Lâm Đồng hướng đến trung tâm xuất khẩu hoa hàng đầu Đông Nam Á với kim ngạch 217 triệu USD/năm

Lâm Đồng mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực, nâng tỷ lệ hoa xuất khẩu từ 9,7% như hiện nay lên 30%.
Lâm Đồng đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đèo Mimosa Đà Lạt Lâm Đồng: Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên trong chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới

Thị trường xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ thấp

Tổng kim ngạch xuất khẩu hoa tươi các loại của Lâm Đồng từ năm 2018-2022 đạt 287,6 triệu USD (năm 2018 đạt 48,8 triệu USD; năm 2019 đạt 49,1 triệu USD; năm 2020 đạt 58,7 triệu USD; năm 2021 đạt 57 triệu USD; năm 2022 đạt 74 triệu USD).

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, Lâm Đồng xuất khẩu hoa tươi các loại ước đạt 47,23 triệu USD (bằng 105,4% so với cùng kỳ).

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng, thị trường tiêu thụ hoa của tỉnh chủ yếu là nội tiêu chiếm 89,3%, tập trung tại các tỉnh thành lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Thị trường xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ thấp (từ 10-11% tổng sản lượng hoa hàng năm của tỉnh). Sản phẩm hoa xuất khẩu chủ yếu ở một số nước như Nhật Bản (59,3%), Úc (3,3%), Đài Loan (3,1%), Trung Quốc (1,6%), ngoài ra ở các nước như: Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Hà Lan, Philippin, Singapore, Pakistan, Nga, Campuchia ….

Lâm Đồng: Nâng cao tỷ lệ xuất khẩu hoa
Thị trường tiêu thụ hoa của Lâm Đồng chủ yếu là nội tiêu. Ảnh: Thu Huyền

Trong tổng sản lượng hoa xuất khẩu: cúc đạt 24,9%, cẩm chướng 4%, hồng 2,4%, cát tường 1,2%; mặt hàng cây giống xuất khẩu chiếm 61,7%; còn lại là hoa lan, thủy tiên, lá trang trí và một số chủng loại hoa khác.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng nhìn nhận: Ngành sản xuất hoa Lâm Đồng chưa chủ động được nguồn giống tốt, đáp ứng được cả về tiêu chuẩn chất lượng và hình thức cho thị trường xuất khẩu, đây là một thách thức rất lớn. Một số loại đáp ứng nhu cầu thì lại vướng về vấn đề bản quyền, bảo hộ giống.

Cùng với đó, cơ sở vật chất và trình độ sản xuất của nông dân đã được nâng lên nhưng không đồng đều, không điều phối hợp lý giữa cung – cầu, làm giá cả sản phẩm hoa không ổn định. Khoa học công nghệ trong ngành hoa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất hoa trong tỉnh còn thiếu chuyên gia tư vấn kỹ thuật, thiếu hiểu biết về thị trường hoa quốc tế, chưa có kinh nghiệm trong quản lý, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chiến lược quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm …. đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm hoa cũng chỉ mới có thể đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường nội địa là chính.

Đặc biệt, ngành hoa nói chung và toàn ngành nói riêng chưa có một hệ thống quản lý, phân phối, logictis hiện đại, đồng bộ để hình thành nên chuỗi cung ứng sản phẩm hoa hiệu quả; phương thức bán ký gửi vẫn còn phổ biến; đa phần sản phẩm chưa đáp ứng được những hợp đồng xuất khẩu với những yêu cầu nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng (xuất khẩu mới chỉ đạt khoảng 10-11% tổng sản lượng) do chưa thực hiện tốt khâu liên kết trong sản xuất, đồng thời chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường quốc tế và các quy định liên quan…

Hướng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực

Trong chiến lược phát triển ngành hoa đến năm 2030, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực Đông Nam Á, sản xuất được 200 triệu cây giống/năm theo công nghệ nuôi cấy mô invitro, nâng tỷ lệ hoa xuất khẩu từ 9,7% như hiện nay lên 30%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 217 triệu USD/năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 400 loài hoa với hàng ngàn giống hoa. Diện tích hoa Lâm Đồng tăng nhanh từ 7.761,4 ha, sản lượng 2.428 triệu cành năm 2015, đến năm 2022 đạt 9.739,9 ha, sản lượng đạt 3.862 triệu cành.

Vùng sản xuất hoa tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt, đây là địa phương sản xuất hoa chủ lực của tỉnh, với trên 62,3% diện tích (6.070 ha) và 64,5% sản lượng (2.489,6 triệu cành); còn lại ở huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Cát Tiên.

