Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Khó cạnh tranh nhất là giá thành cao

Sản phẩm có giá thành cao là điểm yếu lớn nhất của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với sản phẩm cùng loại đến từ các nước khác trên thị trường.
Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2023 Sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP: Cú huých cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Bà Trương Thị Chí Bình- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam chia sẻ với báo chí xung quanh vấn đề này.

Từ đầu năm tới nay, thị trường thế giới suy giảm gây ảnh hưởng nhiều đến các ngành sản xuất, xuất khẩu, vậy với ngành công nghiệp hỗ trợ thì sao, thưa bà?

Từ đầu năm tới nay, ngành công nghiệp hỗ trợ, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà doanh nghiệp FDI cũng bị suy giảm đơn hàng, trung bình khoảng 20%. Suy giảm này không chỉ đến từ suy thoái kinh tế toàn cầu mà đến cả từ việc sau dịch năm 2022 đơn hàng tăng rất nhiều, sang năm 2023 tiêu thụ khó khăn nên tồn kho cao.

Thị trường truyền thống, khách hàng cũ khó khăn nhưng thị trường mới có nhiều cơ hội. Khách hàng mới tìm đến nhà cung cấp Việt Nam tương đối nhiều, chỉ có điều chúng ta có đáp ứng được hay không mà thôi. Đối với những công ty có năng lực tốt, bao gồm có hệ thống quản trị tốt, tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh, chất lượng đáp ứng thì năm nay có thêm đơn hàng mới.

Truong Thi Chi Binh
Bà Trương Thị Chí Bình- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam

Điều khó của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là không đáp ứng được yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu và khó nhất là giá thành cao. Doanh nghiệp trong nước không sản xuất được cụm linh kiện hoặc sản phẩm hoàn chỉnh mà hầu hết sản xuất linh kiện rời. Đầu tư sản xuất cụm linh kiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn, hệ sinh thái để đáp ứng cho sản xuất đó cũng đòi hỏi tốt hơn nhiều.

Như bà chia sẻ, giá thành cao đang là yếu tố khó nhất của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này, thưa bà?

Đây là câu chuyện dài. Nếu so với Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN thì đầu tiên nguyên vật liệu chúng ta không chủ động bằng họ. Có những loại nguyên vật liệu cả thế giới phải nhập khẩu từ nguồn nào đó nhưng bởi vì các nước khác có nền chế tạo mạnh hơn, sản lượng lớn nên giá thành sản phẩm rẻ hơn.

Thứ 2, liên quan đến khấu hao, nhiều doanh nghiệp của nước ngoài sản xuất đã lâu, hết khấu hao, trong khi doanh nghiệp Việt Nam hầu hết còn rất trẻ nên chi phí khấu hao lớn.

Thứ 3, hệ thống quản trị sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam chưa được tối ưu hoá. Phần chi phí bị đội cao hơn so với những doanh nghiệp nước ngoài đã có kinh nghiệm lâu năm.

Cuối cùng là yếu tố liên quan đến vĩ mô như thuế, chi phí hhông chính thức. Sự hỗ trợ của Chính phủ các nước đang tốt hơn Việt Nam rất nhiều, giúp giảm chi phí tới 10-20% nên sự bất lợi của doanh nghiệp Việt Nam là rất rõ ràng.

Thưa bà, một trong nhiều yếu tố khiến doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa thực sự mạnh là do thiếu tính liên kết, bà nhận định ra sao về ý kiến này?

Điều này chưa thực sự đúng. Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã rất nỗ lực để liên kết nhưng không thể bởi năng lực không đủ. Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam đã thành lập nhóm để sản xuất các cụm linh kiện hoàn chỉnh nhưng chúng ta thiếu rất nhiều linh kiện trong hệ sinh thái để hoàn thiện cụm đó với giá thành đáp ứng được yêu cầu từ người mua. Rất nhiều phần linh kiện phải nhập khẩu từ bên ngoài với chi phí cao.

Chỉ có những doanh nghiệp theo đuổi hệ thống quản trị một cách quyết liệt. Tức là trong nhiều năm đầu tư vào hệ thống quản trị đến nơi đế chốn hoặc bỏ rất nhiều vốn đầu tư để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế thì bây giờ nhận lại được thành quả.

Một mảng nữa chúng ta rất yếu liên quan đến điện và điện tử bởi đây là khu vực đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao và là phần doanh nghiệp FDI nắm giữ nên doanh nghiệp Việt Nam ít đầu tư. Ngay cả đầu tư mới, công ty khởi nhiệp trong công nghiệp hỗ trợ dù rất ít thì hầu hết trong lĩnh vực cơ khí, còn khu vực điện, điện tử gần như không có. Hiện tại số doanh nghiệp điện, điện tử của Việt Nam đáp ứng được chuỗi cung ứng toàn cầu chưa đến 10 công ty làm được.

công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Khó cạnh tranh nhất là giá thành cao

Với những hiện trạng trên, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam đề xuất gì để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, thưa bà?

