Kết nối sản phẩm vùng cao tỉnh Quảng Ngãi

Việc tổ chức phiên chợ góp phần xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đánh giá tác động Nhà máy lọc dầ8u Dung Quất đối với kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi: Năm 2023, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%

Liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm

Ngày 19/8 vừa qua, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức phiên chợ thanh niên kết nối sản phẩm vùng cao tại Công viên khu đô thị Ngọc Bảo Viên (phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi).

Ban tổ chức cho biết, phiên chợ Thanh niên được định kỳ tổ chức hằng tháng, góp phần xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các đặc sản địa phương, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, góp phần đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng.

Kết nối sản phẩm vùng cao tỉnh Quảng Ngãi
Phiên chợ Thanh niên kết nối sản phẩm vùng cao

Phiên chợ Thanh niên tháng 8 là dịp để các đoàn viên thanh niên tỉnh Quảng Ngãi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp cũng như quá trình liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm từ các thành viên của Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh.

Tại Phiên chợ Thanh niên lần này, có hơn 400 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp đến từ 05 huyện miền núi (Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long) như: măng rừng muối chua, muối ớt sả, mật ong rừng, rau rừng, rượu sim, rượu dép rừng, gà đen, gà kiến, heo ky, heo kiềng sắt, cá niên, trứng gà đen, chè tươi Minh Long, rau dớn, gừng đỏ, măng rừng... Đặc biệt Ổi Sơn Liên (huyện Sơn Tây) - thương hiệu được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng và hình thức canh tác theo hướng an toàn…

Ngoài ra, hơn 400 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh như: các sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo, gạo lứt, gạo trắng, nước mắm nhĩ, sản phẩm tinh dầu thiên nhiên… Hơn 100 sản phẩm handmade do chính đoàn viên, thanh niên sáng tạo. Các sản phẩm OCOP của thanh niên tỉnh cũng được nhiều khách hàng tìm mua.

Hỗ trợ thanh niên miền núi khởi nghiệp

Hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 57 hợp tác xã. Trong đó, có 46 hợp tác xã đang hoạt động với gần 1000 thành viên (người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 70%). Các hợp tác xã đã góp phần khai thác tốt hơn những tiềm năng, lợi thế ở từng địa phương, lan tỏa sản phẩm đến với thị trường trong, ngoài tỉnh.

Đáng chú ý, trong số các hợp tác xã này, không ít là mô hình khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên. Để đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã đồng hành và tìm cách kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Để hỗ trợ thanh niên miền núi khởi nghiệp, mới đây, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh, với 30 thành viên. Câu lạc bộ là nơi để các bạn trẻ ở miền núi cùng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau xây dựng các sản phẩm khởi nghiệp đặc trưng của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao.

Kết nối sản phẩm vùng cao tỉnh Quảng Ngãi
Việc tổ chức các phiên chợ góp phần đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng

Ông Lê Văn Vin - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho biết, đồng hành, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, miền núi là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của tổ chức đoàn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã chỉ đạo các huyện, thị đoàn, thành đoàn và đoàn trực thuộc thành lập câu lạc bộ sáng tạo trẻ, câu lạc bộ khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện sinh hoạt, giao lưu, trao đổi kiến thức, cập nhật các thông tin về hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong đoàn viên, thanh niên. Các cơ sở đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với nhiều hình thức như các trang mạng xã hội, cuộc thi, tọa đàm...

Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có 124 sản phẩm đạt OCOP, trong đó 9 sản phẩm 4 sao và 115 sản phẩm 3 sao. Ngoài ra, địa phương này còn nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc sản vùng miền.

Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu có 50 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao. Cùng với việc nâng cao chất lượng, mẫu mã, tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối cung cầu, tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường.

Thiên Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động