Lâm Đồng: Nâng cao tỷ lệ xuất khẩu hoa
Lâm Đồng đặt mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Thu Huyền

Tính đến tháng 3/2023 đã có 3.035 ha diện tích sản xuất hoa đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lâm Đồng xác định và quy hoạch 3 vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao với quy mô 388,22 ha, gồm 2 vùng (308 ha) tại thành phố Đà Lạt và 1 vùng (80,22) ha tại huyện Đức Trọng.

Ngoài sản phẩm hoa tươi, các kỹ nghệ ướp hoa và làm hoa khô đã và đang được hình thành tại Đà lạt, hàng năm tạo ra khoảng 23.000 sản phẩm hoa các loại. Các công nghệ này đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu hoa Đà Lạt và thúc đẩy ngành hoa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Định hướng phát triển bền vững ngành hoa tại Đà Lạt thời gian tới, ngành Nông nghiệp địa phương sẽ tiến hành cơ cấu lại nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng khu vực và năng lực sản xuất của người dân, doanh nghiệp, đồng thời, bố trí sử dụng hợp lý công nghệ nhà kính đảm bảo cảnh quan đô thị, nông thôn hướng đến hình thành các mô hình điểm về làng hoa xanh.

Cùng với đó, phấn đấu hiện đại hóa khâu sản xuất hoa thông qua nhập nội và sử dụng giống mới đạt trên 3.000 ha gieo trồng hàng năm (26% tổng diện tích canh tác hoa) với tỷ lệ diện tích hoa từ các giống mới có bản quyền đạt 35 - 40% phù hợp với các quy định để phát triển thị trường xuất khẩu.

Đẩy mạnh hoạt động nuôi cấy mô sản xuất giống; trước mắt tiếp tục sản xuất cung ứng cho nhu cầu trong nước và gia công xuất khẩu; từng bước tự chủ về bản quyền giống để sản xuất, xuất khẩu giống hoa mang thương hiệu riêng, hình thành cụm công nghiệp sản xuất giống nuôi cấy mô hiện đại.

Xây dựng 1-2 trung tâm logistics với khoảng 15-20 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tham gia theo xu hướng hình thành ngành logistics trong ngành hoa, đến năm 2030, có trên 70% sản lượng hoa được kết nối tiêu thụ thông qua các Trung tâm logistics của tỉnh.

Thực hiện đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tại các thị trường chủ lực trên thế giới và nhiều giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa quy trình sản xuất, canh tác khác.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lượng mưa ở Brazil bị hạn chế, giá cà phê Arabica tiếp đà phục hồi

Lượng mưa ở Brazil bị hạn chế, giá cà phê Arabica tiếp đà phục hồi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại. Giá cà phê Arabica tiếp đà phục hồi trong khi cà phê Robusta quay đầu tăng sau chuỗi ngày giảm sâu trước đó.
Giá nông sản hôm nay ngày 9/5: Dừa xiêm ở Tiền Giang khan hàng; Giá cà phê Robusta tăng trở lại

Giá nông sản hôm nay ngày 9/5: Dừa xiêm ở Tiền Giang khan hàng; Giá cà phê Robusta tăng trở lại

Giá nông sản hôm nay ngày 9/5: Dừa xiêm ở Tiền Giang khan hàng, sốt giá; cà phê Robusta tăng giá trở lại; nông dân 'thủ phủ' dưa hấu ở Quảng Nam thắng lớn.
Giá nông sản hôm nay ngày 8/5: Giá tiêu biến động trái chiều; măng cụt giá đầu mùa không cao

Giá nông sản hôm nay ngày 8/5: Giá tiêu biến động trái chiều; măng cụt giá đầu mùa không cao

Giá nông sản hôm nay ngày 8/5: Giá tiêu nội địa biến động trái chiều; cà phê tiếp tục giảm giá; măng cụt năm nay chậm cho trái, giá đầu mùa không cao.
Giá nông sản hôm nay ngày 7/5: Xuất khẩu tiêu của Việt Nam khởi sắc; mướp hương

Giá nông sản hôm nay ngày 7/5: Xuất khẩu tiêu của Việt Nam khởi sắc; mướp hương 'cháy hàng' mùa nắng

Giá nông sản hôm nay ngày 7/5: Xuất khẩu tiêu của Việt Nam khởi sắc; xuất khẩu sầu riêng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa; Vua giải nhiệt' nha đam hút hàng nắng nóng.
Giá nông sản hôm nay ngày 6/5: Sầu riêng ít trái, giá giảm; giá tiêu vượt cà phê

Giá nông sản hôm nay ngày 6/5: Sầu riêng ít trái, giá giảm; giá tiêu vượt cà phê

Giá nông sản hôm nay ngày 6/5: Sầu riêng ít trái, giá giảm; giá tiêu vượt cà phê; dưa hấu được mùa được giá, người dân phấn khởi; giá gạo xuất khẩu tăng trở lại

Tin cùng chuyên mục

Giá nông sản hôm nay ngày 5/5: Thanh long tiếp tục tăng giá; hơn 100.000 đồng một kg vải chín sớm

Giá nông sản hôm nay ngày 5/5: Thanh long tiếp tục tăng giá; hơn 100.000 đồng một kg vải chín sớm

Giá nông sản hôm nay ngày 5/5: Thanh long tiếp tục tăng giá; hơn 100.000 đồng một kg vải chín sớm; giá măng cụt sống nguyên trái được bán khoảng 70.000 đồng/kg.
Giá nông sản hôm nay ngày 4/5: Giá dừa biến động như giá vàng, giá sầu riêng đứng ở mức thấp

Giá nông sản hôm nay ngày 4/5: Giá dừa biến động như giá vàng, giá sầu riêng đứng ở mức thấp

Giá nông sản hôm nay ngày 4/5: Giá sầu riêng đứng ở mức thấp; giá dừa biến động như giá vàng; giá tiêu đồng loạt tăng mạnh; Giá cao su tăng giảm trái chiều.
Thời tiết bất lợi, nhiều nông sản mất mùa

Thời tiết bất lợi, nhiều nông sản mất mùa

Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, nhiều nông sản năm nay mất mùa, dự báo giá một số sản phẩm như vải, nhãn, xoài... năm nay sẽ tăng hơn so với năm trước.
Giá nông sản hôm nay ngày 3/5: Giá tiêu tăng chạm ngưỡng kỷ lục, sầu riêng vào chính vụ giảm

Giá nông sản hôm nay ngày 3/5: Giá tiêu tăng chạm ngưỡng kỷ lục, sầu riêng vào chính vụ giảm

Giá nông sản hôm nay ngày 3/5: Giá tiêu tăng mạnh chạm ngưỡng kỷ lục 100.000 đồng/kg; giá sầu riêng vào chính vụ giảm; giá cao su tăng - giảm trái chiều.
Tại sao cacao lại có “giá trị như vàng”?

Tại sao cacao lại có “giá trị như vàng”?

Giá cacao tăng mạnh không chỉ đạt kỷ lục lịch sử mà còn ở mức cao chưa từng thấy. Giá đã tăng 2,4 lần chỉ trong vài tháng và đạt 10.000 USD/tấn.
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục

Sự sụt giảm mạnh giá cà phê vào phiên thứ Sáu là sự giảm sụt mang tính kỹ thuật trong khi nguồn cung cà phê Robusta trước đây chủ yếu từ Việt Nam.
Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng mạnh dường như không có điểm dừng, Robusta đã dừng lại để cân đối vị thế kinh doanh. Hạn hán làm gia tăng mối lo nguồn cung từ Robusta.
Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Theo các chuyên gia, cà phê Việt Nam, đặc biệt là ngành Robusta đặc sản, có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu sang Mỹ khi nhu cầu của nước này tăng đột biến.
Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta hôm nay tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê trong nước hoàn toàn có khả năng hướng đến mức lịch sử mới tại 150.000 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Tại thị trường nội địa, giá cà phê trong nước tiếp đà tăng, sắp sắp vượt mốc 130.000 đồng. Trên thị trường thế giới,giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm
Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, hướng tới mốc 130.000 đồng/kg, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh còn Arabica giảm.
Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Niên vụ cà phê 2022-2023, Việt Nam phải nhập khẩu 200.000 tấn cà phê. Nguồn cung cà phê được dự báo tiếp tục căng thẳng do tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch.
Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng. Các số liệu cho thấy khoảng cách về sản lượng Robusta của Brazil đối với Việt Nam đang dần một thu hẹp.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, do vậy, giá cao su sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.
Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang xuống giá còn 3.500 đồng/kg, doanh nghiệp phân phối vào cuộc hỗ trợ bà con nông dân Gia Lai tiêu thụ.
Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Ngoài việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng chính những loại cà phê đặc sản là lý do Nestlé đầu tư vào Congo.
Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Năm 2024, sản lượng trái cây trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đạt trên 391.000 tấn. Địa phương đang lên kế hoạch để tiêu thụ hết lượng trái cây này.
Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ… phấn khởi bởi thời tiết thuận lợi, dâu tằm được mùa, cây nào cũng trĩu quả, chín đỏ.
Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước đến nay. Từ cuối năm 2022 đến nay, sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã đẩy giá tăng vọt.
EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

Các chuyên gia nhận định tích cực cho ngành cà phê từ việc EU tạm thời thay đổi đánh giá rủi ro phá rừng, với 7 mặt hàng nông nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động