Đầu tiên, làm thế nào để doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí sản xuất. Nếu làm được điều đó, chắc chắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, bởi về chất lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Muốn cắt giảm chi phí sản xuất đầu tiên phải bù lãi suất vay ngân hàng có như thế doanh nghiệp mới xoay xở được vốn cho đầu tư máy móc thiết bị, vật tư, hệ thống quản trị hay tiêu chuẩn quốc tế. Với lãi suất như hiện tại dù Nhà nước đã cố gắng hạ lãi suất thì vẫn là rất cao so với sản xuất kinh doanh vì biên lợi nhuận của sản xuất chế tạo rất thấp, nhất là công nghiệp hỗ trợ.

Giảm chi phí liên quan đến doanh nghiệp. Chương trình hỗ trợ của Chính phủ cần nâng cao tính hiệu quả và cần được đánh giá hàng năm để thay đổi phù hợp. Cần có những chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường miễn phí cho doanh nghiệp tham gia và hạn chế thủ tục hành chính.

Thực hiện được những yếu tố đó sẽ giúp cho năng lưc của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nghiệp Việt Nam tăng lên. Điều này tuy không thực hiện được ngay nhưng cần được triển khai từ bây giờ để vài năm nữa có thể thay đổi diện mạo của ngành.

Riêng về việc đẩy mạnh chuyển giao công nghiệp giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam, theo tôi, cần phải có chế tài mạnh mẽ chứ không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu.

Bởi lẽ chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI đều toàn diện và có sẵn, nếu chúng ta muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của họ ở khâu hàm lượng công nghệ cao hơn phải thương lượng và có cam kết 2 bên một cách rõ ràng cụ thể.

Xin cảm ơn bà!

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Đến nay, các doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã có cơ hội cọ xát với các vụ kiện phòng vệ thương mại nên phản ứng nhanh và kịp thời hơn.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Phải có hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế, khi đó, tính công khai minh bạch của thị trường sẽ được rõ ràng, Nghị định 80/2023/NĐ-CP sẽ thực thi hiệu quả.
Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Ngành nhôm đang đối diện với nhiều vụ điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, vì thế cần sự chủ động ứng phó nhằm tránh các thiệt hại.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Theo chuyên gia, Nghị định 80 được kỳ vọng vừa giúp tăng tính pháp chế, tăng chế tài hành chính vừa làm tăng cơ chế thị trường, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Để ứng phó hiệu quả hơn với các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, doanh nghiệp sẽ là chủ thể chính, chủ động ngăn chặn từ sớm.

Tin cùng chuyên mục

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83, 95 về kinh doanh xăng dầu là bước tiến mới quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu
Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Để thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiệu quả, Việt Nam cần phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực về FTA một cách bài bản, kịp thời.
Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam tại Thuỵ Điển là cơ hội quảng bá, giúp hàng hóa Việt Nam tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Điển và khu vực Bắc Âu.
Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đi đầu trong việc phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung cầu để tận dụng EVFTA
Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng hàng Việt đã khẳng định được 4 điểm sáng ở thị trường này.
Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Để hoạt động kích cầu tiêu dùng được đẩy mạnh, hiệu quả và thiết thực hơn, cần có những giải pháp mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng để đem lại sức mua lớn hơn.
Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp đã chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu nông sản vừa qua.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Để bị áp thuế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới mất uy tín về thương hiệu, thị phần tại thị trường.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại hàng Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Phát triển hàng hoá theo các tiêu chuẩn xanh và bền vững theo cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại EU.
Thương hiệu, thị phần hàng Việt tại thị trường Anh vẫn khiêm tốn

Thương hiệu, thị phần hàng Việt tại thị trường Anh vẫn khiêm tốn

Hàng hoá Việt Nam hiện chỉ chiếm 1% thị phần tại thị trường Anh, một trong các nguyên nhân là do doanh nghiệp đang chọn gia công cho “dễ thở".
Doanh nghiệp ngành gỗ cần trang bị “phao cứu sinh” trước "làn sóng" điều tra phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp ngành gỗ cần trang bị “phao cứu sinh” trước "làn sóng" điều tra phòng vệ thương mại

Để xuất khẩu gỗ bền vững, tránh bị điều tra phòng vệ thương mại từ nước ngoài, doanh nghiệp ngành gỗ cần chuẩn bị “phao cứu sinh” cho mình.
Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ về giải pháp xây dựng thương hiệu hàng Việt khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.
Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Hiệp định CPTPP mở rộng cách cửa cho ngành hồ tiêu Việt Nam, tuy nhiên, để đi sâu vào khối thị trường này thì vấn đề chất lượng và thương hiệu phải song hành.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu!

PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu!

PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Hiệp định EVFTA giúp mang lại giá trị bền vững cho nông sản xuất khẩu

Hiệp định EVFTA giúp mang lại giá trị bền vững cho nông sản xuất khẩu

TS. Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam đã chia sẻ về những lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang lại cho xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động