Hiệp định thương mại tự do: Xung lực cho nền kinh tế

Việt Nam là một trong số quốc gia có mức hội nhập kinh tế ở mức rất cao, với việc tham gia đàm phán, ký kết và thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Điều này tạo ra nhiều động lực phát triển mới, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, góp phần nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế.

Khẳng định vai trò quan trọng

Trong suốt 71 năm hình thành và phát triển ngành Công Thương, công tác hội nhập kinh tế đã ghi nhận nhiều dấu ấn đậm nét, nổi bật là công tác đàm phán, ký kết các FTA và các nhiệm vụ liên quan đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 FTA, đặc biệt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới gồm: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA giữa Việt Nam - EU (EVFTA), FTA giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Chính những FTA này đã tạo cơ sở vững chắc cho việc tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại - đầu tư song phương, cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu.

FTA: Xung lực cho nền kinh tế

Không chỉ tham gia đàm phán, ký kết các FTA, với thế và lực được củng cố trong các diễn đàn quốc tế, vai trò của nước ta trong hội nhập và đối ngoại quốc tế đã thay đổi rất lớn, từ chỗ chỉ tích cực tham gia trong các khuôn khổ hội nhập, cũng như trong các hợp tác quốc tế, thì nay chúng ta đã chủ động dẫn dắt. Việt Nam gần như đã thể hiện vai trò dẫn dắt trong ASEAN.

Theo Bộ Công Thương, năm 2021, Bộ đã tích cực, chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương ở tầm khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, WTO. Trong ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy để hình thành khuôn khổ mới cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN, từ đó cũng kết hợp bảo vệ lợi ích của Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể. Hay phối hợp với nước chủ nhà và các thành viên APEC thúc đẩy chuỗi cung ứng vaccine; tích cực thảo luận về việc sớm ban hành các thủ tục đi lại an toàn trong khu vực APEC… Đàm phán thành công các cam kết trong WTO khi Anh rời EU, đảm bảo lợi ích cao hơn trước đối với mở cửa thị trường một số mặt hàng nông sản…

Hiệu quả cao

Theo TS. Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế, Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế từ hội nhập. Nhận thấy rõ nhất là thông qua việc đàm phán, ký kết và thực thi có hiệu quả các FTA, Việt Nam đã cải thiện đáng kể việc tiếp cận thị trường xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

FTA: Xung lực cho nền kinh tế
Việc thực thi các FTA góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Minh chứng rõ nét trong 2 năm gần đây (2020 - 2021), mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao, năm 2020 đạt trên 545 tỷ USD, năm 2021 vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. 4 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng đạt hơn 240 tỷ USD, trong đó xuất siêu 2,53 tỷ USD.

Đáng chú ý, các FTA như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA đang được thực thi một cách toàn diện và hiệu quả. Theo Bộ Công Thương, thương mại hai chiều Việt Nam - EU năm 2021 đạt 63,6 tỷ USD, tăng trưởng 14,8%. 4 tháng đầu năm 2022, xuất siêu sang EU cũng ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước (số liệu của Tổng cục Thống kê).

Không chỉ EVFTA, Hiệp định UKVFTA sau 1 năm thực thi cũng giúp cho quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh năm 2021 hồi phục trở lại mức gần 6,6 tỷ USD sau khi bị giảm sút đáng kể trong năm 2019 - 2020. 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh ước đạt hơn 4,8 tỷ USD. Đối với CPTPP, năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu sang hai thị trường mà Việt Nam mới có FTA, như Canada và Mexico cũng liên tục duy trì hai chữ số (xuất khẩu sang Canada tăng 19,5%, Mexico 46,1%). Thị trường tiềm năng và còn nhỏ như Peru, cũng tăng trưởng bất ngờ về kim ngạch xuất khẩu (tăng 84,3%)…

Ngoài ra, trong năm 2022, "siêu hiệp định" RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 tiếp tục là một trong những xung lực hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để có thể đi nhanh, đi xa thì điều kiện tiên quyết vẫn phải là sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, tự đổi mới sáng tạo, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển và nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới.

Năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục chú trọng công tác triển khai thực hiện các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA... để hướng tới xuất nhập khẩu mang tính cân bằng hơn, đảm bảo thị trường ổn định, lâu dài, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.
Tuệ Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định UKVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

FTA Việt Nam – Israel: Doanh nghiệp 2 bên cần nhanh chóng thích ứng, tận dụng tối đa cơ hội

FTA Việt Nam – Israel: Doanh nghiệp 2 bên cần nhanh chóng thích ứng, tận dụng tối đa cơ hội

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Israel chính thức kết thúc đàm phán, các ngành hàng và doanh nghiệp đang háo hức mong đợi.
Việt Nam nằm trong số ba nền kinh tế RCEP phát triển mạnh nhất trong năm nay

Việt Nam nằm trong số ba nền kinh tế RCEP phát triển mạnh nhất trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương trong năm 2023.
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, khai thác hiệu quả FTA Việt Nam - Israel

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, khai thác hiệu quả FTA Việt Nam - Israel

Ông Trần Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã có trao đổi với Báo Công Thương về những tiềm năng của FTA Việt Nam – Israel.
Cơ hội vàng từ RCEP để bứt phá xuất khẩu sang Trung Quốc

Cơ hội vàng từ RCEP để bứt phá xuất khẩu sang Trung Quốc

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là cơ hội vàng cho tỉnh Gia Lai tận dụng bứt phá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
FTA Việt Nam - UAE (CEPA): Tăng cơ hội hợp tác về thương mại, công nghiệp, năng lượng, logistics

FTA Việt Nam - UAE (CEPA): Tăng cơ hội hợp tác về thương mại, công nghiệp, năng lượng, logistics

Ông Trương Xuân Trung, Bí thứ thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại UAE chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về những tiềm năng của FTA Việt Nam – UAE.

Tin cùng chuyên mục

VIFTA: Gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Israel

VIFTA: Gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Israel

Phóng viên Báo Công Thương vừa có cuộc trao đổi với ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên liên quan đến FTA Việt Nam - Israel.
FTA Việt Nam - Israel: Mặt hàng trái cây nào sẽ được hưởng lợi?

FTA Việt Nam - Israel: Mặt hàng trái cây nào sẽ được hưởng lợi?

FTA Việt Nam - Israel ký kết và đi vào thực thi sẽ mở ra chương mới trong quan hệ kinh tế hai nước. Một số mặt hàng trái cây sẽ được hưởng lợi từ FTA này.
Khi những bản FTA của Việt Nam nảy mầm, đậu trái nơi khu vực Trung Đông

Khi những bản FTA của Việt Nam nảy mầm, đậu trái nơi khu vực Trung Đông

Với việc kết thúc đàm phán với Israel, số lượng FTA của Việt Nam nâng lên con số 17 và cùng lúc, FTA mới với UAE sẽ sớm có một ngày mở ra lộ trình đàm phán.
FTA Việt Nam - Israel: Mở rộng cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư

FTA Việt Nam - Israel: Mở rộng cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA).
FTA Việt Nam - Isarel: Thêm cơ hội cho xuất khẩu thủy sản

FTA Việt Nam - Isarel: Thêm cơ hội cho xuất khẩu thủy sản

Việc FTA Việt Nam - Isarel được ký kết được đánh giá sẽ mở thêm “cánh cửa” cho thủy sản xuất khẩu trong bối cảnh các thị trường truyền thống đang chậm lại.
FTA Việt Nam - Israel: Hàng hóa nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế

FTA Việt Nam - Israel: Hàng hóa nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế

FTA Việt Nam-Israel sẽ tạo tương lai rộng mở trong giao thương hàng hóa nông sản nói chung và mặt hàng gia vị nói riêng cho doanh nghiệp hai nước.
FTA Việt Nam- Israel: Mở thêm cánh cửa thị trường cho doanh nghiệp dệt may

FTA Việt Nam- Israel: Mở thêm cánh cửa thị trường cho doanh nghiệp dệt may

FTA Việt Nam- Israel vừa hoàn tất đàm phán được kỳ vọng sẽ mở rộng hơn cánh cửa thị trường cho doanh nghiệp dệt may tiến vào khu vực Tây Nam Á.
Vương quốc Anh kết thúc đàm phán gia nhập CPTPP sau 21 tháng

Vương quốc Anh kết thúc đàm phán gia nhập CPTPP sau 21 tháng

Sau khi Anh trở thành thành viên, khối thương mại tự do CPTPP sẽ trở thành thị trường của hơn 500 triệu dân với tổng GDP ước tính đạt 11 nghìn tỷ bảng Anh.
Tích cực phổ biến các FTA và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại

Tích cực phổ biến các FTA và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại

Năm 2023, VCCI Đà Nẵng sẽ tổ chức 12 hoạt động phổ biến chuyên sâu về cam kết trong các FTA; hỗ trợ doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên xúc tiến thương mại.
Đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh: Nỗ lực để có phiên đàm phán thành công

Đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh: Nỗ lực để có phiên đàm phán thành công

Sáng 27/2, lễ khai mạc phiên đàm phán về việc Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) diễn ra tại Phú Quốc.
Thực thi RCEP trong năm 2023 được khởi động với nhiều hy vọng

Thực thi RCEP trong năm 2023 được khởi động với nhiều hy vọng

Hiệp định RCEP thỏa thuận thương mại lớn gồm quốc gia Đông Nam Á và Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand vừa tròn 10 năm.
Năm 2023: Động lực mới cho thực thi Hiệp định RCEP

Năm 2023: Động lực mới cho thực thi Hiệp định RCEP

Ngày 1/1/2023, tròn một năm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực.
Ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP

Ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP

Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027.
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP

Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP

Sau gần 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã trở thành hiện thực.
Việt Nam đã từng bước nâng cao năng lực thực thi Hiệp định VPA/FLEGT

Việt Nam đã từng bước nâng cao năng lực thực thi Hiệp định VPA/FLEGT

Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực cho các bên trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT.
Ngành Công Thương Quảng Ninh: Khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

Ngành Công Thương Quảng Ninh: Khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

Để triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do (FTA), Ngành Công Thương Quảng Ninh đã thực hiện tốt vai trò tham mưu và lên kế hoạch cho UBND tỉnh Quảng Ninh
Hồng Kông xúc tiến bắt đầu đàm phán gia nhập Hiệp định RCEP vào năm 2023

Hồng Kông xúc tiến bắt đầu đàm phán gia nhập Hiệp định RCEP vào năm 2023

Hồng Kông đang xúc tiến và sẽ bắt đầu thảo luận vào năm 2023 để tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Đà Nẵng: Doanh nghiệp tìm hiểu các cam kết và cơ hội từ Hiệp định RCEP

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tìm hiểu các cam kết và cơ hội từ Hiệp định RCEP

Hội thảo giới thiệu các cam kết giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn các vấn đề thuế, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ và cơ hội mà Hiệp định RCEP mang lại.
Đắk Lắk tăng cường công tác tuyên truyền về Hiệp định RCEP

Đắk Lắk tăng cường công tác tuyên truyền về Hiệp định RCEP

Ngành Công Thương tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường phổ biến, tuyên truyền về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tới các đối tượng có liên quan.
Các thỏa thuận bảo hộ đầu tư quan trọng giữa Việt Nam và các nước ký kết FTA

Các thỏa thuận bảo hộ đầu tư quan trọng giữa Việt Nam và các nước ký kết FTA

Từ cuối thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau xây dựng một cơ chế toàn cầu để thực hiện hoạt động đầu tư bằng các điều ước quốc tế.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động