Khoa học - công nghệ: Đánh trúng vào các điểm nghẽn kéo dài

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong khoa học - công nghệ đã đánh trúng vào các điểm nghẽn kéo dài.
Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học công nghệ Rà soát 'nút thắt' thể chế, phát triển khoa học - công nghệ Thí điểm chính sách gỡ vướng về khoa học, công nghệ

Đánh trúng vào các vấn đề cấp bách

Ngày 17/2/2025, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trân trọng cảm ơn các ý kiến rất toàn diện, phong phú, sâu sắc, dưới nhiều góc nhìn và rất xây dựng, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội. Những ý kiến này sẽ góp phần rất quan trọng để hoàn thiện nghị quyết.

Các ý kiến tại tổ và 18 ý kiến tại hội trường hôm nay đều nhằm mục tiêu có một nghị quyết thật chất lượng, khả thi và có tính cách mạng, giải quyết một số vấn đề cấp bách để bước đầu tạo ra ngay sự phát triển đột phá, tạo động lực về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để thực hiện ngay Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu kỹ và tiếp thu tối đa để hoàn thiện dự thảo nghị quyết trình Quốc hội.

Về tên gọi của nghị quyết, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo xin đề xuất tên gọi mới là: Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Nghị quyết thí điểm không có tham vọng tháo gỡ mọi điểm nghẽn, nhất là khi nghị quyết được chuẩn bị trong một thời gian ngắn mà tập trung vào thí điểm một số ít chính sách, cơ chế đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội về cơ bản đã rõ và có thể thực thi ngay, đánh trúng vào các điểm nghẽn kéo dài, đánh trúng vào các vấn đề cấp bách để tạo ra sự phát triển đột phá, thực hiện được ngay Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Bộ trưởng thông tin, trong tháng 5, Quốc hội sẽ thông qua Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Công nghiệp công nghệ số và tiếp theo sẽ là các luật liên quan khác. Đây sẽ là cơ hội để chúng ta tiếp tục giải quyết căn cơ hơn các vấn đề thể chế, chính sách và cơ chế cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

"Nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu sẽ được chúng tôi nghiên cứu, tiếp thu khi hoàn thiện các luật này. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ nghiên cứu đưa ra khỏi nghị quyết một số chính sách cần thêm thời gian để nghiên cứu và đánh giá toàn diện các mặt tác động, ví dụ như chính sách về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học - công nghệ" - Bộ trưởng nói.

Động lực thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Về cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học - công nghệ, giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu, về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đây là những nội dung có nhiều vướng mắc kéo dài, gốc của nó là Nhà nước muốn tránh rủi ro nên đề ra nhiều thủ tục phức tạp, dồn rất nhiều trách nhiệm lên các tổ chức nghiên cứu và kết quả là các cơ sở nghiên cứu không dám nhận những nghiên cứu lớn, có rủi ro cao như các nghiên cứu cơ bản.

Nhưng nghiên cứu có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết lần này thí điểm cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết kết quả cuối cùng. Nhà nước sẽ quản lý thông qua đánh giá các giai đoạn nghiên cứu để tiếp tục cấp kinh phí, đánh giá các cơ sở nghiên cứu có kết quả để giao thực hiện tiếp các đề tài.

"Nghị quyết cho phép Nhà nước cấp tiền cho nghiên cứu thông qua cơ chế quỹ. Nghị quyết cũng quy định về việc miễn trách nhiệm dân sự và không phải hoàn trả lại kinh phí nếu nghiên cứu không đi đến kết quả như dự kiến" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu

Người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cũng hy vọng với những chính sách, cơ chế đặc biệt này, với việc phân biệt nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để có chính sách, cơ chế quản lý khác nhau, tạo thông thoáng cho cả 2 thì chi ngân sách nhà nước cho khoa học - công nghệ đang là 1% sẽ tăng lên tối thiểu 2% như quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, có hiệu quả.

Về thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đây cũng đang là điểm nghẽn lớn và kéo dài. Kết quả nghiên cứu phải được thương mại hóa mới góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết thí điểm việc cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và có quyền tự quyết đối với kết quả nghiên cứu, với tài sản hình thành từ nghiên cứu để chủ động việc thương mại hóa ngay sau khi kết thúc nghiên cứu.

