Huyện Vị Xuyên: Dồn lực để phát triển nông, lâm nghiệp chất lượng cao
Phát triển kinh tế 20/09/2022 14:07 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sản phẩm OCOP: “Luồng gió mới” để nông nghiệp huyện Vị Xuyên phát triển bền vững |
Diện tích của huyện Vị Xuyên đa số là đồi núi thấp, xen kẽ thung lũng, cộng với lượng mưa nhiều, hệ thống sông, suối, ao, hồ phong phú… nên rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Tận dụng lợi thế này, những năm qua, huyện Vị Xuyên đã có những bước đi mang tính chiến lược đối với phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là nông, lâm nghiệp chất lượng cao .
![]() |
Huyện Vị Xuyên phát triển cây chè từ rất sớm và có diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh Hà Giang (Ảnh internet) |
Với quan điểm, tập trung các nguồn lực để phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, chất lượng cao, hình thành chuỗi giá trị liên kết, phát triển sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương... 5 năm trở lại đây, huyện Vị Xuyên đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình phục vụ lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Cụ thể như: Đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi; tăng cường áp dụng các quy trình, kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp hướng đến nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh, nông nghiệp thuận tự nhiên. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác hướng đến hoàn thiện chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trong ngành nông nghiệp và các sản phẩm của ngành. Thực hiện có hiệu quả chủ trương hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung.
![]() |
Nhiều diện tích vườn tạp ở huyện Vị Xuyên đã được cải tạo để trồng cam |
Kết quả, rất nhiều chương trình, phương án, đề án, kế hoạch sản xuất nông nghiệp đã được huyện Vị Xuyên triển khai hiệu quả như: Kế hoạch mở rộng sản xuất lúa thuần chất lượng theo chuỗi giá trị (Liên kết sản xuất với Công ty Việt Anh GACP trong tiêu thụ sản phẩm, thực hiện 100 ha/100 ha tại 3 xã; năng suất bình quân đạt 58 tạ/ha; sản lượng đạt 580 tấn). Kế hoạch phát triển gia trại rau, hoa ứng dụng công nghệ mới (Diện tích nhà lưới đang sử dụng là 28.514 m2/30 nhà lưới/26 hộ; doanh thu bình quân đạt trên 1.385 triệu đồng/ha/năm). Đề án trồng rừng sản xuất gắn với cây dược liệu (cây quế) đến nay đã trồng mới được trên 750ha và đang tiếp tục triển khai thực hiện tại các xã vùng I,II. Chương trình liên kết trồng mía xuất khẩu (thực hiện 97,68ha, xuất khẩu trong năm 2021 được 7.300 tấn/5 xã, tổng doanh thu đạt trên 7.500 triệu đồng)...
Sự quan tâm đầu tư, khuyến khích các chương trình, đề án ứng dụng công nghệ cao, phát triển cây, con chất lượng của huyện Vị Xuyên đã góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng trưởng hàng năm. Đây cũng là cơ sở để, an ninh lương thực của Vị Xuyên được đảm bảo, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai hiệu quả.
Kết quả thống kê năm 2021 cho thấy, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện Vị Xuyên đạt 1.850 tỷ đồng - tăng 573 tỷ đồng so với năm 2016. Tổng sản phẩm lương thực đạt 57.626,2 tấn, tăng 3.124 tấn so với năm 2016 (tăng 5,7%). Sản lượng lương thực đầu người ổn định qua các năm, đạt 510 kg/người.
Với tinh thần năng động, chịu thương chịu khó; cùng với cây chè truyền thống, những năm gần đây, huyện Vị Xuyên còn tích cực hỗ trợ các hộ cải tạo vườn tạp, phát triển mạnh diện tích trồng cam, quýt, thảo quả, ngô sắn… đưa giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất đạt 67,5 triệu đồng - tăng 10,6 triệu đồng so với năm 2016, tương đương mức tăng 12,6%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện Vị Xuyên đến nay cũng đã đạt 70,5% - tăng 3,4% so với năm 2016, với diện tích rừng chất lượng cao tăng mạnh.
![]() |
Người dân huyện Vị Xuyên thu hoạch thanh long (Ảnh internet) |
Nhắc tới câu chuyện phát triển kinh tế của huyện Vị Xuyên hôm nay, không thể không kể tới 78 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn quy mô lớn chăn nuôi từ 500 đến 2.000 đầu lợn. Ước tính, tổng đàn trâu, bò của Vị Xuyên hiện khoảng 26.687 con; tổng đàn lợn là 104.622 con; tổng đàn gia cầm 820.490 con... kéo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp của địa phương này tăng từ 31,3% (năm 2016) lên 42,6% (năm 2021) - tăng trung bình 1,88%/năm, tăng 11,3% so với năm 2016.
Nhìn lại 5 năm trước, người dân huyện Vị Xuyên giờ đây tự hào bởi có tới 9 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2022 phấn đấu có thêm xã Thanh Thủy đạt xã nông thôn mới). Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 26,8 triệu đồng, tăng 39,6% so với nhiệm kỳ trước, tương đương mức tăng 7,6 triệu đồng. Kết quả này, ngoài sự nỗ lực của 15 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn; có “lực đẩy” không nhỏ từ các chủ trương, chính sách mang tính chiến lược đối với lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp mà huyện Vị Xuyên đã và đang tích cực triển khai.
Từ những “mùa vàng” thu hoạch được trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, huyện Vị Xuyên đang có thêm động lực, niềm tin để quyết tâm thực hiện các mục tiêu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới mà địa phương đã đặt ra.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Đầu tư gần 11.200 tỷ đồng cho Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thanh Hóa: 11 tháng, hơn 3.300 doanh nghiệp thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước

Thừa Thiên Huế: Cảng Chân Mây hướng tới trở thành “điểm nối” hàng container quốc tế

Nhiều sự kiện “Ngày Italia tại tỉnh Thanh Hóa” diễn ra trong 2 ngày 8-9/12
Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Hà Nội chỉ ra nguyên nhân khiến hàng loạt dự án giao thông chậm tiến độ

Bắc Giang: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao

Vĩnh Phúc: Quy hoạch xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị nối với Hà Nội

Từ năm 2024, Hà Nội sẽ miễn giảm học phí 100% học sinh mầm non, phổ thông?

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương qua kết nối cung cầu

Kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Thừa Thiên Huế: 3 mỏ khoáng sản nào bị thu hồi, vì sao?

Thanh Hóa: Quyết liệt các giải pháp nhằm bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

Bình Dương thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0

Quảng Ninh: Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hải Phòng: Phấn đấu trở thành trung tâm logistics quốc tế, trọng điểm du lịch cả nước

Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Đà Nẵng tính chuyện làm kinh tế đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi

Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên

Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật
