Khánh Hòa triển lãm sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Dân tộc thiểu số & Miền núi 31/08/2023 09:11 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đa dạng sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: Thị trường bánh trung thu 2023 có gì mới? |
Tại Công viên bờ biển đường Trần Phú (đối diện đường Tuệ Tĩnh), thành phố Nha Trang, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa tổ chức “Phiên chợ triển lãm sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023”, từ ngày 29/8 đến 1/9.
Phiên chợ có quy mô 22 gian hàng đến từ 18 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
![]() |
Người dân, du khách mua sắm tại phiên chợ triển lãm sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa năm 2023. |
Các sản phẩm tham gia phiên chợ gồm: trái cây, sầu riêng Khánh Sơn, mật ong rừng, thảo dược, trà thảo mộc, các sản phẩm từ nấm, nông sản sấy, gỗ mỹ nghệ, nước gội đầu bồ kết, tinh dầu. Sản phẩm tham gia phiên chợ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; sản phẩm có chứng nhận sản phẩm OCOP/chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Ông Huỳnh Tấn Hải – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa – cho biết, phiên chợ được tổ chức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của vùng dân tộc và thiểu số miền núi của tỉnh Khánh Hòa và một số tỉnh Tây nguyên đến với các doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng và du khách.
Qua đó, hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
“Trong thời gian đến, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng các hoạt động để thúc đẩy các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ra thị trường, nhằm nâng cao đời sống của bà con vùng đồng bào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”, ông Hải cho hay.
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai được rất nhiều hoạt động để lồng ghép vào các Chương trình và Đề án phát triển kinh tế xã hội, kết nối hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy để tiêu thụ hàng hóa đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng có những đề án quốc gia, cấp quốc gia đang triển khai rất tốt. Đề án nổi bật nhất là đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2014 - 2020 và nay là giai đoạn 2021 - 2025. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả tiêu thụ hàng Việt cho đồng bào, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống chợ của đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động có bản sắc, có hiệu quả kinh tế, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm và giúp cho cuộc sống của đồng bào đủ đầy với những sản phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày. Cùng với đó, Bộ cũng sẽ hỗ trợ để kết nối tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số về với miền xuôi, đi được các vùng miền trên toàn quốc và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hai nhiệm vụ này luôn được Bộ Công Thương đưa lên hàng đầu, triển khai bằng những giải pháp truyền thống như kết nối cung cầu, truyền thông đã làm rất hiệu quả, có những chương trình về nhận diện đối với những nhóm sản phẩm hàng hoá đặc thù này. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa
Tin cùng chuyên mục

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Ấn tượng hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Hòa Bình: “Triệu phú Đồng Chum” ở huyện vùng cao Đà Bắc