Người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa, được phép tham gia lập và điều hành doanh nghiệp. Đây là những chính sách rất mạnh mẽ để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, kể cả các kết quả nghiên cứu của những năm trước, tạo ra ích nước lợi nhà.

Bởi vì kết quả nghiên cứu được thương mại hóa thì nhà nước sẽ thu được thuế, tạo ra công ăn việc làm, đất nước có trình độ khoa học công nghệ cao hơn. Đây là cách thu hồi gián tiếp của Nhà nước đối với các khoản chi khoa học - công nghệ.

"Các đại biểu Quốc hội phát biểu hôm nay đều đồng tình ủng hộ thí điểm chính sách này. Một số nội dung chi tiết, chúng tôi sẽ nghiên cứu, tiếp thu để đảm bảo rõ nét hơn" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

Cơ chế đột phá kích thích doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, chi cho nghiên cứu phát triển của chúng ta đang là 0,5% GDP, mới được 1/4 so với mục tiêu 2%. Trong 2% GDP này, chi của doanh nghiệp phải chiếm 70 - 80%, nhưng hiện nay, doanh nghiệp mới chi khoảng 20.000 tỷ đồng một năm, đạt được 1/6 so với mục tiêu.

Doanh nghiệp khi tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, có tác động ngay đến phát triển kinh tế - xã hội, nên rất cần chính sách, cơ chế đột phá để kích thích doanh nghiệp.

Nghị quyết thí điểm cho phép doanh nghiệp chi cho khoa học - công nghệ, ngoài Quỹ khoa học - công nghệ và được tính là chi phí hợp lệ, được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. "Tức là doanh nghiệp có thể chi cho khoa học công nghệ nhiều hơn 10% lợi nhuận trước thuế và cũng không bị ràng buộc bởi các quy định quá chặt chẽ của quỹ" - Bộ trưởng lý giải.

Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ,
Quốc hội thảo luận tại hội trường Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học - công nghệ

Việc giới hạn chi khoa học - công nghệ được hưởng ưu đãi thuế chỉ trong phạm vi Quỹ khoa học - công nghệ đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chi cho nghiên cứu phát triển ít hơn các nước tới 10 lần.

Một số đại biểu Quốc hội có ý kiến về chính sách giải phóng mạnh mẽ hơn nữa Quỹ khoa học - công nghệ của doanh nghiệp. "Chính sách khấu trừ thuế cho các khoản chi khoa học - công nghệ, giống như Nhà nước chung tay với doanh nghiệp để đầu tư cho khoa học - công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp chi cho khoa học - công nghệ, chúng tôi thấy rất xác đáng và xin tiếp thu" - đại biểu nêu ý kiến.

Tạo nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

Về hạ tầng viễn thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, lúc này cần nhất là nhanh, đầu tư trước. Nghị quyết 57 có chủ trương Nhà nước phải tham gia đầu tư hạ tầng số, 5G phải nhanh, cáp quang biển phải nhanh để tạo hạ tầng đi trước phát triển đất nước. Nghị quyết đề xuất việc hỗ trợ nhà mạng đầu tư 5G để phủ sóng nhanh toàn quốc.

"Bình thường mỗi nhà mạng đầu tư một năm chỉ xung quanh 5.000 trạm 5G. Nếu muốn họ đầu tư một năm tới 20.000 trạm để phủ sóng nhanh và trước, Nhà nước phải hỗ trợ. Mức hỗ trợ đề xuất là 15%" - Bộ trưởng thông tin.

Một số đại biểu có ý kiến về việc dùng quỹ viễn thông công ích, nhưng quỹ này được quy định bởi luật là dành cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Để đẩy nhanh việc đầu tư các tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, để đi những hướng tuyến khác nhau ngoài khu vực Biển Đông nhằm tăng tính bền vững cho hạ tầng viễn thông Việt Nam, Nghị quyết cho phép chỉ định thầu.

Về dịch vụ viễn thông vệ tinh tầm thấp, đây là công nghệ mới phủ sóng băng rộng cho vùng sâu, vùng đồi núi rất hiệu quả. Để thu hút đầu tư nước ngoài, nghị quyết cho phép thí điểm với sở hữu nước ngoài tới 100% nhưng phải đảm bảo quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia.

