Thứ ba 06/05/2025 20:11

Lạm phát Ấn Độ có thể dưới mức 4%

Lạm phát tiêu dùng tại Ấn Độ trong tháng 2 có khả năng giảm xuống dưới mức mục tiêu trung hạn 4% của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) lần đầu tiên sau 6 tháng.
Lạm phát tiêu dùng tại Ấn Độ trong tháng 2 có khả năng giảm nhờ giá thực phẩm hạ nhiệt. Ảnh minh họa

Lạm phát tiêu dùng tại Ấn Độ trong tháng 2/2025 có khả năng giảm xuống dưới mức mục tiêu trung hạn 4% của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) lần đầu tiên sau 6 tháng, nhờ giá thực phẩm hạ nhiệt, theo một cuộc thăm dò của Reuters. Điều này củng cố kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất.

Trong vài tháng qua, khi nguồn cung rau củ vụ Đông dồi dào, giá thực phẩm, vốn chiếm gần một nửa rổ lạm phát, đã giảm tốc đáng kể. Đây là tín hiệu tích cực sau giai đoạn gián đoạn nguồn cung hồi năm ngoái, khi các đợt gió mùa thất thường và nắng nóng gay gắt khiến giá thực phẩm tăng vọt, nhiều mặt hàng tăng tới hai con số.

Cuộc thăm dò của Reuters với 45 nhà kinh tế, thực hiện từ ngày 4 đến 10/3, dự báo lạm phát giảm xuống còn 3,98% trong tháng 2, so với 4,31% trong tháng 1.

Dự báo cho dữ liệu sẽ được công bố vào ngày 12/3 dao động từ 3,40% đến 4,65%, với gần 70% số người được hỏi dự đoán mức lạm phát ở mức hoặc thấp hơn mục tiêu trung hạn của RBI. Chỉ có 5 người dự đoán lạm phát sẽ vượt mức của tháng 1.

Với lạm phát nằm trong phạm vi mục tiêu 2-6% của RBI, các nhà kinh tế cho rằng ngân hàng trung ương có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 4 nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, sau khi đã giảm 0,25 điểm phần trăm vào tháng 2.

Một cuộc thăm dò khác của Reuters cho thấy chu kỳ cắt giảm lãi suất lần này sẽ ngắn và không quá sâu.

Tuy nhiên, Cục Khí tượng Ấn Độ cảnh báo, mùa hè và các đợt nắng nóng có thể đến sớm, làm dấy lên lo ngại lạm phát có thể tăng trở lại khi nguồn cung thực phẩm vụ đông dần cạn kiệt.

“Chúng tôi dự báo giá rau củ sẽ bắt đầu tăng trở lại từ tháng 3 do tác động của các đợt nắng nóng và những gián đoạn thời tiết đối với mùa màng”, ông Rahul Bajoria, chuyên gia kinh tế về Ấn Độ & ASEAN tại ngân hàng Bank of America, nhận định.

Nhóm của ông dự báo lạm phát tiêu dùng tổng thể sẽ đạt 4,8% trong năm tài chính hiện tại nhưng giảm xuống còn 4,1% trong năm tài chính tiếp theo, với các yếu tố rủi ro cân bằng giữa giá hàng hóa thấp hơn và đồng Rupee yếu hơn.

Dự báo này phù hợp với kết quả cuộc thăm dò của Reuters tháng trước, với mức dự báo lạm phát lần lượt là 4,8% và 4,3%.

Lạm phát lõi, không bao gồm biến động giá thực phẩm và năng lượng, được dự đoán sẽ tăng nhẹ lên 3,82% trong tháng 2 so với mức 3,70% của tháng 1.

Lạm phát dựa trên chỉ số giá bán buôn được dự báo tăng lên 2,36% trong tháng 2, từ mức 2,31% của tháng 1, theo khảo sát của Reuters.

Mai Hương
Theo Reuters
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/5: Đặc nhiệm Ukraine tử nạn ở Sumy

Thế giới nói gì về Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/5: Quan chức Ukraine rút chạy ở Sumy

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Việt Nam chuẩn hoá bảo vệ người tiêu dùng qua hợp tác quốc tế: Định vị bản đồ niềm tin mới

Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế mừng chiến thắng 30/4

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 29/4: Nga giành đất Kharkiv, siết quân Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/4: Nga dội đòn 'trời giáng' vào Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/4: Nga càn quét lực lượng Ukraine

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4: ‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD