Khuyến công Bắc Giang thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển
Công nghiệp 07/09/2023 16:49 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội: Chủ động thích ứng với “cuộc chơi” mới Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Khó cạnh tranh nhất là giá thành cao |
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hơn 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Từ năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sản xuất ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 31,51% so với năm 2021, trong đó, ngành công nghiệp chế tạo tăng hơn 33%.
Công nghiệp hỗ trợ hiện là lĩnh vực có tốc độ phát triển cao, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng công nghiệp của Bắc Giang. Do đó, các cấp chính quyền địa phương luôn quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bằng nhiều hình thức như: Cung cấp thông tin thị trường, chính sách pháp luật; thực hiện thủ tục hành chính; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, mở rộng thị trường...
![]() |
Nghiệm thu đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cơ khí” tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất cơ khí QTH. Ảnh: Vũ Trí Khương |
Riêng với chính sách khuyến công, chỉ riêng từ năm 2020 đến nay, Bắc Giang đã hỗ trợ 13 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn các huyện: Lạng Giang, Hiệp Hòa, Lục Nam, Việt Yên và thành phố Bắc Giang được hỗ trợ mua sắm thiết bị sản xuất.
Theo ông Vũ Văn Hải - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất AZ Hitech Vina, xã Yên Sơn, huyện Lục Nam, nhờ được hỗ trợ 300 triệu đồng từ nguồn khuyến công quốc gia, năm 2022, Công ty đã mua thêm 1 máy CNC tự động, gia công các linh kiện cơ khí chính xác, phục vụ cho các công ty “mẹ”. Nhờ đó đã tăng năng lực sản xuất, đáp ứng thời gian trả đơn hàng lớn.
Dù đã được sự hỗ trợ tích cực từ các chính sách, tuy nhiên theo ông Đinh Hồng Quân - Phó Chủ tịch thường trực Hội các Doanh nghiệp cơ khí tỉnh Bắc Giang, doanh nghiệp cơ khí của tỉnh đang phải đối mặt nhiều thách thức. Trong đó, đa phần doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính thấp; chất lượng sản phẩm không cao; trình độ quản lý còn nhiều bất cập… khó đáp ứng yêu cầu của đối tác.
Mặt khác, chương trình khuyến công đề ra các tiêu chí không phù hợp gây khó cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Hơn nữa, nguồn kinh phí được cấp hàng năm cho hoạt động khuyến công còn hạn chế, mức hỗ trợ thấp, nhất là với các dự án có mức đầu tư cao. “Đề nghị chương trình cần bám sát thực tiễn hơn”, ông Đinh Hồng Quân nhấn mạnh.
Đại diện Hội các Doanh nghiệp Cơ khí tỉnh Bắc Giang cũng cho hay: Hiện nay, quỹ đất được UBND tỉnh phê duyệt cho thuê giao cho các doanh nghiệp, cá nhân, hợp tác xã nằm trong và ngoài cụm công nghiệp chưa được khai thác, phát huy hết hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao. Đây là tài sản vô giá, cần được khai thác triệt để, đặc biệt là các doanh nghiệp mới rất cần có quỹ đất để sản xuất và phát triển.
Do đó, ông Đinh Hồng Quân đề xuất: Khi đã giao đất, cho thuê đất đối với các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã phải giao cho họ tự chủ sản xuất kinh doanh, chỉ cần đảm bảo các yếu tố như môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn… theo Luật Doanh nghiệp và báo cáo với các sở chủ quản.
Nhà nước không nên quy hoạch phân vùng sản xuất, cấp phép, xin phép đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, không can thiệp quá sâu vào mô hình, kế hoạch sản xuất kinh doanh, xem và xét làm mất cơ hội của các doanh nghiệp.
“Các sở, ban ngành địa phương cùng cộng đồng doanh nghiệp bàn chủ trương, khai thác triệt để quỹ đất đang còn nằm trong các doanh nghiệp nhỏ, ở trong và ngoài cụm công nghiệp trên cơ sở thông thoáng và trách nhiệm”, ông Đinh Hồng Quân nhấn mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Liên kết, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thang máy

Sản xuất công nghiệp tăng trở lại - “lấy đà” cho năm 2024

Việt Nam – Hoa Kỳ: Nhiều tiềm năng hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn

Thái Nguyên: Phấn đấu tăng mạnh số cơ sở công nghiệp nông thôn thụ hưởng chính sách khuyến công

NVIDIA - Tập đoàn sản xuất chip đắt giá nhất thế giới mong muốn lập "cứ điểm" tại Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần tạo điều kiện để mở rộng quy mô Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau

Dự án 1.000 tỷ sản xuất linh kiện bán dẫn chọn Ninh Bình đặt nhà máy

Công nghiệp sản xuất gốm sứ đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm vào GDP

Xây dựng Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm lớn về công nghiệp

Xây dựng cơ chế, tạo động lực cho nội địa hóa thiết bị ngành đường sắt đô thị

Gần 240 tỷ USD đầu tư nước ngoài đã được rót vào Việt Nam

Bình Dương: Có thêm khu công nghiệp 700 ha

Nghệ An: Khuyến công thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn

Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp vào năm 2030

Nắm bắt cơ hội để tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn

1 đồng vốn khuyến công thu hút 4 đồng vốn đối ứng từ cơ sở công nghiệp nông thôn

Công bố Bộ công cụ chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Phục vụ tiêu dùng cuối năm, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng tốc

Công nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng 2023

Bộ Công Thương sắp tổ chức 3 sự kiện lớn về khuyến công

Trung Quốc đứng thứ 4 trong số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam

Trà Vinh được công nhận 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023

Cần Thơ: Đến năm 2030 sẽ có 14 khu công nghiệp

Vì sao Bắc Ninh chiếm “ngôi vương” về tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP?