Về chuyển đổi số cũng rất cần một chữ nhanh, nhất là cho 2 năm 2025-2026 để tạo nhanh các nền tảng và động lực cho chuyển đổi số quốc gia trong những năm sau. Nghị quyết cho phép cơ chế chỉ định thầu một số loại dự án chuyển đổi số.

"Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục giới hạn rõ hơn những trường hợp được chỉ định thầu để tránh bị lạm dụng cũng như bổ sung các quy định về kiểm toán và hậu kiểm" - Bộ trưởng nói.

Về công nghiệp bán dẫn, theo Bộ trưởng, đây là ngành công nghiệp chiến lược, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển đầy đủ tất cả các công đoạn của ngành công nghiệp này, trong đó, khó nhất là nhà máy sản xuất, nhất là nhà máy sản xuất đầu tiên rất quan trọng cho nghiên cứu, thử nghiệm các chip được thiết kế tại Việt Nam và sản xuất các chip chuyên dùng của Việt Nam, nhất là quốc phòng, an ninh và rất quan trọng cho đào tạo nhân lực.

Nhà máy quy mô nhỏ này khoảng dưới 1 tỷ USD giống như một phòng Lab - phòng thí nghiệm hơn là một nhà máy, đáng nhẽ Nhà nước nên đầu tư toàn bộ, nhưng để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào vận hành, nghị quyết đề xuất hỗ trợ 30% tổng giá trị đầu tư.

Có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề xuất mức hỗ trợ cao hơn tới 50%, nếu làm nhanh hơn và tối thiểu cũng là 30%; cho phép doanh nghiệp dùng quỹ khoa học - công nghệ để đầu tư vì đây là dự án nghiên cứu phát triển không phải kinh doanh thuần túy; cho phép doanh nghiệp trích Quỹ Khoa học - công nghệ cao hơn 10% trong một số năm để đầu tư nhà máy, phòng Lab này cũng như không nên chỉ tên doanh nghiệp được hỗ trợ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Nghị quyết thí điểm không có tham vọng tháo gỡ mọi điểm nghẽn, nhất là khi nghị quyết được chuẩn bị trong một thời gian ngắn mà tập trung vào thí điểm một số ít chính sách, cơ chế đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội về cơ bản đã rõ và có thể thực thi ngay.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị Trung ương 11: Bước ngoặt tinh gọn bộ máy

Hội nghị Trung ương 11: Bước ngoặt tinh gọn bộ máy

Hội nghị Trung ương 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn, vấn đề về cải tổ tổ chức bộ máy, mở đường cho một nền hành chính tinh gọn, hiệu lực...
Thông tin mới nhất về Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với đại diện Hoa Kỳ

Thông tin mới nhất về Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với đại diện Hoa Kỳ

Chiều 9/4 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer để trao đổi về các vấn đề kinh tế, thương mại song phương
Thủ tướng tuyên dương lực lượng cứu hộ động đất ở Myanmar

Thủ tướng tuyên dương lực lượng cứu hộ động đất ở Myanmar

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tuyên dương Đoàn công tác Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam cứu hộ động đất ở Myanmar.
Tây Ban Nha mong muốn hợp tác với Việt Nam về công nghiệp ô tô

Tây Ban Nha mong muốn hợp tác với Việt Nam về công nghiệp ô tô

Thủ tướng Tây Ban Nha mong muốn thúc đẩy hợp tác hai nước trong các lĩnh vực thế mạnh của Tây Ban Nha như đường sắt, công nghiệp ô tô, năng lượng tái tạo...
Việt Nam ký mới hơn 60 cam kết hợp tác với nhiều đối tác

Việt Nam ký mới hơn 60 cam kết hợp tác với nhiều đối tác

Từ đầu năm 2025 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã ký mới hơn 60 thỏa thuận, cam kết hợp tác với nhiều đối tác chủ chốt và trên nhiều lĩnh vực quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quốc hội

Ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quốc hội

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước được chỉ định giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025.
Không để giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu ‘ghìm chân’ tiến độ cao tốc

Không để giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu ‘ghìm chân’ tiến độ cao tốc

Chính phủ giao địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu dự án đường bộ cao tốc.
Mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Bộ Công an vừa đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự, bổ sung 35 tội danh mới mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khai thác EVFTA, nâng thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha lên 8 tỷ USD

