Khuyến công Bình Phước phát huy hiệu quả “vốn mồi”
Công nghiệp 20/09/2023 14:39 Theo dõi Congthuong.vn trên
Khuyến công Bắc Giang thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển Nguồn vốn khuyến công Thừa Thiên Huế: “Bệ đỡ” phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn |
Năm 2023, Bình Phước được phê duyệt 7 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến điều, chế biến gạo, sản xuất rượu và cơ khí với tổng kinh phí thực hiện 2, 490 tỷ đồng, trong đó khuyến công hỗ trợ 1,128 tỷ đồng, nguồn đối ứng của đơn vị thụ hưởng 1,362 tỷ đồng.
Mới đây, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Phước đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu hoàn thành 4 đề án, gồm: Ứng dụng 1 máy khử Andehit trong chế biến rượu, model 2023, công suất 300 lít rượu/giờ; ứng dụng 1 máy cán tôn 3 tầng 11 sóng trong sản xuất tấm lợp kim loại; ứng dụng 1 máy xay xát gạo, model 6LN-15/15SF, công suất 1.000 kg/ giờ và ứng dụng 1 máy bắn màu trong chế biến hạt điều xuất khẩu, model TCS-2T, công suất 2 – 3 tấn/ giờ.
![]() |
Khuyến công Bình Phước phát huy hiệu quả “vốn mồi”. Ảnh: Đỗ Viết Giang |
Theo phản ánh của các đơn vị thụ hưởng, các đề án được triển khai đã hỗ trợ đáng kể cơ sở nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và tạo được vị trí trên thị trường. Các đơn vị thụ hưởng mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa từ chương trình khuyến công cho các nội dung phát triển sản phẩm, xúc tiến mở rộng thị trường.
Không chỉ năm 2023, theo báo cáo từ Sở Công Thương Bình Phước, hơn 10 năm qua, khuyến công luôn là công tác được địa phương quan tâm, đầu tư triển khai thực hiện. Theo thống kê, Bình Phước đã triển khai thực hiện 280 đề án (gồm 50 đề án khuyến công quốc gia và 230 đề án khuyến công địa phương) với tổng kinh phí thực hiện 54,4 tỷ đồng.
Địa phương cũng tổ chức 6 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh với 108 lượt sản phẩm được bình chọn; tổ chức và hỗ trợ cho các cơ sở tham gia 5 kỳ bình chọn cấp khu vực, có 47 lượt sản phẩm được bình chọn và 4 kỳ bình chọn cấp quốc gia, có 18 lượt sản phẩm được bình chọn.
Đáng nói, các chương trình, đề án thu hút khoảng 1.243,5 tỷ đồng kinh phí đối ứng đầu tư của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Đây là nguồn vốn không hề nhỏ, minh chứng được hiệu quả, sức hút của chương trình khuyến công.
Các đề án được triển khai tập trung vào những ngành nghề thế mạnh, do đó hiệu quả đạt được rất khả quan, có tính lan tỏa cao.
Mặt khác, Sở Công thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp chủ động phối hợp các các đơn vị liên quan tham mưu về các chính sách hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, các chương trình, đề án khuyến công cho từng giai đoạn, hàng năm, phù hợp với khả năng, nguồn lực của tỉnh; kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở công nghiệp nông thôn; tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực từ nguồn khuyến công quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của các cơ sở công nghiệp nông thôn; trong đó tập trung chủ yếu là hỗ trợ đổi mới công nghệ thiết bị trong sản xuất, phát triển sản phẩm, tạo ra sản phẩm có năng lực cạnh tranh trên thị trường, tiến tới đẩy mạnh sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Từ sự hỗ trợ bởi chính sách khuyến công, đến nay các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, tự khẳng định chính mình, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, đa dạng về mẫu mã; chất lượng sản phẩm được nâng cao gắn với nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, sản phẩm có giá cả cạnh tranh thích ứng với nhu cầu của thị trường, từng bước phát triển bền vững, định hướng xuất khẩu ra nước ngoài.
Để phát huy những hiệu quả đã đạt được trong công tác khuyến công, thời gian tới Sở Công Thương Bình Phước tập trung vận dụng mọi nguồn lực cho thực hiện các chương trình, đề án khuyến công; sử dụng hiệu quả cao nhất nguồn kinh phí được giao hàng năm.
Hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu xây dựng và đăng ký thương hiệu, mở rộng sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.
Khuyến khích cơ sở nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất công nghiệp nông thôn. Ưu tiên, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm sức lao động thủ công, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?

Bình Thuận: Đảm bảo hoàn thành kế hoạch khuyến công quốc gia

Đà Nẵng: Vượt khó, nhiều doanh nghiệp sản xuất phát tín hiệu về đích vượt kế hoạch năm

Kinh tế số đang ở đâu trong GDP, GRDP?

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung pin và vật liệu bán dẫn
Tin cùng chuyên mục

Infographics | 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?
