện tổ chức tặng quà Tết Nguyên đán cho 977 lượt người có uy tín, kinh phí 488,5 triệu đồng; thăm hỏi, động viên 81 lượt người uy tín bị ốm đau, số tiền 64,8 triệu đồng; thăm viếng 16 người uy tín qua đời số tiền 500.00 đồng/người.

UBND huyện còn chú trọng chỉ đạo, đến công tác biểu dương, khen thưởng; tổ chức cho người có uy tín đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại nhiều địa phương trong cả nước. Qua đó, người có uy tín được động viên, khích lệ kịp thời; tiếp tục phát huy vai trò, trở thành những tấm gương tiêu biểu để đồng bào dân tộc thiểu số tin tưởng, nghe và làm theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Trong tổng kết 20 năm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, giai đoạn 2003 – 2023, thôn 10, xã Lang Quán vinh dự là 1 trong 16 khu dân cư xuất sắc, đại diện cho trên 300 khu dân cư trên địa bàn toàn huyện được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện khen thưởng. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã ghi nhận, đánh giá cao công sức không nhỏ của ông Nguyễn Xuân Lịnh, 75 tuổi, người có uy tín, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn 10. Vừa qua, ông là một trong 36 cá nhân được UBND huyện biểu dương, khen thưởng là người uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023. Ông chia sẻ: Việc biểu dương, khen thưởng đội ngũ người có uy tín được các cấp của huyện quan tâm. Đây cũng là nguồn động lực lớn lao cho người cao tuổi chúng tôi tiếp tục sống vui, sống khỏe, sống có ích, góp sức xây dựng quê hương.

Những ngày này, UBND huyện đang gấp rút chuẩn bị tổ chức cho đoàn đại biểu gồm 90 người có uy tín và lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc thiểu số đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh miền Trung vào giữa tháng 10/2023. Ông Mông Thanh Thuận, người có uy tín thôn Cây Chanh, xã Chiêu Yên bày tỏ: Cùng với việc được tập huấn, gặp gỡ, cung cấp thông tin, trau dồi kỹ năng trong vận động quần chúng nhân dân thì việc thăm quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn là cơ hội để người có uy tín được nâng cao kỹ năng, kiến thức, học hỏi các mô hình tốt, cách làm hay để phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân

Ông Lê Quang Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn cho biết, thời gian tới, UBND huyện tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương của huyện thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Trung ương, tỉnh đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng theo quy định.

Bên cạnh đó, đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đối với người có uy tín. UBND huyện sẽ thực hiện tốt công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào vùng dân tộc thiểu số của huyện. Đồng thời, phấn đấu xây dựng đội ngũ người có uy tín có đủ sức khỏe, phẩm chất, năng lực, để tiếp tục phát huy tốt vai trò và uy tín trong cộng đồng.

Bích Hằng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tuyên Quang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên trong cuộc đua dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn

Thái Nguyên trong cuộc đua dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn

Trong bức tranh toàn cầu hóa dữ liệu và AI, Thái Nguyên đang chuyển mình từ thủ phủ công nghiệp truyền thống thành trung tâm số hóa và bán dẫn mới của miền Bắc.
Vì sao Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sáp nhập?

Vì sao Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sáp nhập?

Ngày 10/4, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đã lý giải lý do các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sắp xếp đơn vị hành chính.
Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên

Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên

Nổ lò hơi tại Công ty TNHH Hương Đông (Thái Nguyên) khiến 4 công nhân bị bỏng, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra và hỗ trợ nạn nhân.
Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tại TP. Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang được gấp rút hoàn thành.
Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Sở Công Thương Nghệ An vừa phối hợp với VCCI tổ chức Hội nghị tập huấn về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Được khởi công từ tháng 3/2010, thế nhưng Thủy điện Hồi Xuân không thể hoàn thành, đã “đắp chiếu” nhiều năm. Đây là một bài học lớn từ những dự án chậm tiến độ.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Công ty Điện lực Tiền Giang vừa thông tin về lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh từ ngày 11/4 đến 13/4/2025.
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Ngày 9/4/2025, Ban Tổ chức tỉnh uỷ Nam Định đã công bố quyết định sáp nhập 2 cơ quan báo chí địa phương và bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định mới.
Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất chưa thực hiện việc khai thác tận dụng lâm sản để giải phóng mặt bằng thuộc dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Tập đoàn Thép Việt Đức tại Vĩnh Phúc bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT thế hệ 9X, mở ra làn sóng lãnh đạo trẻ với tư duy hiện đại và tầm nhìn quốc tế.
Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Nếu sáp nhập huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) vào TP. Hồ Chí Minh không chỉ thay đổi địa giới hành chính mà còn mở ra cơ hội phát triển đột phá cho địa phương này.
Tỉnh nào từng được hình thành từ Bình Thuận và Ninh Thuận?

Tỉnh nào từng được hình thành từ Bình Thuận và Ninh Thuận?

Trước đây, hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận từng có quãng thời gian hợp nhất thành một. Tên tỉnh này có thể nhiều người chưa từng nghe qua.
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về sắp xếp cấp xã của tỉnh Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sau khi sáp nhập vào thành phố.
TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết hai phương án sắp xếp cấp xã, phường

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết hai phương án sắp xếp cấp xã, phường

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về hai phương án bỏ cấp quận, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn toàn thành phố.
Gấp rút giải quyết tồn đọng tại Thủy điện Bản Vẽ trước khi bỏ cấp huyện

Gấp rút giải quyết tồn đọng tại Thủy điện Bản Vẽ trước khi bỏ cấp huyện

Tỉnh Nghệ An đang gấp rút giải quyết các tồn đọng, vướng mắc liên quan đến Nhà máy thủy điện Bản Vẽ trước khi không tổ chức cấp huyện.
Điện Biên: Hơn 30,7 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo

Điện Biên: Hơn 30,7 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo

Chiều 8/4, tại hội nghị tổng kết hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới, chương trình làm nhà mới cho hộ nghèo được đưa vào sử dụng.
Đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Trung ương Cục miền Nam

Đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Trung ương Cục miền Nam

Ngày 8/4, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại di tích Trung ương Cục miền Nam (1961-1962), xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu.
Kinh tế Nam Định: 3 đột phá cho 9 tháng cuối năm 2025

Kinh tế Nam Định: 3 đột phá cho 9 tháng cuối năm 2025

UBND tỉnh Nam Định vừa triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 9 tháng cuối năm, với quyết tâm duy trì đà tăng trưởng và tạo bứt phá.
EVNCPC chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên

EVNCPC chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên

EVNCPC đã dành nguồn lực gần 120 tỷ đồng để xây dựng hơn 300 nhà tình nghĩa, chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên.
Bà Rịa - Vũng Tàu xin giữ tên xã, phường cũ sau sáp nhập

Bà Rịa - Vũng Tàu xin giữ tên xã, phường cũ sau sáp nhập

Nhiều địa phương ở Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến dùng tên các địa danh nổi tiếng, gắn liền với văn hóa, lịch sử để đặt tên cho các phường, xã sau khi sắp xếp.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 8/4 đến 10/4

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 8/4 đến 10/4

Lịch dự kiến cúp điện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ ngày 8/4 đến ngày 10/4, theo Điện lực Miền Nam.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8/4 đến 10/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8/4 đến 10/4

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 8/4 đến 10/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Hai tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất?

Hai tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất?

Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa công bố, 2 tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất năm 2024?
Nhân sự địa phương: Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh thêm nhiệm vụ

Nhân sự địa phương: Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh thêm nhiệm vụ

Về thông tin nhân sự địa phương tuần qua (31/3-6/4), ông Nguyễn Văn Được, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự TP. Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Quý I/2025 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,06%

Hải Phòng: Quý I/2025 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,06%

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 15,06% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành công nghiệp Hải Phòng
Mobile VerionPhiên bản di động