Không có chuyện “giải cứu” vải thiều Lục Ngạn

Toàn huyện Lục Ngạn hiện có 96 điểm cân, thu mua vải thiều. Lũy kế sản lượng tiêu thụ vải chín sớm 3.938 tấn với giá bán dao động 18.000 - 35.000 đồng/kg.
Nhật Bản cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn Vải thiều Bắc Giang được bày bán tại AEON Việt Nam và Nhật Bản Nâng tầm giá trị và thương hiệu trái vải thiều

Thời gian gần đây có một số thông tin cho rằng, do Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “zero Covid” nên ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ quả vải thiều của Lục Ngạn, khiến đặc sản này khó tiêu thụ. Tuy nhiên, theo UBND huyện Lục Ngạn, toàn huyện hiện có 96 điểm cân, thu mua vải; lũy kế sản lượng tiêu thụ vải chín sớm 3.938 tấn; giá bán sản phẩm đang dao động từ 18.000 - 35.000 đồng/kg.

Không có chuyện “giải cứu” vải thiều Lục Ngạn
Vải thiều Lục Ngạn được đánh giá cao bởi giá trị dinh dưỡng và độ thơm, ngon

Ghi nhận của phóng viên tại huyện Lục Ngạn, việc tiêu thụ sản phẩm đến nay cơ bản thuận lợi, người dân rất phấn khởi vì vải thiều được mùa, được giá.

Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn - cho biết, xác định việc tiêu thụ vải thiều sang Trung Quốc năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn nên ngay từ sớm, cơ quan chức năng của tỉnh, huyện đã xây dựng nhiều phương án tiêu thụ, đa dạng các thị trường để hạn chế rủi ro.

Huyện đã chỉ đạo quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, bảo đảm sản phẩm chất lượng cung ứng đến nông dân, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh sản phẩm kém chất lượng.

Hiện, sản phẩm vải chín sớm của Lục Ngạn được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa khoảng 2.067 tấn (các tỉnh phía Nam, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc); xuất khẩu khoảng 1.795 tấn (chủ yếu sang thị trường Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn). Có 2 lò sấy vải (công nghệ sấy điện) đã hoạt động, sản lượng sấy đạt 9,5 tấn vải khô thành phẩm.

Về vấn đề xuất khẩu, toàn huyện có 35 mã số vùng trồng đã được Trung Quốc chấp thuận với diện tích 11.423 ha và 237 cơ sở đóng gói; 30 mã vùng được Nhật Bản chấp nhận cấp mã số vùng trồng với diện tích 224,5 ha và 1 cơ sở đóng gói (trong đó, đối với sản phẩm vải thiều xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trên bao bì nhất thiết phải dùng tiếng Trung Quốc ghi rõ tên hoa quả, nơi sản xuất, đóng gói, tên nhà vườn hoặc mã số đăng ký đã được Trung Quốc cấp theo quy định...).

Hiện nay, huyện vẫn đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm yêu cầu, tiêu chuẩn về quy cách thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm vải thiều trước khi bán (xử lý sạch lá, cắt cuống, loại bỏ quả không đạt chất lượng, bó túm đúng trọng lượng…).

Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ du lịch, lựa chọn một số nhà vườn, điểm du lịch tại địa bàn huyện để xây dựng, cung cấp các sản phẩm du lịch trải nghiệm mùa vải chín Lục Ngạn năm 2022. Lựa chọn những vườn quả đẹp để đón đoàn khách đến làm việc, tham quan tại địa bàn huyện.

Đồng thời có biện pháp hỗ trợ người dân thu hoạch, chế biến sản phẩm; tiếp tục dự phòng phương án hỗ trợ nhân dân tăng sản lượng, công suất sấy vải thiều; rà soát, bố trí điểm tập kết, trung chuyển, thu mua vải thiều ngay tại vườn và khu vực thôn, xã để giảm tài giao thông cho các tuyến đường chính.

Về biện pháp đảm bảo cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho hoạt động tiêu thụ, chế biến, huyện đã tổ chức rà soát tình hình sản xuất, dự trữ, đánh giá cung - cầu đối với các mặt hàng phụ trợ như thùng xốp, thùng nhựa, nước đá công nghiệp… để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Không có chuyện “giải cứu” vải thiều Lục Ngạn
Việc tiêu thụ sản phẩm đến nay cơ bản thuận lợi

Đến nay, cơ sở sản xuất thùng xốp đã sản xuất được trên 5 triệu thùng xốp các loại; giá bán dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/thùng loại to; từ 26.000-28.000 đồng/thùng loại nhỏ; dự kiến công suất đến hết vụ của các cơ sở trên 6 triệu thùng; có 36/42 cơ sở sản xuất đá cây đã đóng điện chuẩn bị các điều kiện để sản xuất; giá bán đá cây tại xưởng sản xuất từ 25.000-30.000 đồng/cây.

Để đảm bảo công tác tiêu thụ thuận lợi, an toàn, Lục Ngạn cũng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gom hàng, tăng giá đối với các mặt hàng, dịch vụ phụ trợ như thùng xốp, đá cây, vận tải...; có phương án điều tiết nguồn cung ứng các mặt hàng, dịch vụ phụ trợ (thùng xốp, nước đá công nghiệp, dịch vụ vận tải…) từ ngoài địa bàn huyện để bổ sung kịp thời cho thị trường tiêu thụ tại huyện (nếu xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, tăng giá quá mức…).

Phía ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, kho bạc Nhà nước đảm bảo cung ứng thuận lợi nhất dịch vụ tài chính cho các tổ chức, cá nhân trong vụ thu hoạch, giao dịch tiêu thụ vải thiều.

Điện lực Lục Ngạn, các đơn vị viễn thông, nước sạch, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải chủ động phương án sản xuất, phương tiện, cung ứng đảm bảo cao nhất nhu cầu về điện, nước sạch, thông tin liên lạc, vận chuyển hàng hóa cho vụ thu hoạch, tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu vải thiều, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, ách tắc, gián đoạn chuỗi cung ứng các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Ngoài ra, huyện cũng chỉ đạo các tổ liên ngành tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất thùng xốp, nước đá công nghiệp thực hiện đúng việc niêm yết giá, đăng ký giá bán, chấp hành các quy định về thuế…

Năm nay, toàn huyện Lục Ngạn có khoảng 16.000 ha vải thiều, trong đó hơn 12.000 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP; gần 500 ha sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, EU; 100% diện tích vải của huyện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Thanh Tâm - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Theo các chuyên gia, cà phê Việt Nam, đặc biệt là ngành Robusta đặc sản, có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu sang Mỹ khi nhu cầu của nước này tăng đột biến.
Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta hôm nay tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê trong nước hoàn toàn có khả năng hướng đến mức lịch sử mới tại 150.000 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Tại thị trường nội địa, giá cà phê trong nước tiếp đà tăng, sắp sắp vượt mốc 130.000 đồng. Trên thị trường thế giới,giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm
Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, hướng tới mốc 130.000 đồng/kg, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh còn Arabica giảm.
Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Niên vụ cà phê 2022-2023, Việt Nam phải nhập khẩu 200.000 tấn cà phê. Nguồn cung cà phê được dự báo tiếp tục căng thẳng do tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng. Các số liệu cho thấy khoảng cách về sản lượng Robusta của Brazil đối với Việt Nam đang dần một thu hẹp.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, do vậy, giá cao su sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.
Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang xuống giá còn 3.500 đồng/kg, doanh nghiệp phân phối vào cuộc hỗ trợ bà con nông dân Gia Lai tiêu thụ.
Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Ngoài việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng chính những loại cà phê đặc sản là lý do Nestlé đầu tư vào Congo.
Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Năm 2024, sản lượng trái cây trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đạt trên 391.000 tấn. Địa phương đang lên kế hoạch để tiêu thụ hết lượng trái cây này.
Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ… phấn khởi bởi thời tiết thuận lợi, dâu tằm được mùa, cây nào cũng trĩu quả, chín đỏ.
Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước đến nay. Từ cuối năm 2022 đến nay, sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã đẩy giá tăng vọt.
EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

Các chuyên gia nhận định tích cực cho ngành cà phê từ việc EU tạm thời thay đổi đánh giá rủi ro phá rừng, với 7 mặt hàng nông nghiệp.
Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ca cao nhất trong hơn 60 năm, người tiêu dùng có thể thấy tác động trực tiếp vào cuối năm.
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu chứng kiến sự tăng mạnh trong thời gian qua, do sự kết hợp của nhiều yếu tố, vậy kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King trồng tại Việt Nam hiện được rao bán khoảng hơn 400.000 đồng một kg (loại đặc biệt), khoảng trên 1 triệu đồng cho trái 3 kg.
Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Trong bối cảnh giá cà phê trên toàn cầu chưa hạ nhiệt, các chuyên gia tại Brazil dự báo, sản lượng cà phê Robusta tại nước này sẽ tăng liên tục từ giờ đến 2025.
Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.Trung Quốc chiếm thị phần 87% với 1.414 tấn.
Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Sự tiện lợi và giá cả phải chăng là lý do chính khiến thị trường cà phê hòa tan ngày càng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Theo giải thích của chuyên gia, lý do đến từ nhu cầu tăng cao, sự thiếu hụt nguồn cung và những khó khăn về khâu vận chuyển tại Đông Nam Á.
Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Những ngày gần đây, quả mận hậu trái mùa được nhiều người rao bán mức giá khá cao, với loại 18-25 quả hiện được nhiều cửa hàng bán gần 300.000 đồng/kg.
Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nói, ông muốn nhắn gửi tới hàng triệu hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp rằng, con đường lúa gạo không chỉ dừng lại ở hạt gạo.
Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp, Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina tính về khối lượng.
Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhiệt chiều tối 26 Tết

Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhiệt chiều tối 26 Tết

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đặc biệt, tại một số siêu thị lượng khách hàng đến mua sắm hàng Tết từ sau Tết ông Công ông Táo tăng khoảng 30% so với trước đó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động