Ký kết FTA Việt Nam - Israel là nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương
Các hiệp định thương mại 26/07/2023 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
FTA Việt Nam - Israel: Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận thị trường, chuyên nghiệp trong xuất nhập khẩu Ký kết FTA Việt Nam - Israel: Bước nhảy vọt chiến lược và cánh cửa mở rộng thương mại |
Nỗ lực lớn của Bộ Công Thương
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết tại tại Văn phòng Thủ tướng Israel trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nhà nước Israel Benjamin Netanyahu và Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Lưu Quang. TS. Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc ký kết VIFTA diễn ra chỉ 3 tháng sau khi tuyên bố kết thúc đàm phán, đây là sự với sự nỗ lực của Bộ Công Thương.
Chia sẻ về FTA này, TS Lê Quốc Phương cho biết, chính sách nhất quán của nước ta từ xưa đến nay là hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới; mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với tất cả các nước.
“FTA Việt Nam – Israel là một trong những FTA mới nhất mà chúng ta vừa ký kết. Nó thể hiện rõ nét chính sách của chúng ta là hội nhập toàn diện và sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và mở rộng quan hệ với tất cả các nền kinh tế. Đồng thời, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu cho hàng hóa của chúng ta. Đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương nói riêng và các bộ ngành khác nói chung” – TS Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam
Dù Israel không phải là đối tác thương mại và đầu tư lớn của nước ta, nhưng TS Lê Quốc Phương nhấn mạnh, ý nghĩa của việc Bộ Công Thương nỗ lực đàm phán và kết thúc đàm phán nằm ở tiềm năng lớn của thị trường.
![]() |
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Israel |
Lý do là Israel nằm ở khu vực Tây Nam Á. Với khu vực này, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chưa cao, song Việt Nam vẫn đang nỗ lực hết sức để mở rộng thị trường bởi hàng hóa giữa hai bên có tính chất bổ sung cho nhau. Israel hiện là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3, là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Hy vọng là sau khi FTA được ký kết và đi vào thực thi thì sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại hai chiều đi lên.
Bên cạnh đó, với khu vực Tây Á, hiện Israel đóng vai trò như một bàn đạp để hàng hóa Việt Nam hiện diện rõ hơn ở khu vực Tây Nam Á. Nếu vào được thị trường Israel, hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội vào được rất nhiều các thị trường khác của khu vực.
Một điểm nữa là Israel là một nền kinh tế có công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ trong nông nghiệp. Do đó, hy vọng rằng FTA này không chỉ giúp khơi mở hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam – lĩnh vực ta rất cần và muốn phát triển nhưng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Như vậy xét về mặt quy mô thương mại và đầu tư, so với các FTA ta đã ký như FTA với EU, CPTPP… FTA Việt Nam - Israel không có quy mô lớn nhưng nó lại có rất nhiều ý nghĩa trong việc hướng tới tương lai. Nó giúp ta vừa đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng quan hệ thương mại với khu vực Tây Á, Tây Nam Á là khu vực mà chúng ta vẫn đang có những quan hệ tương đối hạn chế và mong muốn được mở rộng. Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn.
Việc ký kết FTA với Israel cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Bộ Công Thương trong việc mở đường, mở ra các cơ hội từ các FTA.
Để tận dụng được tốt FTA này, TS Lê Quốc Phương cho rằng, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về thị trường. Đồng thời, sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật của các thị trường. Hiện nay, nhiều FTA đòi hỏi các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, sử dụng nguồn nhân lực… song tất cả những điều đó, doanh nghiệp Việt còn rất yếu.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để nắm được các nội dung của các FTA. Đồng thời, tận dụng tốt các hỗ trợ của nhà nước để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành…
Doanh nghiệp cũng cần nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Đồng thời tìm hiểu để tận dụng được các ưu đãi về chứng nhận xuất xứ hàng hóa để tận dụng hiệu quả FTA. Có như vậy mới có thể tận dụng được ưu đãi của FTA.
Việc Hiệp định FTA Việt Nam - Israel được ký kết ngay trong năm 2023 càng có ý nghĩa quan trọng bởi năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Israel đạt 2,2 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 785,7 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Israel đạt 1,4 tỷ USD. Mỗi năm có khoảng trên dưới 70 diện mặt hàng các loại của Việt Nam được xuất khẩu sang Israel. Năm 2022, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm có điện thoại di động và linh kiện đạt 293,2 triệu USD, hàng thủy hải sản đạt 80,4 triệu USD (gồm tôm, mực đông lạnh, cá ngừ đóng hộp, cá tra…), nông sản các loại (như hạt điều đạt 59,8 triệu USD, cà phê đạt 24,3 triệu USD, gia vị các loại…), giày dép đạt 92,3 triệu USD, hàng dệt may đạt 32,8 triệu USD. Ngoài ra, còn có các mặt hàng xuất khẩu khác như: hàng điện tử, máy móc thiết bị điện, hàng gia dụng, đồ nhà bếp, nước giải khát, lương thực thực phẩm chế biến sẵn thuộc nhóm hàng khô, bánh kẹo, trái cây chế biến sấy khô và đóng hộp… |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ngành da giày làm gì để tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định UKVFTA?

Hiệp định RCEP: Góp phần gia tăng kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Cổng thông tin FTAP: Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do

RCEP: Thúc đẩy tăng trưởng thương mại Malaysia và Việt Nam

Hiệp định UKVFTA sẽ tạo thêm những động lực mới để các nhà đầu tư Anh đến Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Hiệp định RCEP: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Hàn Quốc

Khai thác các FTA thúc đẩy thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Xuất khẩu bền vững sang EU: Doanh nghiệp phải quan tâm đến môi trường

Chủ động với Thỏa thuận Xanh của EU để xuất khẩu bền vững

Xuất khẩu gỗ sang Anh: Chuyển đổi sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường

Yên Bái: Doanh nghiệp nỗ lực tận dụng EVFTA

Tận dụng Hiệp định UKVFTA: Doanh nghiệp cần chú trọng các chiến dịch quảng bá sản phẩm

Lào Cai: Nhiều cơ hội từ EVFTA

Cổng thông tin FTAP sẽ cung cấp các chương trình hỗ trợ tới doanh nghiệp

Đắk Lắk: Tận dụng EVFTA, giá trị cà phê xuất khẩu tăng gấp 7 lần

Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng!

Hiệp định RCEP: Tận dụng “cơ hội vàng” để xuất khẩu sang Trung Quốc

Cà phê Việt lan tỏa tại thị trường Anh nhờ UKVFTA

16 Bộ, ngành tham gia vận hành và phát triển Cổng thông tin điện tử FTAP

Tận dụng RCEP, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững

Doanh nghiệp Việt cam kết kiểm dịch động thực vật trong Hiệp định RCEP

Thực hiện Hiệp định RCEP: Bộ Công Thương triển khai ba nhiệm vụ chính

Cổng FTAP: Kênh thông tin về thị trường xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
