Thứ sáu 25/04/2025 01:34

Lạm phát lõi ở Nhật Bản tăng cao nhất trong 19 tháng

Lạm phát lõi ở Nhật Bản tăng 3,2% trong tháng 1, mức tăng nhanh nhất trong 19 tháng, theo dữ liệu được công bố vào ngày 21/2.

Lạm phát lõi ở Nhật Bản tăng 3,2% trong tháng 1, mức tăng nhanh nhất trong 19 tháng, theo dữ liệu được công bố vào ngày 21/2. Điều này củng cố kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tiếp tục tăng lãi suất từ mức hiện vẫn được coi là thấp.

Áp lực lạm phát gia tăng

Lợi suất trái phiếu chính phủ đã tăng sau khi dữ liệu trên được công bố, do thị trường tính đến khả năng BOJ có thể tăng lãi suất mạnh hơn so với dự đoán ban đầu khi áp lực lạm phát gia tăng.

Mức tăng hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, cao hơn một chút so với dự báo trung bình của thị trường là 3,1% và mức tăng 3,0% của tháng 12/2024.

Lạm phát lõi ở Nhật Bản tăng 3,2% trong tháng 1. Ảnh minh họa

Ông Ryosuke Katagi, chuyên gia kinh tế thị trường tại công ty tài chính Mizuho Securities, cho biết, mặc dù lạm phát giá dịch vụ không tăng nhanh đáng kể, nhưng tốc độ lạm phát giá hàng hóa cũng không chậm lại.

"BOJ có khả năng sẽ xem xét việc tăng lãi suất do điều kiện giá đang diễn biến phù hợp với dự báo của họ", ông nói.

Một chỉ số riêng biệt, loại bỏ cả chi phí thực phẩm tươi sống và nhiên liệu, yếu tố được BOJ theo dõi sát sao như một chỉ báo tốt hơn về lạm phát do nhu cầu, đã tăng 2,5% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu được công bố.

Đây là tốc độ tăng nhanh nhất theo năm kể từ tháng 3/2024, khi chỉ số này tăng 2,9%.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 2 năm đã tăng 1,0 điểm cơ bản so với hôm 19/2, đạt 0,830% sau khi dữ liệu được công bố, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008.

Trong gần ba năm qua, lạm phát đã vượt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, nhấn mạnh áp lực lạm phát gia tăng và thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách của BOJ đưa ra những quyết định cứng rắn.

Khả năng cao tăng lãi suất vào quý III

BOJ đã tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,5% từ 0,25% vào tháng 1, phản ánh niềm tin rằng Nhật Bản đang tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững.

Ông Kazuo Ueda, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đã bày tỏ sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất nếu tiền lương tiếp tục tăng và thúc đẩy tiêu dùng, qua đó cho phép các doanh nghiệp tiếp tục nâng lương.

BOJ cho biết, nếu tăng trưởng tiền lương ổn định, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ sẽ buộc phải chuyển chi phí lao động tăng lên cho người tiêu dùng. Điều này sẽ khiến giá dịch vụ tăng cao và dần thay thế giá nguyên liệu thô tăng cao như là động lực chính của lạm phát tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, giá nhiên liệu và thực phẩm vẫn ở mức cao. Trong tháng 1, các hộ gia đình Nhật Bản tiếp tục đối mặt với giá gạo, rau và thực phẩm khác tăng mạnh, cùng với mức tăng 10,8% của chi phí năng lượng.

Lạm phát tiêu dùng tổng thể, bao gồm giá thực phẩm tươi sống, tăng 4,0% trong tháng 1, cao hơn mức 3,6% của tháng trước đó và đạt mức cao nhất trong hai năm.

Ngược lại, lạm phát dịch vụ chỉ tăng 1,4% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, chậm lại so với mức tăng 1,6% của tháng 12.

Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ 2,8% trong quý cuối cùng của năm ngoái, nhờ chi tiêu doanh nghiệp và tiêu dùng mạnh mẽ, củng cố lập luận của BOJ về việc tiếp tục tăng lãi suất.

Phần lớn các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát dự đoán BOJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay, có khả năng cao nhất vào quý III, lên mức 0,75%.

Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ 2,8% trong quý cuối cùng của năm ngoái, nhờ chi tiêu doanh nghiệp và tiêu dùng mạnh mẽ, củng cố lập luận của Ngân hàng Trung ương về việc tiếp tục tăng lãi suất.
Mai Hương
Theo Reuters
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk