Khôi phục mạnh mẽ hoạt động sản xuất và thương mại

Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, các địa phương đang khôi phục mạnh mẽ hoạt động sản xuất và thương mại nhằm đón đầu những cơ hội ở quý cuối cùng của năm.
TP. Hồ Chí Minh: Người có thẻ xanh Covid được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 1/10 Bình Dương cần ưu tiên phục hồi hoạt động sản xuất công nghiệp, ngành dịch vụ quan trọng

Mở cửa cho sản xuất gắn với an toàn phòng dịch

Nhiều địa phương khu vực phía Nam đã và đang mở cửa mạnh mẽ cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Theo Tổ công tác đặc biệt khu vực phía Nam của Bộ Công Thương, tại tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp đang khôi phục sản xuất theo các phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Khôi phục mạnh mẽ hoạt động sản xuất và thương mại
Các doanh nghiệp đang khôi phục sản xuất theo các phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong Khu công nghiệp (KCN), tính đến hết ngày 01/10/2021, Ban Quản lý các KCN đã chấp thuận 10 doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tổ chức cho 1.085/7.244 người lao động đi về hàng ngày. Lũy kế, tổng số doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” là 1.152 doanh nghiệp, với tổng số lao động tạm trú còn lại là 145.264 người. Doanh nghiệp đang ngừng hoạt động do không thực hiện “3 tại chỗ” trước đây, nay có nhu cầu hoạt động trở lại và được chấp thuận cho người lao động đi, về hàng ngày là: 08 doanh nghiệp với tổng số lao động đi, về hàng ngày là 12.472/76.941 người.

Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất ngoài Khu công nghiệp, tổng số doanh nghiệp được duyệt phương án “3 tại chỗ” là 244 doanh nghiệp, với số lao động đăng ký lưu trú là 18.243 người. Tổng số doanh nghiệp được duyệt phương án “1 cung đường 2 địa điểm” là 97 doanh nghiệp, với số lao động đăng ký lưu trú là 9.491 người. Tổng số doanh nghiệp được duyệt áp dụng cả 2 phương án: 10 doanh nghiệp với số lao động đăng ký lưu trú là 1.922 người. Tổng số doanh nghiệp tổ chức cho người lao động đi về hàng ngày: 4 doanh nghiệp với 1.601 lao động (trong đó có 02 doanh nghiệp trong cụm công nghiệp với tổng số lao động đi về là 560 người).

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm, hỗ trợ cho doanh nghiệp từng bước khôi phục kinh tế, ngày 07/10/2021, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản về việc bãi bỏ giấy đi đường đối với người lao động tham gia lưu thông từ nơi cư trú đến nơi làm việc trên địa bàn. Theo đó, trong quá trình di 4 chuyển đi làm, người lao động phải đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục doanh nghiệp (nếu có) khi đi qua các chốt kiểm soát. Đồng thời, người lao động sử dụng điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng PC-COVID để sử dụng mã QR xác nhận tiêm chủng. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì xuất trình giấy xác nhận đã tiêm vắc xin (ít nhất 01 mũi và sau 14 ngày) hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19 dưới 06 tháng.

Tại tỉnh Bình Dương, sau khi UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 4639/KH-UBND ngày 14/9/2021 về việc khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới sau ngày 15/9/2021, trên cơ sở quán triệt phương châm “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”, từng bước mở cửa, hồi phục kinh tế, giải quyết việc làm và tổ chức thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội. Tỉnh đang nỗ lực hết sức để bảo vệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” để có thể tiếp tục sản xuất, khuyến khích, tăng cường thực hiện mô hình 03 xanh “nhà máy, nhà trọ và công nhân” tại khu vực vùng xanh để phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3.254 doanh nghiệp đang thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”, “03 xanh” cho 279.210 lao động. UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu Ban Quản lý các Khu, Cụm công nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan đến ngày 15/10 phải thành lập và tổ chức hoạt động các trạm y tế lưu động trong các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn theo hướng các doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận y tế đúng theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động; đồng thời mỗi khu, cụm công nghiệp tùy theo số lượng công nhân phải thành lập số lượng trạm y tế lưu động phù hợp để đảm bảo vừa làm tốt các nhiệm vụ y tế theo quy định, vừa thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong doanh nghiệp.

Tiếp tục mở lại nhiều chợ truyền thống

Cùng với việc duy trì sản xuất, các địa phương đang tích cực mở lại các chợ truyền thống trên địa bàn nhằm đáp ứng cung cầu hàng hoá trong trạng thái bình thường mới. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07/10, có thêm 03 chợ truyền thống (tại các quận Bình Tân, Tân Bình và huyện Củ Chi) mở lại hoạt động sau khi đã xây dựng Phương án/ Kế hoạch hoạt động an toàn trong trạng thái bình thường mới, nâng tổng số chợ đang hoạt động lên 28 chợ, trong đó chủ yếu là các ngành hàng lương thực, thực phẩm hoạt động lại.

Điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại 03 Chợ Đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền vẫn tiếp tục hoạt động ổn định, duy trì việc tập kết, trung chuyển hàng hóa, lương thực thực phẩm cho các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố và các tỉnh (trung bình từ 800 – 1.000 tấn thực phẩm, rau củ quả/đêm). Việc ra vào khu vực chợ đầu mối được thực hiện kiểm tra khai báo y tế bằng mã QR, thực hiện 5K, test nhanh covid... đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị và 2.895 cửa hàng tiện lợi (có 14 cửa hàng hoạt động trở lại so với ngày 06/10/2021) để phục vụ cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu của người dân.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dự kiến từ ngày 09/10, Đồng Nai sẽ cho mở lại một số hoạt động, trong đó có các dịch vụ thiết yếu như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng sách, thiết bị văn phòng, đồ dùng, dụng cụ học tập… Trên địa bàn tỉnh có 75/148 chợ truyền thống đủ điều kiện hoạt động; 08/11 siêu thị và 227 cửa hàng tiện lợi hoạt động đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong tình hình bình thường mới. Ngoài ra, còn có 273 điểm bán hàng thay thế chợ trong mùa dịch Covid-19 nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân, đặc biệt tại các khu vực bị phong tỏa tạm thời để phòng chống dịch. Chợ đầu mối nông sản, thực phẩm Dầu Giây vẫn duy trì hoạt động với tổng số tiểu thương đăng ký kinh doanh đủ điều kiện theo phương án là 60 tiểu thương, trong đó hoạt động là 51 tiểu thương. Đến nay, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Với TP Đà Nẵng, Sở Công Thương tỉnh đã tiếp tục chủ trì tổ chức buổi làm việc với sự tham gia của các sở ngành (Sở Y tế, Giao thông vận tải, Thông tin truyền thông, Công an, Ban quản lý An toàn thực phẩm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật), UBND quận Hải Châu, Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng) nhằm đánh giá về hoạt động chợ đầu mối Hòa Cường sau thời gian mở cửa trở lại và thống nhất phương án để mở rộng quy mô hoạt động của chợ đầu mối Hòa Cường bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những khởi sắc, tháng 11 ước tăng 15,4% so với tháng trước và tăng 6,87% so với cùng kỳ.
Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Sự trì trệ trong phát triển của các trung tâm kinh tế khiến bài toán tái cơ cấu nền kinh tế tăng thêm độ khó.
Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Cơ hội lịch sử để Việt Nam trở thành cái tên không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ, với các từ khóa như công nghiệp bán dẫn, chip… đang được nhận diện.
Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Kiểm kê khí nhà kính là thước đo đánh giá hiệu quả trong “xanh hóa” sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm này.

Tin cùng chuyên mục

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Những ngành liên quan đến tài chính và ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về mức độ áp dụng công nghệ AI.
Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Quy mô nghiên cứu khảo sát khoảng 230ha, diện tích lập quy hoạch khu công nghiệp khoảng 200ha. Quy mô số lao động khoảng 20 - 26.000 người.
Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Để góp phần phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ nhanh và bền vững, ngành Công Thương sẽ ưu tiên một số ngành công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp xanh...
Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 7 đến 9/12, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023.
igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® vừa đánh dấu bước tiến đột phá với dự án cẩu RTG đầu tiên của Việt Nam với Công ty Cổ phần Tân Cảng Gantry.
Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng trong những tháng cuối năm, tập trung mọi nguồn lực tăng tốc sản xuất.
Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những hiệu quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Tỉnh Ninh Bình đang đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, tạo nhiều quỹ đất sạch, nhằm thu hút đầu tư công nghiệp.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23.497,8 tỷ đồng, với diện tích đất cho thuê 237,94ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 95%.
Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Việc phát triển ngành thép cần được nghiên cứu dựa trên năng lực, sức cạnh tranh, đặc điểm nhu cầu thị trường của từng sản phẩm thép sản xuất trong nước.
Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tổ chức Hội thảo Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam.
Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Chương trình khuyến công TP. Đà Nẵng (đợt 1) năm 2023 hỗ trợ 9 đơn vị, doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất sạch hơn, tăng chất lượng sản phẩm.
Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Sáng 24/11, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023.
Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao NOVA Energy là bước đi tiếp theo trong lộ trình phát triển bền vững của Công ty Hải Anh JSC.
IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Phó Chủ tịch Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) Susumu Nibuya cho biết sẽ đảm bảo Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn hoạt động hiệu quả.
Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Với 200 gian hàng trưng bày, triển lãm Quốc tế Việt Nam Cycle 2023 là sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện với quy mô trên 2.500m2.
Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Việc nỗ lực áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến đã giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tiến sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
“Xanh hoá” ngành nhựa để tăng lợi thế cạnh tranh

“Xanh hoá” ngành nhựa để tăng lợi thế cạnh tranh

Theo VPA, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa sẽ là 8,4% từ năm 2023 -2028. Nhu cầu tăng cao trong ngành công nghiệp dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng ngành nhựa.
Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp - Bài 2: Phía sau “tấm áo gấm”

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp - Bài 2: Phía sau “tấm áo gấm”

Thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp là đòn bẩy để các địa phương củng cố và phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động