Huyện Vị Xuyên (Hà Giang): Đổi thay nhờ nông thôn mới

PV

PV

Bộ mặt nông thôn huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã đổi thay rất nhiều nhờ thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Huyện Vị Xuyên (Hà Giang): Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng, xây dựng nông thông mới Huyện Vị Xuyên: Dồn lực để phát triển nông, lâm nghiệp chất lượng cao

Bộ mặt mới của giao thông nông thôn

Một trong những nội dung cụ thể hóa đột phá xây dựng hạ tầng giao thông năm 2022 của huyện Vị Xuyên là ban hành kế hoạch tổ chức thi tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu. Các tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu là đường liên xã, liên thôn, nội thôn đạt các tiêu chí: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, sáng - xanh - sạch - đẹp; trong đó, tuyến đường có tổng chiều dài tối thiểu 500 m, chiều rộng mặt đường tối tiểu 3 m, chiều rộng lề đường đất mỗi bên 0,5 m; có hệ thống chiếu sáng đồng bộ về quy cách; trồng cây xanh, hoa, thảm cỏ; sạch sẽ, không có rác thải, nước thải, cỏ dại; Nhân dân treo cờ Tổ quốc, băng zôn, pano quảng cáo, tuyên truyền chính trị đúng quy định, không lấn chiếm hành lang đường bộ, không dán thông tin, quảng cáo, rao vặt trên trụ đèn, trụ điện; bảng hiệu, bảng nội quy, quy ước thôn bản được lắp đặt an toàn, mỹ quan.

Huyện Vị Xuyên: Đổi thay nhờ nông thôn mới

Kinh phí thực hiện các tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu chủ yếu từ nguồn xã hội hóa. Việc tổ chức thi tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu nhằm tiếp tục phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giữa các xã, thị trấn; huy động sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và người dân; nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới tại các xã sau đạt chuẩn, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Phong trào làm đường giao thông kiểu mẫu diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện. Mỗi xã, thị trấn không chỉ có 1 tuyến đường đăng ký dự thi với huyện mà đều phát động đến tận thôn, bản, tổ dân phố và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Đến nay, hoạt động thi tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Vị Xuyên năm 2022 đã được triển khai tại 24 tuyến/24 xã, thị trấn, tổng chiều dài thực hiện là 16,6km. Các xã đã tổ chức phát động và triển khai phong trào sâu và rộng khắp.

Nếu như trước đây, giao thông đi lại khó khăn, để tiêu thụ được nông sản, bà con mất thêm rất nhiều chi phí cho công tác vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Nhưng từ khi đường giao thông được mở rộng cộng với hệ thống điện lưới được đầu tư, bà con phấn khởi lắm, đi lại, buôn bán dễ dàng, dân trí ngày càng phát triển.

Huyện Vị Xuyên: Đổi thay nhờ nông thôn mới

Theo đánh giá của UBND huyện, đến hết năm 2021, toàn huyện đã có 9/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 322 tiêu chí đã hoàn thành; 13 xã đạt từ 11-14 tiêu chí. Đặc biệt, thành công lớn nhất mà chương trình xây dựng nông thôn mới Vị Xuyên đã đạt được đó là hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa, đồng bộ và mở rộng. Các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm; 100% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%....

Với mục tiêu đến năm 2025, huyện hoàn thành các tuyến đường theo quy hoạch; nâng cấp, sửa chữa 100% cầu treo trên địa bàn; phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, tuân thủ quy hoạch, nâng cao chất lượng giao thông đô thị theo hướng hiện đại, thuận tiện; 100% thôn biên giới có đường giao thông đến trung tâm đạt chuẩn nông thôn mới; hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới tại 8 xã. Huyện Vị Xuyên đang tập trung các giải pháp trọng tâm: Thực hiện tốt việc lập quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông; huy động và ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng công trình; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công trình giao thông.

Quyết tâm nâng cao thu nhập cho người dân

Song song với việc làm đường giao thông, đến nay, huyện Vị Xuyên đã lắp được 450 bóng điện, trồng cây cảnh quan, huy động được 8.500 ngày công, có 05/24 xã đã hoàn thành. Đôn đốc tiến độ thực hiện 03 công trình giao thông trọng điểm: Dự án Đường nội thị, thị trấn Vị Xuyên (Giai đoạn 1); Cải tạo, sửa chữa đường Việt Lâm - Quảng Ngần - Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên (giai đoạn I); Nâng cấp tuyến đường thôn Lùng Càng đi thôn Lùng Châu xã Phong Quang.

Huyện Vị Xuyên: Đổi thay nhờ nông thôn mới

Huyện cũng phối hợp cùng Sở Giao thông Vận tải, đơn vị quản lý đường bộ kiểm tra tình hình sạt lở sau thiên tai trên tuyến đường Ngọc Đường - Tùng Bá - Cháng Kìm, tuyến đường từ xã Thượng Sơn huyện Vị Xuyên đi xã Túng Sán huyện Hoàng Su Phì để xác định khối lượng sạt lở tại và triển khai khắc phục hậu quả đảm bảo giao thông. Kiểm tra, khảo sát hệ thống cầu cứng, cầu treo xuống cấp trên địa bàn để xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo.

Về thu nhập của người dân, huyện Vị Xuyên là một trong huyện biên giới, do đó thu nhập người dân còn thấp. Khi chúng tôi thực hiện nông thôn mới, thu nhập của người dân giờ đây đã đạt trung bình 26,8 triệu/người/năm. Còn đối với các xã đạt nông thôn mới thì mức thu nhập cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của huyện.

Trong thời gian tới, huyện Vị Xuyên xác định căn cứ vào bộ tiêu chí để tập trung đánh giá, làm từ khâu quy hoạch đến các tiêu chí với phương châm dễ làm trước khó làm sau, tiêu chí không cần nhiều ngân sách thì tập trung thực hiện trước, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc một cách quyết liệt. Qua quá trình thực hiện, đến nay chúng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm để tổ chức các xã tiếp theo

Giai đoạn 2021 – 2025, huyện Vị Xuyên xác định sẽ xây dựng 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện huyện Vị Xuyên cũng đã xây dựng kế hoạch theo sự định hướng của tỉnh và kế hoạch của huyện. Năm 2022, tỉnh giao cho huyện Vị Xuyên phải hoàn thành 7 tiêu chí trong đó có tiêu chí như tiêu chí thu nhập, giải quyết việc làm để làm sao nâng cao thu nhập cho người dân.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động