Lâm Đồng: Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên trong chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới
Nông nghiệp - nông thôn 30/08/2023 11:45 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh Đưa sản phẩm OCOP Lạng Sơn lên sàn thương mại điện tử |
Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những ưu tiên hàng đầu của Lâm Đồng. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển thêm một bước mới, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp |
Đến nay, tỉnh Lâm Đồng có 107/111 xã (96,4%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 33 xã đạt nông thôn mới nâng cao và 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Tỉnh có 5 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm: huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng, huyện Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên và huyện Lâm Hà; 2 thành phố là Đà Lạt và Bảo Lộc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Các huyện còn lại đang tiếp tục rà soát hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí huyện nông thôn mới, lập hồ sơ đề nghị công nhận huyện nông thôn mới.
Toàn tỉnh Lâm Đông hiện có 90 hợp tác xã, trang trại ứng dụng công nghệ IoT, canh tác hữu cơ; 182 chuỗi liên kết với sự tham gia của 201 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 17.000 hộ nông dân.
Nhờ ứng dụng nông nghiệp thông minh, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Lâm Đồng đã được xuất khẩu, trong đó có những thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ.
Phát triển nông nghiệp thông minh góp phần đưa doanh thu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đạt bình quân 430 triệu đồng/ha; không ít trang trại đạt doanh thu từ 5 - 8 tỷ đồng/ha/năm; canh tác rau ứng dụng công nghệ IoT đạt trên 2 tỷ đồng/ha/năm; sản xuất hoa ứng dụng công nghệ IoT đạt từ 3 - 8 tỷ đồng/ha/năm.
Việc thúc đẩy chuyển đổi số giúp không ít các hợp tác xã của Lâm Đồng được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn thông qua các tiện tích của các nền tảng số như Google, Youtube, Facebook...
Đồng thời, tỉnh cũng triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, Lâm Đồng có 155 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - chia sẻ, trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh xác định nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình trọng tâm, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao trình độ sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính nhờ nỗ lực này đã đưa Lâm Đồng trở thành lá cờ đầu của khu vực Tây Nguyên trong xây dựng nông thôn mới.
Không bằng lòng với những thành công đã đạt được, xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu chứ không có điểm kết thúc, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao các tiêu chí, với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (111 xã); có ít nhất 42,3% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (ít nhất 47 xã); có ít nhất 15,3% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (ít nhất 17 xã). Trước năm 2025, Lâm Đồng được công nhận là tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Mới đây, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.
Trong đó, tỉnh đưa ra mục tiêu đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.
Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Lâm Đồng phấn đấu trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện, 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 về Thông tin và Truyền thông theo bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2025, phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% các huyện có các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
Bên cạnh đó, có ít nhất 1 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (chuyển đổi số, du lịch nông thôn, môi trường, văn hóa...) trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương làm cơ sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026 - 2030.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; Xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn; phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

An Giang: Tỷ lệ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia thấp hơn mức trung bình

Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đồng Tháp còn vướng mắc gì?

Cần Thơ: Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Quỹ Việt Nam xanh: Thêm nguồn lực giữ màu xanh cho rừng

Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì về tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản rau củ quả?

Chợ nông thôn, điện đến bản còn gặp khó để hoàn thành nông thôn mới

Cam mặt trời giá đắt đỏ nhất thị trường có gì đặc biệt?

Bayer ra mắt giải pháp mới giúp nhà nông quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả

Tiền Giang: Phát triển chợ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn: Tích cực thu hút đầu tư xây dựng chợ nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới

Bạc Liêu: Phát triển hệ thống chợ, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?

Đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Hà Giang: Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn

Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành

Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Chính phủ sẽ họp với các địa phương về chống khai thác IUU

Long An: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong xây dựng nông thôn mới

Hiện chỉ có 13 dự án FDI nông nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