Khai thác EVFTA, nâng thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha lên 8 tỷ USD

Hai nước Việt Nam - Tây Ban Nha nhất trí thúc đẩy hợp tác EVFTA, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương vượt mức 8 tỷ USD trong thời gian tới.
Sắp xem xét, thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Sắp xem xét, thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đến 2030, 100% người có công có mức sống trung bình khá trở lên

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đến 2030, 100% người có công có mức sống trung bình khá trở lên

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định đến năm 2030, 100% người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, với chính sách ưu đãi được điều chỉnh ở mức cao nhất.
6 đột phá mới trong quan hệ Việt Nam - Tây Ban Nha

6 đột phá mới trong quan hệ Việt Nam - Tây Ban Nha

Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha cho biết sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp Tây Ban Nha tăng cường hiện diện tại Việt Nam.
Giao lưu biên giới Việt - Trung sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Giao lưu biên giới Việt - Trung sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức buổi gặp mặt báo chí nhằm giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Đưa 39 công dân bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn

Đưa 39 công dân bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn

Rạng sáng 9/4, các cơ quan chức năng đã đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn.
FPT Long Châu tiếp cận giải pháp điều trị bệnh mỡ máu

FPT Long Châu tiếp cận giải pháp điều trị bệnh mỡ máu

Bền bỉ với sứ mệnh mang những tiến bộ y học hàng đầu thế giới đến gần với người Việt, FPT Long Châu chính thức giới thiệu giải pháp điều trị mỡ máu thế hệ mới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng mong muốn UAE đồng hành đào tạo nhân tài

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng mong muốn UAE đồng hành đào tạo nhân tài

Phó Thủ tướng đề nghị tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế cơ sở, nông nghiệp,… đặc biệt là thành lập quỹ giáo dục để đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai.
Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng giao nghiên cứu, đề xuất bổ sung dự án sân bay Long Thành vào danh mục các dự án được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù về khai thác khoáng sản.
Thủ tướng: FTA Index tạo động lực thi đua thực thi FTA

Thủ tướng: FTA Index tạo động lực thi đua thực thi FTA

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, FTA Index tốt sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện các FTA, mang lại hiệu quả cho địa phương.
Thủ tướng chỉ đạo gỡ

Thủ tướng chỉ đạo gỡ 'nút thắt' đấu thầu thuốc

Thủ tướng chỉ đạo rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, đề xuất chính sách đặc thù cho nhân viên y tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chúng ta nhất định sẽ vượt qua khó khăn

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chúng ta nhất định sẽ vượt qua khó khăn

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, Tổng Bí thư gặp mặt, tri ân cán bộ công an chi viện chiến trường, khẳng định 'chúng ta nhất định vượt qua khó khăn'
Bộ Quốc phòng bàn giải pháp tổ chức lại lực lượng sau sáp nhập tỉnh

Bộ Quốc phòng bàn giải pháp tổ chức lại lực lượng sau sáp nhập tỉnh

Bộ Quốc phòng họp bàn tổ chức lại lực lượng quân sự địa phương sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, hướng tới mô hình “tinh - gọn - mạnh”.
Việt Nam đề nghị Uzbekistan mở rộng hợp tác ngành năng lượng, dệt may

Việt Nam đề nghị Uzbekistan mở rộng hợp tác ngành năng lượng, dệt may

Tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; phát triển ngành công nghiệp dệt may...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để 'so sánh' mà là động lực thúc đẩy thực thi FTA tốt hơn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Bộ chỉ số FTA Index không chỉ để “so sánh”, mà là động lực để địa phương, doanh nghiệp hành động, thực thi FTA tốt hơn.
Việt Nam và Đức thúc đẩy hợp tác đào tạo nhân lực tài chính, chuyển đổi số

Việt Nam và Đức thúc đẩy hợp tác đào tạo nhân lực tài chính, chuyển đổi số

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc tại Đại học Việt Đức, thúc đẩy đào tạo nhân lực tài chính, chuyển đổi số và hợp tác Việt - Đức.
Thủ tướng dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện FTA Index năm 2024

Thủ tướng dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện FTA Index năm 2024

Chiều 8/4, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index của các địa phương năm 2024.
Mobile VerionPhiên bản di động