Thứ ba 22/04/2025 07:15

Kết nối, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm Việt Nam tại thị trường Czech

Giới thiệu các sản phẩm Việt Nam có chất lượng cao tới người tiêu dùng Czech, góp phần quảng bá các sản phẩm, hàng hóa, thương hiệu Việt ở nước sở tại.

Với mục đích tăng cường kết nối, trao đổi thông tin giữa Đại sứ quán với doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với Cộng hòa Czech, đồng thời đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp hai nước, vừa qua, tại tỉnh Usti nad Labem, Đại sứ quán Việt Nam tại Czech đã tổ chức chương trình “Tăng cường kết nối - Thúc đẩy quảng bá sản phẩm vì sự phát triển của thương mạiViệt Nam - Czech".

Czech hiện là đối tác quan trọng của Việt Nam ở Đông và Trung Âu, phía Czech cũng coi Việt Nam là bạn, là đối tác quan trọng. Việt Nam hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này trong toàn khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Tổng kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2022 đạt mức kỷ lục 2,3 tỷ USD và dự kiến năm 2023 sẽ chứng kiến một kỷ lục mới về kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa Czech. Trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu từ Cộng hòa Czech sang Việt Nam tăng 48%, trong khi xuất khẩu từ Việt Nam sang Cộng hòa Czech tăng 7%. Kết quả này nhấn mạnh sự hợp tác mạnh mẽ và sâu sắc giữa Chính phủ cũng như các lĩnh vực kinh doanh của hai nước.

Tuy nhiên, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Điều này thể hiện qua kim ngạch thương mại song phương chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của cả Việt Nam và Czech, cơ cấu hàng hóa giữa hai nước còn hẹp, đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ của nhau còn thấp.

Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Czech đã tổ chức chương trình nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy quảng bá sản phẩm vì sự phát triển thương mại Việt Nam – Czech - Ảnh: TTXVN

Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Czech vẫn là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như: Giày dép, hàng may mặc, thủy hải sản, máy công nghiệp, phụ tùng máy và thiết bị điện... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Czech là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, sản phẩm từ sắt thép.

Tại chương trình, Đại sứ Việt Nam tại Czech Thái Xuân Dũng nhấn mạnh, kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Czech đã có những bước tiến đáng kể. Từ khi EVFTA có hiệu lực, tổng kim ngạch thương mại giữa EU và Việt Nam đã tăng 48%, từ 43,3 tỷ euro năm 2020 lên 64,3 tỷ euro (46,75-69,43 tỷ USD) vào năm 2022. Đối với Cộng hòa Séc, việc tiếp tục thực thi EVFTA, đặc biệt là giảm dần mức thuế nhập khẩu ô tô 78% của Việt Nam cho tới năm 2030, có thể góp phần đáng kể vào việc mở rộng sự hiện diện của ngành công nghiệp ô tô Czech tại Việt Nam và tăng cường các dự án xuất khẩu và đầu tư từ Cộng hòa Czech.

Theo ông Dũng, mặc dù bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine, nhưng trong giai đoạn 2020-2022, kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao.

Từ đầu năm 2023 đến nay, hai nước Việt Nam - Czech đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao để thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong đó có chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Czech Petr Fiala tới Việt Nam trong tháng 4/2023.

Đại sứ Thái Xuân Dũng tin tưởng rằng, trong tương lai gần, các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp Séc, người dân sở tại và kiều bào Việt Nam sinh sống tại Czech sẽ đón nhận nhiều hơn nữa các sản phẩm từ Việt Nam.

Tham dự chương trình “Tăng cường kết nối - Thúc đẩy quảng bá sản phẩm vì sự phát triển của thương mại Việt Nam - Czech" có đại diện Hội đồng dân tộc thiểu số tỉnh Ustecky, Phòng Thương mại Khu vực Usti nad Labem cùng một số doanh nghiệp hai nước.

Thông qua chương trình, doanh nghiệp hai nước đã có cơ hội để trao đổi, tìm hiểu, nắm bắt được tiềm năng, thế mạnh của nhau cũng như hiểu biết thêm về môi trường kinh doanh ở mỗi nước. Cùng với đó, Ban tổ chức cũng giới thiệu các sản phẩm của Việt Nam có chất lượng cao tới người dân địa phương và cộng đồng người Việt tại Czech, góp phần quảng bá các sản phẩm, hàng hóa, thương hiệu Việt tới người dân sở tại.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Âu

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk