Kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam

Người tiêu dùng Vân Nam có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy, hải sản của Việt Nam. Nhưng cần lưu ý, hiện "quy định của Trung Quốc cũng là quy định của thế giới".
Kết nối giao thương miền Trung - Tây Nguyên với doanh nghiệp xuất khẩu, tổ chức xúc tiến thương mại Thúc đẩy giao thương nông sản Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc) Điểm tên nông sản, trái cây tiềm năng chưa được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam diễn ra chiều 31/5.

Doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc trao đổi bên hành lang diễn đàn.
Doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc trao đổi bên hành lang diễn đàn.

Chia sẻ tại Diễn đàn, bà Mẫn Tuệ - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Phát Lợi, mong muốn tìm hiểu thông tin về cách thức xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Vân Nam; nhu cầu của địa phương các bạn và cũng qua đây tìm hiểu; kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản tại Vân Nam.

Giải đáp vấn đề này, đại diện phía Vân Nam cho biết, đây là một tỉnh nội địa của Trung Quốc nên người dân ở đây rất yêu thích và mong muốn được tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam.

Về điều kiện nhập khẩu, tỉnh Vân Nam tuân thủ mọi quy định của quốc tế về xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản và nằm trong khu vực quản lý của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản nên phía Vân Nam rất quan tâm đến các mặt hàng này. “Chúng tôi mong muốn thủy hải sản Việt Nam sớm được nhập khẩu, sớm có mặt trên mâm cơm của người Vân Nam”, đại diện địa phương cho biết.

Hiện nay, Hải quan Trung Quốc cho phép đăng ký nhập khẩu hải sản thông qua các nền tảng thông minh trên các website. Ngoài ra, Hải quan Trung Quốc cũng lấy mẫu độc lập để kiểm nghiệm, không liên quan và gây tốn chi phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Việc kiểm nghiệm các mặt hàng thủy hải sản cũng khác biệt so với các nông sản khác với những tỷ lệ kiểm nghiệm rất hợp lý. Cụ thể, với mặt hàng tôm hùm, Hải quan Trung Quốc đang kiểm nghiệm 8 loại bệnh và vi khuẩn ví dụ như bệnh đường ruột, đốm trắng, bệnh gan tụy….

“Nói chung, muốn đưa thủy hải sản Việt Nam vào Vân Nam, điều cần thiết là tuân thủ các quy định chung trên toàn thế giới”, vị đại diện tỉnh tóm tắt.

Bên cạnh đó, về tiêu chuẩn nhập khẩu và kiểm dịch, phía Vân Nam mong muốn các cơ quan chức năng Việt Nam đặt vấn đề với các cơ quan ngang cấp của Trung Quốc.

Với các sản phẩm khô, phía Trung Quốc yêu cầu phải có tên khoa học theo phiên âm La tinh vì những mặt hàng này rất khó nhận diện. Do đó, khi đăng ký, đóng gói các doanh nghiệp buộc phải sử dụng thông tin chính xác nhất để xây dựng các chứng nhận, phục vụ khai báo hải quan.

Tại diễn đàn, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – khẳng định, với hơn 700km biên giới, tiếp giáp với 4 tỉnh của Việt Nam là Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, tỉnh Vân Nam có nhiều lợi thế về nông nghiệp như chè, cao su, mía, cây ăn trái. Các địa phương Việt Nam tiếp giáp Vân Nam cũng có thế mạnh tương tự.

“Đây không phải là “thị trường đối chọi”, mà ngược lại bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Đường biên giới chung giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nhu cầu, thị hiếu hai bên cũng có nhiều nét tương đồng”, ông Trần Thanh Nam khẳng định.

Nhận định các ý kiến tại diễn đàn đều xuất phát từ nhu cầu kết nối của doanh nghiệp hai nước, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị hai bên tiếp tục hướng tới giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng nông sản. Đồng thời, đề xuất thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nông sản giữa doanh nghiệp của Vân Nam và Việt Nam. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phối hợp tạo điều kiện giao thương hàng hóa.

“Nhiều vấn đề còn đặt ra, chẳng hạn như gian lận thương mại trong xuất nhập khẩu. Khâu trung gian cũng là vấn đề cần khắc phục. Đây là việc cần khắc phục để đảm bảo chất lượng, giá thành”, ông Trần Thanh Nam chia sẻ.

Về hạn chế, Thứ trưởng Nam nhận định doanh nghiệp Vân Nam “có lẽ còn chút nghi ngại”, trong khi đó, hạ tầng cơ sở một số cửa khẩu của Việt Nam đang trong quá trình nâng cấp.

Với việc nâng cao giá trị chuỗi cung ứng nông sản, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết ông sẽ tiếp tục làm việc với Hải quan Vân Nam, kêu gọi doanh nghiệp hai bên tích cực hưởng ứng.

“Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến xây dựng chuỗi logicstic, kho lạnh. Tôi biết nhiều doanh nghiệp ở đây rất muốn tham gia, đầu tư. Đây chính là nền tảng tạo ra nguồn hàng ổn định, bền vững, chất lượng”, ông Trần Thanh Nam cho biết.

Vân Nam và Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản và đầu tư nông nghiệp. Theo thống kê của Hải quan Côn Minh, kim ngạch thương mại nông sản giữa hai bên đạt 6.337 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2022, chiếm khoảng 15% kim ngạch thương mại nông sản của tỉnh Vân Nam.

Ông Lưu Xảo Tuyền - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) – cho biết, Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Vân Nam sẵn sàng tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam; tích cực triển khai kết quả cơ chế gặp mặt thường niên giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, phát huy vai trò cơ chế hợp tác trao đổi nông nghiệp giữa 5 tỉnh giữa Việt Nam và Vân Nam, thúc đẩy hơn nữa hợp tác nông nghiệp Vân Nam - Việt Nam.

Để tăng cường hơn nữa hợp tác nông nghiệp địa phương Vân Nam-Việt Nam, ông Lưu Xảo Tuyền đưa ra 3 đề xuất. Cụ thể, mở rộng hơn nữa các chuyến thăm và trao đổi lẫn nhau giữa các Sở nông nghiệp và nông thôn của hai bên, tổ chức hội nghị trao đổi và hợp tác nông nghiệp lần thứ hai giữa Vân Nam và 4 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, tăng cường giao lưu và kết nối chiến lược phát triển nông nghiệp, đồng thời tìm thêm nhiều điểm hợp tác cùng có lợi.

Bên cạnh đó, tăng cường giao lưu, hợp tác khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý nông nghiệp, thị phạm khoa học kỹ thuật nông nghiệp, quảng bá giống cải tiến, phối hợp phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới, chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ cho nhau.

Đồng thời, tiếp tục mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp, cùng tổ chức các cuộc họp xúc tiến đầu tư nông nghiệp, gặp gỡ kết nối doanh nghiệp nông nghiệp, quảng bá môi trường đầu tư nông nghiệp, xây dựng nền tảng đối thoại, và khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển nông nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động